Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đức Trí (Có đáp án)
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Cho văn bản sau:
Cái gì quý nhất?
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.
Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”
Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.
Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:
- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
TRỊNH MẠNH
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. (1đ) Ba bạn Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau việc gì?
A. Trao đổi về cái gì trên đời là hay nhất.
B. Trao đổi về cái gì trên đời là quý nhất.
C. Trao đổi về cái gì trên đời là to nhất.
Câu 2 (1đ) Ai là người nói đúng?
A. Bạn Hùng là người nói đúng.
B. Bạn Quý là người nói đúng.
C. Không ai nói đúng cả.
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đức Trí (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_3_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf
Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đức Trí (Có đáp án)
- TRƯỜNG TH ĐỨC TRÍ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A . Phần kiểm tra đọc : (10 điểm ) I. Đọc thành tiếng (3 điểm ) - Đọc theo yêu cầu của giáo viên . II. Đọc hiểu (7 điểm ) Cho văn bản sau : Cái gì quý nhất ? Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất . Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?” Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền s ẽ mua đượ c lúa gạo!” Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mớ i làm ra lúa gạo, vàng bạc!” Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau , ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải . Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói : - Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Không có ngườ i lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất c ả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô v ị mà thôi . TRỊNH MẠNH Khoanh tròn chữ cái trước ý tr ả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây :
- Câu 1. (1đ) Ba bạn Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau việc gì? A. Trao đổi về cái gì trên đời là hay nhất. B. Trao đổi về cái gì trên đời là quý nhất. C. Trao đổi về cái gì trên đời là to nhất. Câu 2 (1đ) Ai là người nói đúng? A. Bạn Hùng là người nói đúng. B. Bạn Quý là người nói đúng. C. Không ai nói đúng cả. Câu 3. (0,5 đ) Vì ba bạn không ai chịu ai nên đã đến hỏi ai? A. Các bạn đến hỏi thầy giáo. B. Các bạn đến hỏi bố bạn Quý. C. Các bạn đến hỏi bố bạn Nam. Câu 4. (1đ) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất? A. Vì người lao động có nhiều sức khỏe. B. Vì Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. C. Vì người lao động biết lao động. Câu 5. (1đ) Nội dung của bài là gì? A. Nội dung miêu tả cuộc tranh luận của ba bạn Hùng, Quý và Nam. B. Nội dung của bài miêu tả các loại sự vật quý giá trong đời sống. C. Qua tranh luận của các bạn nhỏ, bài văn khẳng định: Người lao động là đáng quý nhất. Câu 6. (1đ) Hãy tìm quan hệ từ trong câu sau: ‘‘Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được” Câu 7. (1đ) Tìm động từ trong câu sau: "Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc” B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả: (2 điểm) Học sinh (nghe viết) bài: “Người gác rừng tí hon”. Viết từ “sau khi nghe em báo đến xe công an lao tới”. II. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài : Em hãy tả lại một người thân của em.
- HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. Phần kiểm tra đọc hiểu 1. B 2. C 3. A 4. B 5. C 6: Đáp án động từ là: viết 7: Đáp án câu tục ngữ là: có chí thì nên B. Kiểm tra viết: I. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (8 điểm) 1. Mở bài: Giới thiệu được người thân định tả? (1 điểm) 2. Thân bài: a. Tả ngoại hình (3 điểm) b. Tả tính tình, hoạt động (3 điểm) 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em người được tả. (1 điểm) ĐỀ SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học (Từ tuần 11 đến tuần 17) đọc đúng, đọc hay, tốc độ khoảng 100 tiếng/phút.
- (Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc). - Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) 2.1. Đọc thầm bài văn sau: Mưa cuối mùa Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng. Sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô. Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng cho Bé, Bé chẳng nhận ra sao? Trần Hoài Dương 2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: (1,0đ) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? A. Những ánh chớp chói lòa. B. Tiếng động ầm ầm. C. Mưa gió mời gọi Bé. D. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Câu 2: (1,0đ) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì? A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. B. Nhìn thấy chiếc lá vàng rực trên đỉnh ngọn cây bồ đề.
