Bộ 10 đề thi chất lượng giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo Đoàn Minh Tuấn
b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?
a. Ba Vì.
b. Nghĩa Lĩnh.
c. Sóc Sơn.
d. Phong Khê.
File đính kèm:
- bo_10_de_thi_chat_luong_giua_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.docx
Nội dung text: Bộ 10 đề thi chất lượng giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2022 có đáp án (10 đề) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 1) I – Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68. Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy
- Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. Theo Đoàn Minh Tuấn b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào? a. Ba Vì. b. Nghĩa Lĩnh. c. Sóc Sơn. d. Phong Khê. Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào? a. Phú Thọ. b. Phúc Thọ. c. Hà Nội. d. Hà Tây
- Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc? a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương. b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy. c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy. d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng. Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ? a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm. b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm. c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm. d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm. Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ. c. Dùng từ ngữ nối. d. Dùng quan hệ từ. Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ. d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ. Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa. b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa. c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn. d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa. Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu. c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu. d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu. Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”? Viết câu của em: II - Phần viết: 1 . Chính tả: (Nghe – viết) Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83) (Viết đoạn: Hội thi bắt đầu đến và bắt đầu thổi cơm.) 2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau: 2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích. 2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
- Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng (3đ ) - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm. (Đọc sai từ 2-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm.) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm.) - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm. (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá: 1 phút ): 0,5 điểm. (Đọc trên 1-2 phút: 0,5 điểm.) II. Đọc thầm (7đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
- Khi đặt bút viết cho chị những dòng thư này, em luôn băn khoăn tự hỏi không biết chị Mùa Xuân đã ở đâu trong khi ngoài kia, từng cơn gió lạnh buốt cứ rít qua ô cửa. Bầu trời trong xanh ngày nào giờ trở nên xám xịt với những đám mây nặng nề và ảm đạm. Dưới con đường, từng dòng người lướt qua nhau một cách vội vã, ai ai cũng muốn về nhà thật nhanh để tránh cái rét sắc như dao đang cứa vào da thịt. Không gian vắng lặng vì chẳng còn tiếng hót ríu ran của loài chim bởi chúng cũng bay về phương Nam tránh rét, chỉ có âm thanh khô khốc của những động cơ ô tô, xe máy. Có lẽ, phải trải qua mùa đông giá lạnh thì người ta mới khát khao hơn mùa xuân ấm áp, dịu hiền. Em nhớ vô cùng những cánh chim én đầu tiên báo hiệu chị Mùa Xuân trở lại. Khi ấy, cả đất trời như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, con người và vạn vật đều tràn đầy sức sống. Trên những cành cây khẳng khiu, trụi lá bắt đầu đâm chồi nảy lộc, đâu đó trong khu vườn vang lên tiếng hót véo von của loài chim sơn ca. Như được bắt nhịp, đồng loạt những chú chim khác cũng cất lên khúc hát mừng mùa xuân trở lại. Những cánh hoa đào, hoa mai chúm chím hé nở như muốn làm dáng làm duyên với nàng Xuân tươi trẻ. Kìa! Trên khắp các nẻo đường, những gương mặt người rạng rỡ đang chúc nhau lời chúc tốt đẹp cho sự khởi đầu của năm mới bình an. Mùa xuân đến khiến lòng người phấn chấn, ai ai cũng như trẻ lại, căng tràn nhựa sống, hòa mình vào không gian ngập tràn sắc xuân. Tự nhiên như vậy, ai cũng yêu mùa xuân Chị Mùa Xuân đang ở nơi đâu? Có phải chị đang rong chơi trên những đồng cỏ, những thung lũng bao la hay thả mình trên những đám mây cao tít? Chị hãy trở lại với nơi này, xua tan đi cái lạnh mùa đông đang giăng mắc khắp nơi để mang đến cho chúng em hơi thở ấm áp của chị, để con người và vạn vật lại được đắm say trong hương vị mùa xuân đê mê và quyến rũ. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5
- Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 8) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thầm Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu: Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?
- A. Vì bạn ấy bị đau mắt. B. Vì bạn ấy không có tiền C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm. B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô . Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? A. Cô là người quan tâm đến học sinh. B. Cô rất giỏi về y học. C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. D. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm. Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. C. Cô là người luôn sống vì người khác. D. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước A. công minh B. công nhân C. công cộng D. công lí Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép: A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Câu 8: Các câu trong đoạn văn sau “Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.” Liên kiết với nhau bằng cách lặp lại từ: A. Cô B. Tôi C. Cô và tôi Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ trật tự” A. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. B. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh. C. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào. Câu 10 : Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu nói về ý chí vượt khó của bản thân em.
