Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thạch Hạ (Có đáp án)

I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Bài đọc: "Trong mưa bão"

TRONG MƯA BÃO

Cả bầu trời vần vũ, thét gào rồi như đổ ụp xuống. Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không. Bụi nước bay mù mịt. Mặt biển như một chảo dầu sôi. Từng bụi cây trên đảo như co cụm lại, dẹp mình xuống, run rẩy, sợ hãi. Bờ kè đang xây dở bị sóng cuốn lôi tuột cả những khối bê tông lớn xuống biển, khoét sâu vào đảo. Đống vỏ bao xi măng nhảy tung lên.

Tiếp đó là một cơn mưa lớn chưa từng thấy. Mưa rầm rầm như ném từng cột nước lên những mái nhà, những thân cây. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn. Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng. Mưa đến hơn một giờ thì bỗng từ sở chỉ huy có điện thoại: mỗi bộ phận cử một số người canh trực tại chỗ, còn lại tập trung đi cứu kho đạn. Lập tức, các chiến sĩ choàng áo mưa tiến về nhà chỉ huy đảo. Các đường hào đã ngập nước, đầy òng õng như những con kênh nhỏ. Vài chú chuột bơi lóp ngóp. Nước đã ngập kho đạn đến nửa mét. Một bộ phận thay nhau tát nước ra, nhưng dường như bất lực. Cả trong, cả ngoài kho đều đã ngập nước. Phương án sơ tán nhanh chóng được quyết định. Người đứng thành dây, chuyển từng hòm đạn ra. Bì bõm. Hì hục. Hơn một tiếng sau thì chuyển hết.

Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt. Ai nấy mệt phờ.

(Theo Nguyễn Xuân Thuỷ)

Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để hoàn thành các câu sau:

Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất:

a) Bài văn tả cảnh gì?

Cơn mưa trên đảo

Cơn mưa bão trên đảo

Cơn bão trên đảo

b) Dòng nào sau đay chỉ toàn là từ láy?

Lóp ngóp, bùng bùng, bì bõm, mệt mỏi

Rúm ró, run rẩy, hoàn toàn, mù mịt, rầm rầm

Lóp ngóp, bùng bùng, òng õng, mù mịt, rầm rầm

c) Từ nặng trong câu nào sau đây mang nghĩa chuyển?

Cô ấy đỡ nặng đầu vì đứa con hư hỏng đã ngoan hơn.

Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt.

Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn

pdf 12 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 2940
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thạch Hạ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thạch Hạ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH THẠCH HẠ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Bài đọc: "Trong mưa bão" TRONG MƯA BÃO Cả bầu trời vần vũ, thét gào rồi như đổ ụp xuống. Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không. Bụi nước bay mù mịt. Mặt biển như một chảo dầu sôi. Từng bụi cây trên đảo như co cụm lại, dẹp mình xuống, run rẩy, sợ hãi. Bờ kè đang xây dở bị sóng cuốn lôi tuột cả những khối bê tông lớn xuống biển, khoét sâu vào đảo. Đống vỏ bao xi măng nhảy tung lên. Tiếp đó là một cơn mưa lớn chưa từng thấy. Mưa rầm rầm như ném từng cột nước lên những mái nhà, những thân cây. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn. Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng. Mưa đến hơn một giờ thì bỗng từ sở chỉ huy có điện thoại: mỗi bộ phận cử một số người canh trực tại chỗ, còn lại tập trung đi cứu kho đạn. Lập tức, các chiến sĩ choàng áo mưa tiến về nhà chỉ huy đảo. Các đường hào đã ngập nước, đầy òng õng như những con kênh nhỏ. Vài chú chuột bơi lóp ngóp. Nước đã ngập kho đạn đến nửa mét. Một bộ phận thay nhau tát nước ra, nhưng dường như bất lực. Cả trong, cả ngoài kho đều đã ngập nước. Phương án sơ tán nhanh chóng được quyết định. Người đứng thành dây, chuyển từng hòm đạn ra. Bì bõm. Hì hục. Hơn một tiếng sau thì chuyển hết. Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt. Ai nấy mệt phờ. (Theo Nguyễn Xuân Thuỷ) Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để hoàn thành các câu sau: Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất: a) Bài văn tả cảnh gì? Cơn mưa trên đảo Cơn mưa bão trên đảo
  2. Cơn bão trên đảo b) Dòng nào sau đay chỉ toàn là từ láy? Lóp ngóp, bùng bùng, bì bõm, mệt mỏi Rúm ró, run rẩy, hoàn toàn, mù mịt, rầm rầm Lóp ngóp, bùng bùng, òng õng, mù mịt, rầm rầm c) Từ nặng trong câu nào sau đây mang nghĩa chuyển? Cô ấy đỡ nặng đầu vì đứa con hư hỏng đã ngoan hơn. Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn. d) Chủ ngữ trong câu: "Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không." là: Nước biển, cột sóng Nước biển sôi lên Nước biển e) Bài văn tả theo trình tự nào? Thời gian Kết hợp cả không gian và thời gian Không gian g) Khi tả cảnh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? So sánh Nhân hoá So sánh và nhân hoá Câu 2: Ghi lại các động từ, tính từ có trong câu sau: Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng. Câu 3: Đặt câu với từ "hoà bình" trong đó có sử dụng đại từ. II. Đọc thành tiếng (5 điểm) Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của một đoạn trong 5 bài dưới đây (Thời gian không quá 1,5 phút/1 HS): 1. Bài đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Đức. (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 58) * Đọc đoạn: Từ đầu đến " bằng tiếng Đức"
  3. Câu chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào? 2. Bài đọc: Những người bạn tốt (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 64) * Đọc đoạn 2: "Nhưng những tên cướp giam ông lại" Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 3. Bài đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 69) * Đọc 2 khổ thơ đầu Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trên công trường rất tĩnh mịch? 4. Bài đọc: Trước cổng trời (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 80) * Đọc: Từ đầu đến "hơi khói" Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"? 5. Bài đọc: Đất Cà Mau (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 89) * Đọc đoạn 2: "Cà Mau đất xốp thân cây đước." Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (5 điểm) a) Nghe - viết Bài viết: "Vịnh Hạ Long" (Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 70) Đoạn: "Thiên nhiên Hạ Long phơi phới" b) Bài tập (Thời gian 5 phút) - Tìm 1 từ có tiếng chứa ươ, 1 từ có tiếng chứa ưa - Điền l hay n vào chỗ chấm: ộc on, ội ực 2. Tập làm văn (5 điểm) Em hãy tả cảnh sông nước ở quê em hoặc ở nơi khác mà em đã có dịp quan sát. (Thời gian 35 phút) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A- KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
  4. I. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm Câu 1: 3 điểm. Mỗi ý đúng 0, 5 điểm a: ý 2 b: ý 3 c: ý 1 d: ý 3 e: ý 2 g: ý 3 Câu 2: 1 điểm. Ghi lại các động từ, tính từ có trong câu sau: - Các động từ: đóng, giật - Các tính từ: kín mít, bùng bùng Câu 3: 1 điểm. Đặt câu với từ "hoà bình" trong đó có sử dụng đại từ. - Ví dụ: Chúng em (em, tôi, ) yêu hoà bình. (Nếu đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm câu trừ 0,25 điểm) II. Đọc thành tiếng: 5 điểm B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả: 5 điểm a) Bài viết: 4 điểm - Cách đánh lỗi: Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, lỗi viết hoa, viết thừa, thiếu chữ ghi tiếng, cứ 5 lỗi trừ 2 điểm. - Bài viết không mắc lỗi nhưng sai khoảng cách, độ cao, chữ viết không đều nét, trình bày bẩn trừ 1 điểm b) Bài tập: 1 điểm - Tìm từ: Mỗi từ 0,25 điểm + 1 từ có tiếng chứa ươ: VD: hoa phượng (thướt tha, mượt mà, ) + 1 từ có tiếng chứa ưa: VD: hạt mưa (tre nứa, thưa thớt - Điền đúng l hay n vào chỗ chấm. Mỗi từ 0,25 điểm: lộc non, nội lực 2. Tập làm văn: 5 điểm
  5. - Viết được bài văn tả cảnh sông nước ở quê em hoặc ở nơi khác mà em đã có dịp quan sát. - Bài văn có đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) có đủ nội dung, diễn đạt lưu loát, rõ ý, viết câu đúng ngữ pháp, hình ảnh sinh động, dùng từ đúng, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ, được 5 điểm. ĐỀ SỐ 2 A. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. Trần Viết Lưu Đọc thầm văn bản trên và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi: Câu 1: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học. M1 A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”. Câu 2: (0,5 điểm) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu? M1 A. Học từ cuộc sống thiên nhiên. B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương. C. Học từ người thân như bố, mẹ