- C. Nhờ có cơn mưa mà Bé đã có một giấc ngủ ngon. D. Trời trong veo không một gợn mây. Câu 3: (1,0đ) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh? A. vui sướng. B. thương xót. C. nao lòng. D. lo lắng Câu 4: (0,5đ) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển? A. mưa xối xả/ mưa gió B. cơn mưa/ mưa to C. mưa tiền/ mưa bàn thắng D. Trận mưa/ cơn mưa Câu 5: (0,5đ) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa? A. Mưa - nắng, đầu - cuối, thức - ngủ, vui - buồn. B. Đầu tiên - cuối cùng, đỉnh - đáy, ngọn - gốc, mưa - nắng. C. Đầu - cuối, trước - sau, ngủ - ngáy, sáng suốt - tỉnh táo. D. Đầu - cuối, trước - sau, cao- thấp, mưa - nắng, trên - dưới. Câu 6: (0,5đ) Dòng nào sau đây gồm các từ láy? A. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mùa mưa. B. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mỏi mắt. C. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, trời trong. D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng Câu 7: (0,5đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ? Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
- D. Đại từ Câu 8: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người Câu 9: (1,0đ) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu). B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Viết chính tả: (2đ) (nghe - viết) - Bài viết: “Chữ nghĩa trong văn miêu tả ” - Sách TV Lớp 5 tập 1(trang 160) - Viết đoạn đầu: (từ: Miêu tả một em bé . của người da đen.) II. Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy tả hình dáng và tính tình một người thân trong gia đình em. Đề 2: Em hãy tả một em bé ở tuổi tập nói, tập đi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Câu 1: (1,0đ) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? B. Tiếng động ầm ầm. Câu 2: (1,0đ) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì? A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Câu 3: (1,0đ) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh? C. nao lòng. Câu 4: (0,5đ) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển? C. mưa tiền/ mưa bàn thắng Câu 5: (0,5đ) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa?
- C. Đầu - cuối, trước - sau, ngủ - ngáy, sáng suốt - tỉnh táo. Câu 6: (0,5đ) Dòng nào sau đây gồm các từ láy? D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng Câu 7: (0,5đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào? Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. B. Động từ Câu 8: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người: Óng ả, mượt mà, đen nhánh, mềm mại, đen bóng, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, Câu 9: (1,0đ) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu). Mọi người ngồi vào bàn để bàn công việc. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm): - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. * Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp, trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (8đ): - Điểm thành phần được chia như sau: + Mở bài: 1 điểm. + Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ). + Kết bài: 1 điểm. + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm. * Gợi ý đáp án như sau: a. Mở bài:
- - Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? b. Thân bài: * Tả hình dáng: (2đ) - Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, - Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, * Tả tính tình, hoạt động: (2đ) - Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, - Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; Kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ c. Kết bài: 1 điểm. - Nói lên được tình cảm của mình về người vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm). ĐỀ SỐ 3 A. Kiểm tra đọc Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàn tay thân ái Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ ấy là ai vậy, chị? Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi. - Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại. - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là: A. Con trai ông. B. Một bác sĩ. C. Một chàng trai là bạn cô. D. Một anh thanh niên. Câu 2. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là: A. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết. B. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện. C. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện. D. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo. Câu 3. Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì: A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy. B. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình. D. Anh muốn thực hiện để làm nghề y. Câu 4. Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là: A. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. B. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình. C. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. D. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình. Câu 5. Câu chuyện trong bài văn muốn nói em là:
- A. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người B. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu. C. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc. D. Cần phải biết yêu thương người tàn tật. Câu 6. Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”) A. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành B. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn. C. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. D. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu. Câu 7. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: A. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm. B. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. C. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. D. Mẹ cho xe đạp ăn dầu. Câu 8. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.) A. Trôi. B. Lặn. C. Nổi D. Chảy Câu 9. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? A. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt. B. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới. C. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước. D. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước. Câu 10. Đặt một câu trong có sử dụng cặp từ trái nghĩa. B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe viết:
- - Bài viết: “Bài ca về trái đất” (Sách Tiếng Việt 5/ tập1, tr 41) - GV đọc cho HS viết tựa bài ; hai khổ thơ đầu và tên tác giả. II. Tập làm văn: Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. Phần đọc Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: A Câu 6: A Câu 7: A Câu 8: C Câu 9: B Câu 10: Hs đặt câu đúng theo yêu cầu đạt 0,5 đ - Ví dụ: Trong lớp, bạn Nam thì cao còn bạn Hậu lại thấp. B. Phần viết I. Chính tả: (5đ) - Bài viết không sai lỗi chính tả hoặc sai một dấu thanh, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đạt 0,5 đ - Sai âm đầu, vần. sai qui tắc viết hoa. Thiếu một chữ hoặc một lỗi trừ 0,5 đ - Sai trên 10 lỗi đạt 0,5đ - Toàn bài trình bày bẩn, chữ viết xấu. Sai độ cao, khoảng cách trừ 0,5 đ II. Tập làm văn: (5đ) A. Yêu cầu: - Xác định đúng thể loại tả cảnh.
- - Nêu được vẻ đẹp khái quát và chi tiết của ngôi nhà. - Nêu được nét nổi bật của ngôi nhà từ ngoài vào trong. - Nêu được tình cảm của em đối ngôi nhà. B. Biểu điểm: - 4-5 điểm: Thực hiện các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ gợi tả, làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của không gian ngôi nhà. Bài viết không sai lỗi chính tả. - 2-3 điểm : Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần nhưng còn liệt kê, lỗi chung không quá 3 lỗi - 1 điểm: Lạc đề, bài viết dở dang. - Tùy theo mức độ sai sót của HS, GV chấm điểm đúng với thực chất bài làm của các em.