Bài tập nâng cao Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 3+4

Bài 5:Chọn từ ngữ thích hợp nhất ( trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào
từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:
Đêm trăng trên Hồ Tây
Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã
gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5).
Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7).
Theo Phan Kế Bính

(1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.
(2): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
(3): nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti.
(4): thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.
(5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
(6): trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.
(7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.

pdf 5 trang Đường Gia Huy 19/07/2023 6900
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nâng cao Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 3+4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_nang_cao_tieng_viet_lop_5_tuan_34.pdf

Nội dung text: Bài tập nâng cao Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 3+4

  1. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 3 Họ và tên : Lớp 5 Bài 1:Ghép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây: Em yêu màu xanh Đồng bằng rừng núi. Vần Tiếng Âm đệm Âm chính Âm cuối Em e m Bài 2:Phân tích cấu tạo của các tiếng : buổi, chiều, gương, mẫu, ngoằn, ngoèo. Vần Tiếng Âm đầu Thanh Âm đệm Âm chính Âm cuối Bài 3:Nối từ với cách giải nghĩa thích hợp:
  2. Cùng m t lòng, chung m t đồng ộ ộ ý. hương Người cùng quê. đồng chí Người cùng chiến đấu. đồng cảm Cùng ý kiến với ý kiến đã đồng đội nêu. đồng lòng Người cùng chí hướng. đồng ý Cùng cảm xúc, cảm nghĩ. đồng minh Cùng một phía phối hợp hành động. Bài 4:Đặt câu với một số từ tìm được ở bài tập 3. Bài 5:Chọn từ ngữ thích hợp nhất ( trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây: Đêm trăng trên Hồ Tây Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7). Theo Phan Kế Bính
  3. (1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng. (2): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi. (3): nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti. (4): thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng. (5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát. (6): trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông. (7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ. Bài 6:Gạch chân từ khác nhất với các từ còn lại trong dãy từ: a) chặt, thái, băm, xé b) đeo, xách, gánh, vác c) lăn, lê, bò, nhảy d) quăng, ném, lia, bỏ Bài 7: Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn ở nơi mà em thích.
  4. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 4 Họ và tên : Lớp 5 Bài 1:Tìm các từ trái nghĩa chỉ : a) Sự trái ngược về thời gian b) Sự trái ngược về khoảng cách c) Sự trái ngược về kích thước thẳng đứng d) Sự trái ngược về trí tuệ Bài 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa : a) Miêu tả tính cách b) Miêu tả tâm trạng c) Miêu tả cảm giác Bài 3:Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các tục ngữ dưới đây: a) Chết đứng còn hơn sống b) Chết . còn hơn sống đục c) Chết vinh còn hơn sống d) Chết một đống còn hơn sống Bài 4:a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, đoàn kết. b) Đặt câu với cặp từ trái nghĩa ( Hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu)
  5. Bài 5:Tìm từ trái nghĩa trong khổ thơ dưới đây. Phân tích tác dụng cặp từ trái nghĩa tìm được. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Nguyễn Khoa Điềm Bài 6: Miêu tả ngôi nhà của em.