Bộ 12 đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Thiện Kế A
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau:
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.
Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...
Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng?
- Trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa
- Con đê
- Đêm trăng thanh gió mát
- Tết Trung thu.
Câu 2: Tại sao tác giả coi con đê là bạn?
- Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu
- Vì con đê đồng hành cùng tác giả trên con đường đi học
- Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng
- Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”?
- Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời
- Vì những đêm tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui
- Vì con đê là nơi bọn trẻ cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc
- Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung đữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng.
Câu 4: Nội dung bài văn này là gì?
- Kể về sự đổi mới của quê hương
- Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương
- Kể về kỉ niệm của những ngày đến trường
- Miêu tả vẻ đẹp của con đê quê hương.
File đính kèm:
- bo_12_de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_truong_tie.docx
Nội dung text: Bộ 12 đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Thiện Kế A
- 10 ĐỀ GIỮA HỌC KÌ II- LỚP 5 ĐỀ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng? A. Trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa B. Con đê C. Đêm trăng thanh gió mát D. Tết Trung thu. Câu 2: Tại sao tác giả coi con đê là bạn? A. Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu B. Vì con đê đồng hành cùng tác giả trên con đường đi học C. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng 1
- D. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”? A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời B. Vì những đêm tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui C. Vì con đê là nơi bọn trẻ cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc D. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung đữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng. Câu 4: Nội dung bài văn này là gì? A. Kể về sự đổi mới của quê hương B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương C. Kể về kỉ niệm của những ngày đến trường D. Miêu tả vẻ đẹp của con đê quê hương. Câu 5: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng ”? A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hóa D. Không có biện pháp nào. Câu 6: Từ “chúng” trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bất, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai? A. Trẻ em trong làng B. Tác giả C. Trẻ em trong làng và tác giả D. Chỉ con đê. Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”? A. Trẻ em B. Thời thơ ấu C. Trẻ con D. Nhi đồng 8. Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản: Mặc dù trời mưa to Câu 9: Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau: a)Trên đê, trẻ em trong làng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan. b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm báo hiệu mùa xuân đã tới. Câu 10. Nơi nào có nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ của em? Hãy viết một câu văn để cảm ơn nơi đó. 2
- B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và chép lại đoạn văn Triền đề tuổi thơ. (Viết đoạn: Từ đầu đến tự tin bước vào đời.) II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Chọn một trong hai đề sau: 2.1 Em hãy tả một cây hoa mà em thích. 2.2 Em hãy tả cái đồng hồ báo thức. Bài làm 3
- ĐỀ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai và trả lời câu hỏi (TLCH), ví dụ: (1) Thái sư Trần Thủ Độ (từ đầu đến ông mới tha cho.) * TLCH: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? (2) Phong cảnh đền Hùng (từ Lăng của các vua Hùng đến đồng bằng xanh mát.) * TLCH: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng. (3) Tranh làng Hồ (từ Kĩ thuật tranh làng Hồ đến dáng người trong tranh.) * TLCH: kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (4)Con gái (từ Chiều nay đến cũng không bằng.) * TLCH: Chi tiết nào cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan? (5) Sang năm con lên bảy (hai khổ thơ cuối – Mai rồi bàn tay con.) * TLCH: Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên? Các em cũng có thể đọc một đoạn trích thích hợp ở ngoài SGK hoặc một đoạn trong bài đọc được đưa ra sau đây và trả lời câu hỏi. II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi. Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thọat nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim. Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Ông cụ mỉm cười rồi nói: - Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được thì họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. 5
- 10. Các câu văn sau đều dùng sai dấu câu, em hãy chữa lại cho đúng: a) (1) Hôm nay mẹ đưa em tới trường! (2) cảnh vật hai bên đường đẹp quá. M: (1) dấu chấm than dấu châm (2) b) (1) Tôi băn khoăn không biết cây đã được nhuộm lá từ bao giờ mà lá chuyển hết sang màu đỏ? (2) Không phải đâu, tất cả là do nàng tiên mùa thu mang đến đó? (1) . (2) . . c) (1) “Trời ơi, em làm rơi nhiều quá?” – (2) Chị tôi vừa nhặt những mẫu thức ăn rơi ra vừa cằn nhằn! (1) (2) . . B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Chiếc nhãn vở mong manh. (Viết đoạn: Từ đầu đến xe bán hàng rong đi qua làng nó.) II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Hãy lập chương trình cho một hoạt động của lớp em. 33
- Bài làm ĐỀ 9 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 34