- II. Đọc thành tiếng: HS đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm). B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: 1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết bài: “ Nghĩa thầy trò” (đoạn từ đầu đến mang ơn rất nặng) – sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 79 2. Bài tập Viết lại các tên riêng sau cho đúng chính tả: Ten-sinh no-rơ-gay, chi-ca- gô II. Tập làm văn Đề bài : Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất Đáp án A. Kiểm tra Đọc
- I. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) . Câu 1 2 3 4 6 7 8 9 Đáp án D C A B C B C A Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 Câu 5: Đáp án: Khuyên chúng ta sống không chỉ biết nhận mà còn phải biết cho. B. Kiểm tra Viết II. Tập làm văn Bài làm Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn góc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên Không những thế, bạn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có
- bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn! Trải qua đã gần bốn năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 9) I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết) Bài viết: Chiều Gió nhè nhẹ bước qua khu rừng đó. Đàn chim giăng giăng bay về tổ. Một vài con tách đàn dang rộng cánh lượn lờ dường như còn nuối tiếc ánh tà dương. Một con thuyền lẻ loi dương buồm trôi theo dòng sông uốn khúc giữa cánh đồng phía bắc khu rừng. Không gian tĩnh mịch. Bỗng từ đâu đó, một giọng sáo vút lên, du dương, trầm bổng, gửi vào không trung một giai điệu dịu dịu, vương vấn chút sầu tư. II. TẬP LÀM VĂN Tả một nghệ sĩ hài mà em biết. III. ĐỌC- HIỂU
- Đọc thành tiếng: Thái sư Trần Thủ Độ (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 15- 16) Làm bài tập sau: Câu 1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? a. Yêu cầu chặt đứt một ngón tay của họ. b. Yêu cầu chặt đứt một ngón chân của họ. c. Không đồng ý và đuổi về. Câu 2. Cách đối xử của Trần Thủ Độ với người xin chức câu đương thể hiện điều gì? a. Ông là người nghiêm khắc trong công việc. b. Ông tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ xin chức câu đương. c. Có ý rằng để kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước. Câu 3. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí như thế nào? a. La mắng, khiển trách người quân hiệu. b. Không trách móc mà còn thưởng cho vàng bạc. c. La mắng và đuổi việc người quân hiệu. Câu 4. Khi có tên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, thái độ của Trần Thủ Độ như thế nào? a. Tức giận, quát tháo và cho rằng người ấy vu khống mình. b. Nhận lỗi và xin vua thăng chức cho viên quan dám nói thẳng. c. Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. Câu 5. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào?
- a. Thẳng thắn. b. Nghiêm minh. c. Cương quyết. IV. LUYỆN TẬP VÀ CÂU Câu 1. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu thơ sau, cho biết đó là loại câu gì? a. Vì nó ốm, nó không đi làm được. b. Vì ốm, nó không đi làm được. Câu 2. Xác định quan hệ từ trong câu ghép sau đây và cho biết câu ghép này thuộc loại nào? Nếu lớp bạn đứng nhất thì chúng tôi cũng vào hàng thứ hai. Câu 3. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu ghép sau đây: Dù ai nói ngả, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Câu 4. Tìm từ đồng âm trong câu ca dao sau và nói lên ý nghĩa của chúng. Vì cam cho quýt đèo bòng Vì em nhan sắc cho lòng anh say.
