Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Liên (Có đáp án)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Giá trị của tình bạn

Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình - một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi-anô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người.

Khi sự nghiệp của Ben đang lên như diều thì một biến cố lớn xảy ra: mẹ cậu qua đời vì bạo bệnh. Sự ra đi của người thân duy nhất ấy khiến Ben rơi vào đáy sâu tuyệt vọng. Cậu chìm trong đau khổ, đến mức đôi tai không thể cảm nhận được âm thanh tiếng đàn. Cậu dần dần rời bỏ âm nhạc trong sự bế tắc.

La-la là một cô bé vô cùng ngưỡng mộ tài năng âm nhạc của Ben. Cô vẫn dõi theo cuộc sống của thần tượng mình và vô cùng buồn bã khi Ben không thể chơi đàn. Cô quyết tâm vực dậy cuộc sống của Ben, đưa cậu trở lại với âm nhạc. Hàng ngày, cô gặp gỡ, trò chuyện, động viên Ben, cô kề vai sát cánh bên Ben trong những buổi tập nhọc nhằn. Cô cùng Ben nghe những bản nhạc để đưa cậu trở về với âm thanh, cũng chính cô là động lực để Ben đăng kí tham gia cuộc thi pi-a-nô dành cho lứa tuổi 15. Cô hứa với Ben rằng, mình sẽ là một khán giả cổ vũ hết mình cho Ben khi cậu thi.

Vào ngày thi, Ben bước lên sân khấu với một niềm tin mãnh liệt rằng đâu đó trong hàng ngàn khán giả dưới kia, có một đôi mắt tin yêu đang dõi theo mình, có một đôi tai đang chờ đợi bản nhạc của mình. Và cậu đã say mê chơi nhạc… bản nhạc tuyệt đẹp cho tình bạn.

Em hãy trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Điều gì xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của Ben? (0,5 điểm)