- I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. CHÚ MÈO KHÔNG CÓ MIỆNG Cuộc sống của người Nhật rất tất bật. Trong thời đại công nghiệp, máy tính và tên lửa, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cứ thế hàng ngày, hàng tuần họ ít có thời gian để ý đến nhau. Một cô bé sống trong một gia đình điển hình như vậy. Bố mẹ đi làm thì cô bé đến trường, rất ít khi gặp nhau. Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai. Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe cô nói. Bạn bè cũng cuống quýt với những ca học, một số thì mải mê với trò chơi điện tử hiện đại với những hình ảnh ảo ba chiều như thật. Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình vào vỏ ốc. Một buổi chiều, cô buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và khóc. Khóc một lúc, cô ngẩng lên thì thấy một ông già đang ngồi cạnh mình. Ông già thấy cô ngẩng lên thì hỏi: - Cháu gái, tan học rồi sao không về nhà mà lại khóc? Cô bé òa lên tức tưởi: - Cháu không muốn về nhà. ở nhà buồn lắm, không có ai hết. Không ai nghe cháu nói! - Vậy ông sẽ nghe cháu nói! Cô bé vừa khóc vừa kể cho ống già nghe tất cả những uất ức, những buồn rầu trong lòng bấy lâu nay. Ông già cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định. Từ đó trở đi, cứ tan học là cô bé vào công viên ngồi kể chuyện cho ông già nghe. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn lên, vui vẻ lên. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống. Cho đến một hôm, cô bé bị một bạn trong lớp trêu chọc. Vốn yếu đuối không làm gì được, cô uất ức và nóng lòng chạy đến công viên chia sẽ với ông lão. Cô bé băng qua đèn đỏ Ngày biết tin cô bé mất, trong công viên, ông lão lặng lẽ đốt một hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông muốn đưa cho cô bé ngày hôm trước, nhưng không thấy cô bé đến. Hình nộm là một con mèo rất đẹp, trắng trẻo, có đôi tai to, mắt tròn xoe hiền lành, nhưng không có miệng. Ông già muốn nó ở bên cạnh cô bé, mãi lắng nghe cô mà không bao giờ phán xét. Từ đó trở đi, trên bàn học của mỗi học sinh Nhật thường có một búp bê hình mèo không có miệng – chú mèo hiện nay đã mang hiệu “Hello Kiity” (bạn đã bao giờ để ý mèo 35
- Hello Kitty không hề có miệng?) – để nhắc nhở mọi người phải biết lắng nghe người khác – thực sự lắng nghe. Theo NGHỆ THUẬT SỐNG Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Vì sao cô bé trong câu chuyện cảm thấy rất cô đơn và sống thu mình lại? A. Vì cô luôn bị bố mẹ phê bình do kết quả học tập không tốt B. Vì bố mẹ, bạn bè đều rất bận rộn, không ai có thời giờ nghe cô nói chuyện C. Vì những người xung quanh không ai hiểu được cô D. Vì cô bé không khéo ăn nói nên rất ít khi nói chuyện, kết giao bạn bè. 2. Cụ già trong công viên đã làm gì để giúp cô bé? A. Cứ ngồi lặng im nghe cô nói, không một lời phán xét B. Ông cụ đã cho cô bé viên kẹo rất đẹp và động viên cô bé C. Khuyên cô phải biết thông cảm cho sự bận rộn của mọi người D. Trò chuyện, kể cho cô nghe những câu chuyện vui. 3. Vì sao cụ già muốn tặng cho cô bé con mèo không có miệng? A. Vì muốn nó chỉ nghe cô bé mà không hỏi lại cô bé điều gì B. Vì cụ muốn cô bé biết rằng có người sẽ luôn im lặng nghe cô nói C. Vì ông cụ muốn cô bé được vui vẻ D. Vì cụ muốn nó mãi lắng nghe cô bé mà không bao giờ phán xét. 4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: a) Tôi có cảm giác (an tâm, an ninh) khi được cô bác sĩ ấy khám bệnh. b) Mùa xuân mang lại cho tôi cảm giác (an lành, an toàn) , may mắn. c) Chúng em may mắn được sống trên một đất nước (hòa bình, an ninh). d) Xin hãy giữ gìn (trật tự, an ninh) nơi cộng cộng, đừng làm ồng ảnh hưởng đến người khác. 5. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép: a) Nếu bạn đánh răng sạch sẽ hằng ngày thì . b) Nếu cả nhóm cùng bàn bạc kĩ càng thì c) Nếu gà chịu khó tập bơi thì . d) Nếu trời mưa thì 6. Các vế câu ghép sau nối với nhau bằng cách nào? a) Trường em không chỉ là trường tiên tiến xuất sắc mà trường còn được công nhận là trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Các vế câu ghép sau nối với nhau bằng : 36
- b) Trong vườn, cây bích đào bắt đầu nở hoa, chị hồng nhung cũng sửa soạn y phục để chào đón năm mới. Các vế câu ghép sau nối với nhau bằng : 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất. Câu 8. Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào ? A. Dùng từ ngữ nối B. Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối C. Lặp lại từ ngữ D. Thay thế từ ngữ. Câu 9: Điền vào chỗ chấm trong câu sau các cặp từ thích hợp để tạo câu ghép: “Hoa giấy có vẻ đẹp .giản dị, rực rỡ.” 10. Theo em, thế nào là người biết lắng nghe thật sự? B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Chú mèo không có miệng. (Viết đoạn 2: Từ Một cô bé sống trong một gia đình đến vào vỏ ốc.) 37
- II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em Bài làm 39
- ĐỀ 10 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo Nông Lương Hoài) Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Có một anh chàng một cái kén bướm. Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? A. Khỏi bị ngạt thở B. Nhìn thấy ánh sáng C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành D. Bò loanh quanh. Câu 3: Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? Viết câu trả lời của em: 40
- Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Thông tin Trả lời Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu. Đúng / Sai Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Đúng / Sai Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ Đúng / Sai dàng. Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Đúng / Sai Câu 5: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén ? . Câu 6 Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (Viết 2-3 câu) Câu 7: Nghĩa của cụm từ “ sức mạnh tiềm tàng” là gì? A.Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có B.Sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi C. Sức mạnh để làm những việc phi thường D. Sức mạnh bình thường. Câu 8: Em hiểu từ hi vọng trong câu “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” như thế nào? Viết câu trả lời của em: Câu 9:Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? 41
