Bộ 10 đề thi chất lượng học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

A. Kiểm tra Đọc
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
CON ĐƯỜNG
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.
Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
Đọc thầm bài “Con đường” và làm bài tập:
Câu 1. (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
a) Nhân vật xưng tôi trong bài là ai?
A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng.
B. Một con đường.
C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh.
D. Một bạn học sinh
b) Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu?
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều.
D. Buổi tối.
docx 62 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 10 đề thi chất lượng học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_10_de_thi_chat_luong_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.docx

Nội dung text: Bộ 10 đề thi chất lượng học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2022 có đáp án (10 đề) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 1) A. Kiểm tra Đọc 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
  2. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! Đọc thầm bài “Con đường” và làm bài tập: Câu 1. (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: a) Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. B. Một con đường. C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh. D. Một bạn học sinh b) Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu? A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều. D. Buổi tối. c) Khi nào con đường thấy mình trẻ lại? A. Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục.
  3. B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ. C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. D. Có các anh chị công nhân dọn dẹp. d) Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? A. Từ sáng đến trưa. B. Từ sáng đến chiều. C. Từ sáng đến tối. D. Từ sáng đến đêm khuya. e) “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.” Thay từ in đậm trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất? A. nhìn. B. xem. C. ngắm nhìn. D. ngắm xem g) Câu ghép sau có mấy vế câu. “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” A. Có 1 vế câu B. Có 2 vế câu. C. có 3 vế câu. D. Có 4 vế câu.
  4. Câu 2. (1 điểm) Điều gì làm cho con đường có những cảm xúc thật ấm lòng? Câu 3. (1 điểm) Thú vui của con đường là gì? Câu 4. (1 điểm) Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau: “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất: - Dấu phẩy thứ hai: - Dấu phẩy thứ ba: Câu 5. (1 điểm) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ “Tuy nhưng ”. B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả: Nghe viết (2 điểm) - Thời gian: 20 phút Giáo viên đọc cho học sinh Nghe viết bài : “Tà áo dài Việt Nam” (từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời.) 2. Tập làm văn: (8 điểm) - Thời gian: 40 phút Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
  5. Đáp án A. Kiểm tra Đọc Đọc hiểu, trả lời câu hỏi: (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) a. (0,5 điểm). Khoanh vào B b. (0,5 điểm). Khoanh vào A c. (0,5 điểm). Khoanh vào C d. (0,5 điểm). Khoanh vào D e. (0,5điểm). Khoanh vào C g. (0,5 điểm). Khoanh vào A Câu 2. (1 điểm). Đáp án: Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi.
  6. Câu 3. (1 điểm). Đáp án: Mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Câu 4. (1 điểm). Tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép: - Dấu phẩy thứ nhất: ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Dấu phẩy thứ hai: ngăn cách các vế trong câu ghép. - Dấu phẩy thứ ba: ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu 5. HS đặt câu đúng theo yêu cầu được 1 điểm. B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
  7. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu: (7 điểm): Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1: Học sinh trả lời đúng: (rải truyền đơn) đạt 0,5 điểm Câu 2: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm Câu 3: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm Câu 4: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm Câu 5: Học sinh khoanh vào ý b đạt 1 điểm Câu 6: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm ( nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng) Câu 7: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm Câu 8: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm Câu 9: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm (anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang) B. Kiểm tra Viết I.Viết chính tả: 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai phụ âm đầu hoạc vần, thanh; chữ thường, chữ hoa): trừ 0,2 điểm. - Nếu chữ viết viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trính bày dơ bẩn bị trừ 0,2 điểm toàn bài.
  8. II. Tập làm văn: 8 điểm TT Điểm thành phần Mức điểm 1 Mở bài (1đ) 1 0,75 0,5 0,25 2a Thân bài(4đ) Nội dung (1,5đ) 1,5 1 0,5 0,25 2b Kĩ năng (1,5đ) 1,5 1 0,5 0,25 2c Cảm xúc (1đ) 1 0,75 0,5 0,25 3 Kết bài (1đ) 1 0,75 0,5 0,25 4 Chữ viết chính tả (0,5đ) 0,5 0,25 5 Dùng từ đặt câu (0,5đ) 0,5 0,25 6 Sáng tạo (1đ) 1 0,5 ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 8) A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) Mỗi học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 100 đến 120 tiếng) trong số các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi tương ứng từng đoạn (từ tuần 27 đến tuần 35) ở sách Tiếng Việt 5 tập 2. Mụclớn
  9. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: (Thời gian: 35 phút) Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm) Phương thương mẹ quá! Nó quyết định . cách ký tên. Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm) A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
  10. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm) A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 4: Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai? (0,5 điểm) - Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai” Thông tin Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Đúng / Sai Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Đúng / Sai Thương người như thể thương thân. Đúng / Sai Thương nhau củ ấu cũng tròn. Đúng / Sai Câu 5: Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (1 điểm) Câu 6: Vào vai Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm): Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa cách ký tên” )? (0,5 điểm) A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
  11. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 8: Đoạn thứ ba của bài (“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ .thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép? (0,5 điểm) A. 1 câu ghép B. 2 câu ghép C. 3 câu ghép D. 4 câu ghép Câu 9: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường”. là những từ ngữ nào? (1 điểm) Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được. (1 điểm) B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả Nghe - viết (2 điểm) (20 phút) Bài viết: “Cây chuối mẹ” (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 96) Viết đầu bài và đoạn: “Mới ngày nào nó chỉ là đến ngọn rồi đấy.” 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân mà em yêu thích nhất.
