Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ
Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.
Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.
Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.
Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa,… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.
Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.
(Lê Đức Dương)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên"?
A. Vì họ cho rằng chú là kẻ rỗi hơi.
B. Vì họ biết đó là công việc vô cùng khó khăn, nặng nhọc.
C. Vì công việc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.
Câu 2. Tại sao chú Trọng lại làm công việc này ?
A. Vì được trả lương cao.
B. Vì được khen thưởng.
C. Vì mong có đất trồng trọt
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_3_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf
Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)
- TRƯỜNG TH TRẦN ĐẠI NGHĨA ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi. Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được. Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành. Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa, mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.
- Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người. (Lê Đức Dương) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên"? A. Vì họ cho rằng chú là kẻ rỗi hơi. B. Vì họ biết đó là công việc vô cùng khó khăn, nặng nhọc. C. Vì công việc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của họ. Câu 2. Tại sao chú Trọng lại làm công việc này ? A. Vì được trả lương cao. B. Vì được khen thưởng. C. Vì mong có đất trồng trọt. Câu 3. Tại sao tác giả có thể viết : "Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người." ? A. Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đất sỏi đá này đã được sống lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu. B. Bởi vì miền đất khô cằn này đã được chú Trọng khôi phục lại vị trí trong bản đồ. C. Bởi vì mảnh đất này nay đã không còn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh. Câu 4. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành công là gì ? A. Có sức khoẻ. B. Được cả gia đình hết lòng ủng hộ. C. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình. Câu 5. Câu nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện ? a. Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. b. Bàn tay ta làm nên tất cả
- Có sức người sỏi đá củng thành cơm. c. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Từ khắc nghiệt trong câu : "Thiên nhiên thật khắc nghiệt." có thể thay thế bằng những từ nào? A. Cay nghiệt B. Nghiệt ngã C. Khủng khiếp Câu 2. Tìm các cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây : a. nghị lực của mình chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ. b. chú Trọng không có ý chí, nghị lực chú sẽ không thành công. c. Chú Trọng là một nông dân bình thường có ý chí và nghị lực hơn người. Câu 3. Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng. a. Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá. b. Tuy không nhặt đá đắp thành thì chú không có đất trồng trọt. c. Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi. Câu 4. Dấu ngoặc kép trong câu Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên" có ý nghĩa gì? A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. Câu 5. Câu: "Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt." có mấy trạng ngữ ? A. Một trạng ngữ. B. Hai trạng ngữ. C. Ba trạng ngữ. Câu 6. Dấu hai chấm trong câu : "Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét." có tác dụng gì?
- A. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. B. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Cả hai ý trên. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về việc làm của chú Trọng. IV. TẬP LÀM VĂN Đề 1. Dựa vào những hình ảnh " suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lón, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.", em hãy viết đoạn văn tả cảnh chú Trọng nhặt đá đắp thành. Đề 2. Viết đoạn văn giới thiệu về một tấm gương cải tạo hoặc bảo vệ môi trường mà em biết. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU 1. B 2. C 3. A 4. C 5. B II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. - b, c. Câu 2. a. Nhờ mà ; b. Nếu thì ; c. Nhưng. Câu 3. a. Nên thay bằng vì