- Viết câu trả lời của em: Câu 10: Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm, . . .) B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Chiếc kén bướm. (Viết đoạn 2: Từ Đôi khi đấu tranh đến bạn sẽ trưởng thành hơn.) II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một ca sĩ đang biểu diễn. Bài làm 42
- ĐỀ 11 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người. Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng. Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây. Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu. Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng, hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình. Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng. Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa. Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm 44
- hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông, hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu. Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời. Câu 1. Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người? (0,5 điểm-M1) A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người. Câu 2.Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào? (0,5 điểm) A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn. Câu 3. Vì sao thần Prô-mê-tê lại tức giận khi đi vi hành? (0,5 điểm-M2) A. Vì ông thấy con người đã dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên B. Vì ông thấy con người không dùng ngọn lửa mà ông đã ban cho C. Vì ông thấy con người không sử dụng hết giá trị của ngọn lửa D. Vì ông thấy con người không ghi nhớ công lao của ông. Câu 4. Nguyên nhân nào khiến thần Prô-mê-tê thay đổi ý định thu hồi ngọn lửa? (0,5 điểm-M2) A. Con người van xin thần hãy để ngọn lửa ở lại trần gian B. Con người hứa với thần là sẽ không dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên C. Thần nhìn thấy hai đứa trẻ ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa D. Những vị thần khác xin thần Prô-mê-tê để ngọn lửa ở lại. Câu 5. Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống. (1,0 điểm-M3) Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa? (1,0 điểm-M4) Câu 7.Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào? ( 0,5 điểm-M1) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. A. người dân B. dân tộc C. nông dân D. dân chúng. Câu 8. Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm-M2) Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới, Thần thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi. 45
- A. vừa đã C. tuy nhưng B. càng càng D. không những mà còn. Câu 9. a) Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu văn dưới đây: (0,5 điểm-M3) Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc. (Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta) b) Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất. (0,5 điểm) Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người. Câu 10. Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm-M4) Vì sao thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa? 46
- B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Hai mẹ con (Viết đoạn: Từ đầu đến vào bệnh viện.) II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một con vật mà em yêu quý. Bài làm 47
- ĐỀ 12 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm đoạn văn sau. THAI NGHÉN MÙA XUÂN Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới! 48
- Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể non bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động. Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết. Gió, gió rét. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được! Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân. Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn. Mây trời chuyển động. Mặt dất rì rầm. Cây lá lao xao. Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lang tỏa khắp khu vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu. Theo VŨ NAM Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Những điều gì cho thấy mùa xuân đang được thai nghén? A. Cây cối sửa soạn thay áo mới, đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn B. Những chiếc lá chuyển màu vàng, chim sâu tí tách chuyền cành đi kiếm ăn C. Cây bưởi mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. D. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. 2. Các điệp từ lặng lẽ và hình ảnh thời gian thầm thì gọi màu xuân đến cho thấy mùa xuân được thai nghén như thế nào? A. Mùa xuân được thai nghén một cách âm thầm, chắc chắn B. Mùa xuân được thai nghén một cách nhộn nhịp, vội vã C. Mùa xuân được thai nghén một cách tưng bừng, hối hả D. Mùa xuân được thai nghén một cách hấp tối, vội vàng. 3. Những hình ảnh nào cho thấy mùa xuân đã đến thật gần? 49
- A. Mây trời chuyển động B. Mặt đất rì rầm, cây lá lao xao C. Cóc, thằn lằn trốn đi đâu hết D. Lá cứ lặng lẽ rụng. 4. Nối từ chỉ phẩm chất ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B: A B 1. dũng cảm a. Siêng năng, chăm chỉ 2. cao thượng b. Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ, lời nói) 3. năng nổ c. Cao cả, vượt lên trên cái nhỏ nhen, tầm thường. 4. dịu dàng d. Dám đương đầu với nguy hiểm để làm những việc nên làm. 5. khoan dung e. ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi việc. 6. cần mẫn g. Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm. 5. Chữa lại câu viết sai sau đây bằng hai cách (thay cặp quan hệ từ hoặc sửa đổi vế câu): Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Lan học hành sút kém. Cách 1: Cách 2: . 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a) Em bước vào lớp vừa thấy bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Theo NGÔ QUÂN MIỆN b) Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía nương dâu bãi ngô vườn chuối không bao giờ chán mắt. Theo THÚY LAN a) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương người đẹp như hoa tính nết hiền dịu. SƠN TINH, THỦY TINH 50