  12. Đáp án A. Kiểm tra Đọc Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 7 Câu 8 Học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ 0,5đ A 0,5 đ B 0,5 đ D 0,5 đ B 0,5 đ Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.(0,5 đ) - Khoanh vào” Đúng” hoặc “sai” Thông tin Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Sai Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Sai Thương người như thể thương thân. Đúng Thương nhau củ ấu cũng tròn. Sai Câu 5: (1 đ) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. Câu 6: (1 đ) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ.
  13. Câu 9: (1 đ) chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Câu 10: (1 đ) Đỡ đần, phụ giúp, . B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2. Tập làm văn TT Điểm thành phần Mức điểm 1,5 1 0,5 0 1 Mở bài (1 điểm) 2a Thân bài (4 điểm) Nội dung (1,5 điểm) 2b Kĩ năng (1,5 điểm) 2c Cảm xúc (1 điểm) 3 Kết bài (1 điểm) 4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) 6 Sáng tạo (1 điểm) ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022
  14. Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 9) A. Kiểm tra Đọc 1. Đọc thành tiếng: (1 điểm) 2. Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng? Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? A. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm. B. Đêm đó chị ngủ không yên. C. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. D. Tất cả các ý trên. Câu 3: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? A. Khoảng 3 giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. B. Bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần và khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 4: Vì sao chị Út muốn thoát li? A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
  15. B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng. C. Cả hai ý trên đều sai. D. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 5: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu hỏi B. Câu cảm C. Câu cầu khiến Câu 6: Bài văn trên thuộc chủ đề nào? A. Người công dân B. Nam và nữ C. Nhớ nguồn Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 8: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: Tay tôi bê rổ cá bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. B. Kiểm tra Viết Mụclớn 1. Chính tả (2 điểm) Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ . đến chiếc áo dài tân thời)
  16. 2. Tập làm văn (3 điểm) Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích. Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói 1. Đọc thành tiếng: (1 điểm) 2. Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Rải truyền đơn Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: A
  17. Câu 6: B Câu 7: B Câu 8: còn B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả (2 điểm) Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ . đến chiếc áo dài tân thời) - Bài viết không mắc lỗi, sạch đẹp GV ghi 2 điểm - Viết sai 5 lỗi về âm đầu, vần, thanh trừ 1 điểm - Tùy theo bài viết của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp 2. Tập làm văn (3 điểm) Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích. Bài làm Từ trước tới giờ, gia đình em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng Vàng là một chú chó khôn ngoan và hiền lành hơn cả. Nó sống với gia đình em đến nay đã gần hai năm. Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng chừng mười ba, mười bốn ký. Toàn thân là một màu vàng sậm, mượt như tơ. Có lẽ vậy nên mới đặt tên cho cậu là Vàng. Đầu chú to như cái yên xe đạp Mini, hai cái tai dựng đứng. Nó có thể phát hiện được tiếng chân người lạ người quen từ tít đằng xa. Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm. Cái mũi thì lúc nào cũng ướt ướt như được bôi mỡ. Mấy sợi ria mép ngắn ngắn cùng với mấy cái râu khôn ở dưới cằm đen cứng tạo cho chú một bộ mặt hiền từ dễ mến. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh ở hai bên khóe miệng, trông đến rợn người. Và cái lưỡi thì màu hồng nhạt có sọc đen, thè ra ngoài mỗi khi trời nắng gắt. Vàng rất khôn ngoan, chú hiểu được ý chủ. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú chống chân trước lên, ngọ nguậy cái đầu, còn cái đuôi thì ngoắt qua ngoắt lại như một cái chổi bông. Khách đến nhà chú đều phân biệt được khách lạ, khách
  18. quen. Người lạ, chú đứng ngáng ở cổng, nhe hai hàm răng hù dọa. Còn khách quen thì vẫy đuôi rối rít chào mời. Đặc biệt, mỗi lúc em đi học về, vừa mới về tới cổng đã thấy chú từ bậc cửa phóng ra, cái đuôi dài ngoắt lia lịa, miệng phát ra những tiếng kêu ư ử, ánh mắt vui mừng nhìn em không chớp. Rồi chú cọ cọ cái mõm ướt vào đùi em, tay em, hai chân trước co lên cào cào trên không. Những lúc như thế, em chỉ biết xoa xoa vào đầu nó và cầm chân trước rung rung vài cái khẽ nói: “Cám ơn Vàng! Vàng ngoan lắm! Nào, ta vào nhà đi!”. Nó lon ton chạy theo em từ ngõ vào đến nhà mới quay trở lại bậc cửa nằm trông nhà. Vàng khôn ngoan lanh lợi, cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên của gia đình. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 10) A. Kiểm tra Đọc I. Phần đọc : ( 10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn với 1 trong 3 bài tập đọc sau ( 2 điểm ) Giáo viên nêu ra một câu hỏi ứng với nội dung đoạn vừa đọc để HS trả lời. ( 1 điểm) a/ Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 . + Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng)