A. Mẹ của Ben qua đời.

B. Cậu bị mất thính lực.

C. Cậu bị hỏng thi.

D. Gia đình cậu bị phá sản.

pdf 14 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 3620
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Liên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Liên (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ THI GIỮA HK2 KIM LIÊN MÔN TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 60 phút ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Giá trị của tình bạn Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình - một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi-a- nô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người. Khi sự nghiệp của Ben đang lên như diều thì một biến cố lớn xảy ra: mẹ cậu qua đời vì bạo bệnh. Sự ra đi của người thân duy nhất ấy khiến Ben rơi vào đáy sâu tuyệt vọng. Cậu chìm trong đau khổ, đến mức đôi tai không thể cảm nhận được âm thanh tiếng đàn. Cậu dần dần rời bỏ âm nhạc trong sự bế tắc. La-la là một cô bé vô cùng ngưỡng mộ tài năng âm nhạc của Ben. Cô vẫn dõi theo cuộc sống của thần tượng mình và vô cùng buồn bã khi Ben không thể chơi đàn. Cô quyết tâm vực dậy cuộc sống của Ben, đưa cậu trở lại với âm nhạc. Hàng ngày, cô gặp gỡ, trò chuyện, động viên Ben, cô kề vai sát cánh bên Ben trong những buổi tập nhọc nhằn. Cô cùng Ben nghe những bản nhạc để đưa cậu trở về với âm thanh, cũng chính cô là động lực để Ben đăng kí tham gia cuộc thi pi-a-nô dành cho lứa tuổi 15. Cô hứa với Ben rằng, mình sẽ là một khán giả cổ vũ hết mình cho Ben khi cậu thi. Vào ngày thi, Ben bước lên sân khấu với một niềm tin mãnh liệt rằng đâu đó trong hàng ngàn khán giả dưới kia, có một đôi mắt tin yêu đang dõi theo mình, có một đôi tai đang chờ đợi bản nhạc của mình. Và cậu đã say mê chơi nhạc bản nhạc tuyệt đẹp cho tình bạn.
  2. Em hãy trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Điều gì xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của Ben? (0,5 điểm) A. Mẹ của Ben qua đời. B. Cậu bị mất thính lực. C. Cậu bị hỏng thi. D. Gia đình cậu bị phá sản. Câu 2. Sau biến cố đó, cậu trở nên như thế nào? (0,5 điểm) A. Cậu không còn muốn tiếp xúc với ai nữa. B. Cậu không còn dành tình yêu cho âm nhạc nữa. C. Cậu đau khổ đến mức không thể nghe được âm thanh tiếng đàn. D. Cậu không còn người hướng dẫn tập đàn nữa. Câu 3. La-la đã làm gì để Ben trở lại với âm nhạc? (0,5 điểm) A. Cô hỗ trợ tài chính cho Ben. B. Cô luôn ở bên và động viên Ben. C. Cô tìm thầy dạy giỏi cho Ben. D. Cô đăng kí cho Ben tham dự một cuộc thi âm nhạc. Câu 4. Vì sao bản nhạc Ben chơi trong ngày thi được cho là bản nhạc tuyệt đẹp của tình bạn? (0,5 điểm) A. Vì tình bạn là động lực khiến cậu cố gắng. B. Vì có nhiều người bạn đến cổ vũ cho cậu. C. Vì cậu chơi bản nhạc nói về tình bạn. D. Vì bạn bè là người gần gũi nhất với cậu. Câu 5. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? (1,0 điểm)
  3. Câu 6. Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người? (1,0 điểm) Câu 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. (0,5 điểm) Các ca sĩ luôn giữ gìn hình ảnh của mình trước A. công dân B. công chúng C. công nhân D. người dân Câu 8. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm để hai câu văn không bị lặp từ? (0,5 điểm) Ben là một thần đồng âm nhạc. Ben đã dành rất nhiều thời gian để chơi đàn. A. Cậu B. Mình C. Chàng D. Nó Câu 9. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây: (1,0 điểm) a. Ben chơi nhạc với một niềm say mê bạn còn chơi với một tình yêu mãnh liệt. b. sức mạnh của tình bạn Ben đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Câu 10. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép. (1,0 điểm) Mẹ là người em yêu thương nhất nên B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Sức mạnh của Toán học Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu-tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La-voa-di-ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô-péc-nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái
  4. Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời. (Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI) 2. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Hãy viết một đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm Câu 2. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm Câu 3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm Câu 4. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm Câu 5. Gợi ý: Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La-la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu. Câu 6: Gợi ý: Tình bạn là một trong những thứ tình cảm quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Câu 7: Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm Câu 8: Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm Câu 9: - Điền đúng cặp quan hệ từ: 1,0 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm) - Không xác định được cặp quan hệ từ: 0 điểm
  5. Gợi ý: a) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu ghép: Chẳng những mà; Không những mà b) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép: Nhờ mà Câu 10: - Viết thành câu theo yêu cầu: 1,0 điểm - Viết thành câu nhưng việc dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm - Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm Gợi ý: Mẹ là người em yêu thương nhất nên em luôn phấn đấu học tốt để mẹ vui lòng. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) II. Tập làm văn (8 điểm) Tham khảo: Trong buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, lớp em đóng góp rất nhiều tiết mục hay và đặc sắc. Trong đó em ấn tượng nhất với tiết mục văn nghệ vừa đàn vừa hát của bạn Phương Anh. Em không những yêu thích giọng hát truyền cảm mà còn đặc biệt ngưỡng mộ tài chơi đàn của bạn. Em say sưa thưởng thức và ngắm nhìn từng cử chỉ, động tác nhẹ nhàng của bạn. Bắt đầu tiết mục, Phương Anh ngồi ngay ngắn, thẳng nốt đồ giữa đàn, hai chân vắt chéo vào nhau. Những ngón tay nhỏ nhắn, mềm mại khum khum tròn lại và nhẹ nhàng lướt trên từng phím đàn. Những âm thanh trong trẻo, nhịp nhàng, điêu luyện vang lên. Bạn vừa đánh đàn vừa đung đưa người và cất lời hát du dương. Bản nhạc trầm bổng dẫn người nghe vào một thế giới đầy cảm xúc. Phương Anh kết thúc tiết mục trong sự cảm phục và ngưỡng mộ của đông đảo thầy cô và bạn bè. ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng: (1 điểm) II. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