- Đáp án I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết) Hiểu nội dung bài viết: Tả cảnh đẹp buổi chiều ở khu rừng gió. Viết đúng các từ: dó, giăng giăng, lượn lờ, giương buồm, tĩnh mịch, vương vấn Chú ý phân biệt d/gi. II. TẬP LÀM VĂN Bài tham khảo Hôm nay sáng thứ bảy, gia đình em đang chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài truyền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài lần lượt ra mắt chào khán giả. Cu Bi nhà em kêu lên: – Cô Vân Dung kia kìa! Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả nhà em yêu thích. Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu, dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo tứ thân đang bay bay. Đầu tóc vẫn đuôi gà. Nhìn dáng điệu cô ai
- cũng tức cười. Ô kìa! Hôm nay cô hóa trang trông ngồ ngộ làm sao! Môi và má đỏ choét, dưới cằm có cái mụn ruồi rất to, thì ra cô đang hóa thân trong vai “Thị Mầu lên chùa”. Thường khi cô diễn em chỉ thấy cô nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính. Nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ, từ dáng đi, cử chỉ, lời nói đều thể hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng éo le thay lại mê một chú tiểu trong chùa. Những động tác lẳng lơ như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai của cô. Xem cô biểu diễn mà em cứ tưởng như mình đang xem vở chèo “Quan Âm Thị Kính” do cô Vân Quyền biểu diễn. Cả nhà em không ai bảo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dương như cô cũng hiểu được điều đó hay sao mà diễn xuất của cô mỗi lúc một uyển chuyển hơn, sinh động hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em thật ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên em được nghe cô hát. Không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế. Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người tiếng cười sảng khoái, những phút thư giãn thật thú vị. Em mong rằng thứ bảy nào cũng được xem cô biểu diễn. III. ĐỌC- HIỂU Câu hỏi 1 2 3 4 5 Đáp án a c b c b IV. LUYỆN TẬP VÀ CÂU Câu 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ: a. Vì nó (CN) / ốm (VN), nó (CN) / không đi làm được (VN). (Câu ghép) b. Vì ốm, nó (CN) /không đi làm được (VN). (Câu đơn) Câu 2. Quan hệ từ có trong câu ghép: Nếu thì biểu hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
- Câu 3. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu ghép. Dù ai (CN) / nói ngả, (VN) / nói nghiêng (VN), Lòng ta (CN) / vẫn vững như kiềng ba chân (VN). Câu 4. Từ đồng âm: cam, quýt, bòng (bưởi) là cùng họ. Nhưng đèo bòng lại để nói đến sự đa mang , dùng để nói lời tỏ tình rất tế nhị. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 10) A. Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng: (3đ) Giáo viên làm phiếu cho học sinh bốc thăm đọc các bài tập đọc đã học ở Học kì II (từ tuần 11-17) và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. (Làm trong tiết ôn tập) 2. Đọc hiểu: (7đ) Em đọc thầm bài “Rừng Gỗ Quý” và trả lời các câu hỏi sau đây: RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.
- Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì ? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá ! - Được, ta cho ông cái hộp nầy, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra ! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu : “ Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. Truyện cổ Tày- Nùng Câu 1. Khi thấy hiện ra những cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ? a. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc. b. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc. c. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.
- d. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc. Câu 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh ? a. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát. b. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông. c. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau. d. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc. Câu 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì ? a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt. b. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý. d. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý. Câu 4. Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý ? a. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước. b. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. c. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. d. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước Câu 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất ? a. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước. b. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước. c. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng. d. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. Câu 6. Nêu nội dung của câu chuyện
- Câu 7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc” ? a. bền chí b. bền vững c. bền bỉ d. bền chặt Câu 8. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa ? a. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối b. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở c. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường d. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả Câu 9. Các vế trong câu: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc.” Được nối với nhau bằng cách nào ? Câu 10. Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. Thủy Tinh dâng nước cao .Sơn Tinh làm núi cao lên B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả: (2 điểm) Nghe – viết: Trí dũng song toàn từ “ Thấy sứ thần Việt Nam hết” -Đình Xuân Lâm-Trương Hữu Quỳnh và Trung Lưu (SGK TV tập 2 trang 26) 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một loại cây (cây hoa, cây ăn quả, cây bóng mát, ) mà em thích nhất.
- Đáp án A. Phần Đọc 1. Đọc thành tiếng: (3đ) GV tổ chức cho HS bốc thăm các bài tập đọc và trả lời câu hỏi. (Làm ở các tiết ôn tập) 2. Đọc hiểu: Câu Đáp án Điểm 1 A 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5
- 6 Nội dung: Bài văn ca ngợi Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo 1 trồng, chăm sóc. 7 B 0,5 8 B 1 9 Các vế được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ:Giá thì 1 10 Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. 1 B. Kiểm tra Viết 1 - Chính tả: (2 điểm) - Trình bày đúng quy định, chữ viết đúng cỡ chữ, rõ ràng, sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (mắc không quá 5 lỗi): 1 điểm. 2 - Tập làm văn: (8 điểm) TT Điểm thành phần 1 Mở bài (1 điểm) 2a Thân bài (4 điểm) Nội dung (1,5 điểm) 2b Kĩ năng (1,5 điểm) 2c Cảm xúc (1 điểm) 3 Kết bài (1 điểm) 4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) 6 Sáng tạo (1 điểm)