  19. 1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ? + Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn) 2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112. + Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.) 1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ? + Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.) 2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ? c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126 + Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .) 1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ? + Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.) 2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ? 2. Đọc hiểu: ( 4 điểm ) Học sinh đọc thầm bài “ Tà áo dài Việt Nam ”, SGK TV 5, tập 2- trang 122. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau : Câu 1:(1 đ) Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại ? A. Áo tứ thân và áo năm thân B. Áo hai thân và áo ba thân C. Áo một thân và áo hai thân Câu 2:( 1 đ) Áo tứ thân, được may từ ? A. Hai mảnh vải
  20. B. Bốn mảnh vải C. Ba mảnh vải Câu 3:( 0,5đ) Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Từ những năm của thế kỉ ? A. Từ những năm 20 của thế kỉ XIX B. Từ những năm 30 của thế kỉ XIX C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX Câu 4: ( 0,5 đ) Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của ? A. Người phụ nữ B. Người phụ nữ Việt Nam C. Người phụ nữ và phụ nam Việt Nam Câu 5: (1đ) Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ? Câu 6: (1đ) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ? 3. Luyện từ và câu: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau : Câu 1:( 1 đ) Điền những chữ còn thiếu trong câu tục ngữ, ca dao sau Muốn sang thì bắc Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy A. cầu kiều B. cầu tre C. cầu dừa
  21. Câu 2: (0,5 đ) Chọn quan hệ từ nào dưới đây cho thích hợp với chỗ trống trong câu sau: Thầy phải kinh ngạc chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. A. nhờ B. vì C. bởi Câu 3:( 0,5 đ) Câu nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em: A. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. B. Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi . C. Người dưới 16 tuổi. Câu 4: ( 1 đ) Đặt một câu với từ “ trẻ em ” B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả: (2 điểm ). Nghe viết bài : Tà áo dài Việt Nam ( từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời ) SGK TV 5, tập 2, trang 122 2 / Tập làm văn : ( 8 điểm ) Em hãy tả trường em trước buổi học.
  22. Đáp án A. Kiểm tra Đọc 1/ Đọc thành tiếng : ( 3 điểm ) + HS đọc : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ) : 1 điểm + HS trả lời đúng một câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm. a / Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 . + Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng) 1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ? Trả lời : Ma-ri-ô : bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét –ta : đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
  23. + Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn) 2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? Trả lời : Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, Giu-li-ét- ta chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn. b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112. + Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.) 1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ? Trả lời : Lại một vịt trời nữa. + Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.) 2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ? Trả lời : Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. / Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126 + Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .) 1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ? Trả lời : Rải truyền đơn. + Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.) 2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ? Trả lời : Chị Út giả đi bán cá như mọi bận. 2/ Đọc hiểu: ( 4 điểm) Câu 1: A. Áo tứ thân và áo năm thân ( 1đ) Câu 2: B. Bốn mảnh vải ( 1đ)
  24. Câu 3: C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX ( 0,5đ) Câu 4: B. Người phụ nữ Việt Nam ( 0,5đ) Câu 5: Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.( 1đ) 3/ Luyện từ và câu: (3điểm ) Câu 1: A. cầu kiều ( 1 đ) Câu 2: B. Vì ( 0,5đ) Câu 3: C. Người dưới 16 tuổi ( 0,5đ) Câu 4: Học sinh có thể đặt câu : ( 1 đ) Ví dụ: - Trẻ em như nụ hoa mới nở. - Trẻ em là tương lai của đất nước. - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. B. Kiểm tra Viết 1 / Chính tả : ( 2 điểm ). Học sinh nghe viết bài : Trong lời mẹ hát ( từ Tuổi thơ đến con sẽ bay xa ) SGK TV 5, tập 2, trang 146. 2/ Tập làm văn : ( 8 điểm ) . Đạt 8 điểm : Học sinh viết được bài văn miêu tả trường em trước buổi học theo đúng yêu cầu, có bố cục rõ ràng và đủ 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài. Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp , không mắc lỗi chính tả. Trình bày sạch đẹp. Cụ thể, chi tiết : - Mở bài : 2 điểm
  25. - Thân bài : 4 điểm ( nội dung : 2 điểm; kĩ năng : 2 điểm ) - Kết bài : 2 điểm Bài viết cần nêu được : + Mở bài : Giới thiệu được trường em trước buổi học sẽ tả. + Thân bài : a/ Tả từ bao quát trường em trước buổi học đến tả từng hoạt động của học sinh. b/ Thói quen sinh hoạt và hoạt động của học sinh trước buổi học. + Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em với mái trường, công ơn thầy cô và bạn bè . Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả có thể trừ đi số điểm cho phù hợp.