  6. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! - Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Vì bạn ấy bị đau mắt. b. Vì bạn ấy không có tiền c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.
  7. Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Cô là người quan tâm đến học sinh. b. Cô rất giỏi về y học. c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm. Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. c. Cô là người luôn sống vì người khác. d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm) Viết câu trả lời của em: Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước ? a. công minh b. công nhân c. công cộng d. công lí Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. đơn giản b. đơn điệu
  8. c. đơn sơ d. đơn thuần Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép: (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Câu 9: Xác định các thành phần trong câu sau: (0.5 điểm) “Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.” Trạng ngữ: Chủ ngữ: Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến? (0.5 điểm) Viết câu của em: B. Phần viết 1. Chính tả: (Nghe – viết) bài Bà cụ bán hàng nước chè SGK Tập 2 trang 102 (2 điểm) 2. Tập làm văn: Đề bài: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất. (2 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói Đáp án và hướng dẫn làm bài Câu 1 d Câu 2 c
  9. Câu 3 a Câu 4 b Câu 5 Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho Câu 6 c Câu 7 a Câu 8 b Câu 9 TN: Em thấy chưa CN: cặp kính này 10 Càng tiếp xúc tôi càng thấy cậu ấy hiền lành, cậu ấy không xấu như người ta vẫn nói. B. Phần viết 2. Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất Tả cây khế Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế. Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên. Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng? Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời. Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng: - Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé! Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không, mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
  10. - Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy. Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông. Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh. ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (Giáo viên kiểm tra từ tuần 19 đến tuần 26, bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc) II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt 1. Đọc thầm bài văn sau: Mừng sinh nhật bà Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả. Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy. Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn Một lát sau, bà về và
  11. hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm. (Theo Cù Thị Phương Dung) 2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau: Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu? A. 7 bữa tiệc B. 6 bữa tiệc C. 5 bữa tiệc D. 4 bữa tiệc Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà? A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật. B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà. C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà. D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui. Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà? A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc. B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật. C. Viết thiếp mời giúp chị em. D. Làm giúp mấy chị em món bún chả. Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui? A. Vì hôm đó bà rất vui. B. Vì hôm đó các cháu rất vui. C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui. D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui. Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?
  12. A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả. B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật. C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui. D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà. Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì? Câu 7: “Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà”. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Quan hệ từ Câu 8: “Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.” Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép? Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn? Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên? B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả: (Nghe – viết): Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “từ Thấy Sứ thần Việt Nam đến hết” của bài Trí dũng song toàn - Sách TV5 tập 2, trang 25. 2. Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Phần đọc
  13. 1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: 7 điểm Câu 1 2 3 4 5 7 Đáp án A D B D C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 Câu 6: 1 điểm Trong cuộc sống, chúng ta cần biết quan tâm đến người già trong gia đình Câu 8: 1 điểm Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. Câu 9: 0,5 điểm. Từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1: bà; chúng tôi Câu 10: 1 điểm: Năm nay: TN chị em tôi; chúng tôi: CN lớn cả; họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà: VN B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về khoảng cách, kiểu chữ, cỡ chữ . Trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) - Viết được bài văn tả đồ vật đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt logic, không mắc lỗi chính tả,
  14. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. + Mở bài: Giới thiệu được đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em (1điểm) + Thân bài: (6 điểm) Tả bao quát hình dáng cụ thể của đồ vật. Tả các bộ phận của đồ vật đó. Nêu công dụng của đồ vật + Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của em về đồ vật hoặc món quà đó.(1điểm).