  6. Câu 3: (0,5 điểm) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì? Câu 4: (0,5 điểm) Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? M2 A. Anh Kim Đồng B. Lê Quý Đôn C. Bác Hồ Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? M2 A. Lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông. B. Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh. C. Bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát. Câu 6: (0,5 điểm) Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại: M2 A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 7: (1 điểm) Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ vừa tìm được. Câu 8: (1 đ) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau: Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. II. Tập làm văn: (5 điểm) Hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 1. Đọc hiểu, từ và câu: (5 điểm) Khoanh đúng mỗi câu từ câu 1-5 được 0,5 điểm. Câu 1: ý C Câu 2: ý B Câu 4: ý C
  7. Câu 5: ý C Câu 6: ý A Câu 3: (1,5 điểm) Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình là: một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, (0,75 điểm) không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình (0,75 điểm). Câu 7: (1 điểm) - Tìm đúng từ: 0,5 điểm - Đặt đúng câu: 0,5 điểm. Câu 8: (1 điểm) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn đã cho phù hợp. 2. Tập làm văn: (5 điểm) - Phần mở bài: Giới thiệu được cảnh đẹp ở địa phương (1 điểm) - Phần thân bài: + Tả cảnh đẹp ở địa phương – tùy mức độ của từng bài (Tối đa 2 điểm). + Tả hoạt động liên quan (con người, con vật, chim chóc, ) (Tối đa 1 điểm). - Phần kết bài: Nêu tình cảm, sự gắn bó, ý thức bảo vệ cảnh được tả. (1 điểm) ĐỀ SỐ 3 A. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàn tay thân ái Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
  8. Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi. - Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại. - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là: a. Con trai ông. b. Một bác sĩ. c. Một chàng trai là bạn cô. d. Một anh thanh niên. Câu 2. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là: a. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết. b. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện. c. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện. d. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo. Câu 3. Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì: a. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy. b. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. c. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình. d. Anh muốn thực hiện để làm nghề y. Câu 4. Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là:
  9. a. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. b. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình. c. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. d. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình. Câu 5. Câu chuyện trong bài văn muốn nói em là: a. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người b. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu. c. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc. d. Cần phải biết yêu thương người tàn tật. Câu 6. Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”) a. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành b. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn. c. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. d. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu. Câu 7. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: a. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm. b. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. c. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. d. Mẹ cho xe đạp ăn dầu. Câu 8. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.) a. trôi. b. lặn. c. nổi d. chảy Câu 9. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? a. Hoa thơm cỏ ngọt/ Cô ấy có giọng hát rất ngọt. b. Cánh cò bay lả dập dờn/ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.
  10. c. Mây mờ che đỉnh trường Sơn/ Tham dự đỉnh cao mơ ước. d. Trăng đã lên cao/ Kết quả học tập cao hơn trước. Câu 10. Đặt một câu trong có sử dụng cặp từ trái nghĩa. B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe viết: - Bài viết: “Bài ca về trái đất” (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1, trang 41) - GV đọc cho HS viết tựa bài; hai khổ thơ đầu và tên tác giả. II. Tập làm văn: Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. Phần đọc 1. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau: 2. Giáo viên nêu 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc để HS trả lời. Bài 1: Những con sếu bằng giấy Bài 2: Một chuyên gia máy xúc Bài 3: Những người bạn tốt Bài 4: Kì diệu rừng xanh Bài 5: Cái gì quí nhất 1. Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm Đọc sai từ 2-3 tiếng trừ 0,5 điểm. Đọc sai 4 tiếng trở đi trừ 1 điểm. 2. - Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: trừ 0,5 điểm. - Ngắt, nghỉ hơi không đúng 4 chỗ trở lên trừ 1 điểm. 3. - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 0,5 điểm. - Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 1 điểm.
  11. 4. Đọc nhỏ vượt quá thời gian từ trên 1,5 phút – 2 phút trừ 0,5 diểm. - Đọc quá 2 phút trừ 1 điểm. 5. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng trừ 0,5 điểm. - Trả lời sai hoặc không trả lời được trừ 1 điểm. Đáp án phần đọc thầm Câu 1: HS chọn d đạt 0,5đ Câu 2: HS chọn c đạt 0,5đ Câu 3: HS chọn b đạt 0,5đ Câu 4: HS chọn a đạt 0,5đ Câu 5: HS chọn a đạt 0,5đ Câu 6: HS chọn a đạt 0,5đ Câu 7: HS chọn a đạt 0,5đ Câu 8: HS chọn c đạt 0,5đ Câu 9: Hs chọn b đạt 0,5đ Câu 10: Hs đặt câu đúng theo yêu cầu đạt 0,5đ Ví dụ: Trong lớp, bạn Nam thì cao còn bạn Hậu lại thấp. B. Phần viết I. Chính tả: (5đ) - Bài viết không sai lỗi chính tả hoặc sai một dấu thanh, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đạt 0,5đ - Sai âm đầu, vần. sai qui tắc viết hoa. Thiếu một chữ hoặc một lỗi trừ 0,5đ - Sai trên 10 lỗi đạt 0,5đ - Toàn bài trình bày bẩn, chữ viết xấu. Sai độ cao, khoảng cách trừ 0,5đ II. Tập làm văn: (5đ) A. Yêu cầu: - Xác định đúng thể loại tả cảnh. - Nêu được vẻ đẹp khái quát và chi tiết của ngôi nhà. - Nêu được nét nổi bật của ngôi nhà từ ngoài vào trong.
  12. - Nêu được tình cảm của em đối ngôi nhà. B. Biểu điểm: 4-5 điểm: Thực hiện các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ gợi tả, làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của không gian ngôi nhà. Bài viết không sai lỗi chính tả. 2-3 điểm: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần nhưng còn liệt kê, lỗi chung không quá 3 lỗi 1 điểm: Lạc đề, bài viết dở dang. Tùy theo mức độ sai sót của HS, GV chấm điểm đúng với thực chất bài làm của các em.