- b. Tuy thay bằng nếu c. Vì thay bằng tuy Câu 4: A Câu 5: B Câu 6: A III. CẢM THỤ VĂN HỌC Ai đó nói rằng việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Với riêng tôi, việc làm của chú thật đáng khâm phục. Tôi khâm phục chú từ ý tưởng nhặt đá để mong có đất trồng trọt, ước mơ biến mảnh đất đầy sỏi đá lởm chởm thành nương rẫy phì nhiêu. Tôi khâm phục sự chăm chỉ, cần mẫn của chú bởi đó không phải là việc làm ngày một ngày hai mà kéo dài đằng đẵng mười sáu năm trời. Tôi kính phục chú - một người nông dân bình thường, hiền lành nhưng đầy nghị lực và kiên trì. Nếu có ai đó hỏi tôi : "Bạn có suy nghĩ gì về việc làm của chú Trọng ?", tôi xin nói rằng : "Chú Trọng là tấm gương sáng về nghị lực và sự kiên trì để bạn và tôi học tập". IV. TẬP LÀM VĂN * Đề bài 1: Ấn tượng đẹp đẽ trong tôi là hình ảnh chú Trọng làm việc dưới đêm trăng. Khi mặt trăng từ từ đi qua đỉnh ngọn tre đầu làng, ban phát ánh sáng cho vạn vật, tôi đã nhìn thấy chú. Chú bước ra mảnh đất phía sau nhà, với tay cầm chiếc cuốc dựng bên bờ đá và bắt đầu làm việc. Một viên, hai viên, hết đá nhỏ lại trồi lên những hòn đá lớn. Một mình chú cùi cũi bới đá, khuân vác để vào sọt. Khi đầy hai sọt, chú ghé vai gánh chuyển đi. Đòn gánh cong oằn vì sức nặng. Tôi thấy đôi vai chú chùng xuống, từng giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, thấm đẫm lưng áo chú. Có những hòn đá to như quả bí ngô, bí đao, không vác được, chú phải vần từng tí, từng tí một. Lớn lên chút nữa tôi mới hiểu hơn công việc của chú. Nhìn bức tường ngày một dài và cao thêm, tôi rất cảm phục chú. Tôi tin chắc chú sẽ thành công và thầm cầu nguyện cho ước mơ của chú sớm thành hiện thực. * Đề bài 2: Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở các thành phố lớn mà nhiều vùng nông thôn cũng đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải còn nhiều bất cập, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng, khai thác cát trái phép làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải ở nhiều địa phương, nhất là ở các xã nơi dân cư thưa thớt còn nhiều khó khăn, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Thăng Bình có chị Nguyễn Thị Ba trú tại thôn 6, xã Bình Dương đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm sạch môi trường nông thôn cho thôn 6- thôn có số dân đông và diện tích rộng nhất xã Bình Dương.
- ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU TÔI YÊU BUỔI TRƯA Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích. Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi ngưòi ghét : buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất. Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi ngưòi có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè ! (Nguyễn Thuỳ Linh) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì ? A. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh. B. Có bầu không khí trong lành, mát mẻ. C. Cả hai ý trên. Câu 2. Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì ? A. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn. B. Có khói bếp cùng với làn sương lam. C. Cả hai ý trên. Câu 3. Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất ? A. Buổi trưa. B. Buổi trưa mùa hè.
- C. Buổi trưa mùa đông. Câu 4. "Nhẹ, êm và dễ chịu" là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ? A. Mùa xuân B. Mùa đông C. Mùa thu Câu 5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ? A. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp. B. Nhờ buổi trưa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm. C. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Câu 6. Bài viết nhằm mục đích gì ? A. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê. B. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ. C. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Đi thóc trong bài có nghĩa là gì ? A. Đem thóc ra phơi. B. Vun thóc lại thành đống. C. Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô. D. Giẫm lên thóc. Câu 2. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương ? A. Thức khuya dậy sớm. B. Cày sâu cuốc bẫm. C. Đầu tắt mặt tối. D. Chân lấm tay bùn. Câu 3. Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên. Câu 4. Câu "Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè !" thuộc kiểu câu gì ?
- A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu khiến III. CẢM THỤ VĂN HỌC - Dựa vào ý của câu cuối bài, hãy viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn nêu rõ lí do em yêu thích mùa hè: Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất vì những buổi trưa này đã giúp em hiểu ra rằng III. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Em hãy viết đoạn văn tả mảnh sân nhà em giữa trưa hè trong mùa thu hoạch, có phần mở đầu như sau: Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân Câu 2. Hãy viết đoạn văn tả một buổi trong ngày. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU 1. C 2. C 3. B 4. A 5. C 6. B II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. C Câu 2. B Câu 3. trưa, sáng, sương, bầu không khí, chiều, gió, hoàng hôn, sương lam, mùa đông, mùa thu, nắng vàng, nắng, mùa xuân, mùa hè, trưa hè. Câu 4. B III. CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo:
- Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy, ai cũng muốn trốn trong bóng râm. Thế mà, bố mẹ em vẫn phải ra sân nóng như cái chảo rang ấy để dũi thóc, gẩy rơm, mặc cho mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt đỏ bừng hằn rõ nỗi vất vả, mệt nhọc. Nhưng nếu không có cái nắng trưa này thì liệu sân thóc kia sẽ ra sao ? Rơm rạ kia sẽ thế nào ? Còn quần áo củi lửa nữa chứ, Tôi thầm cảm ơn buổi trưa hè, cảm ơn người nông dân, cảm ơn bố mẹ đã một nắng hai sương để làm ra hạt thóc vàng nuôi tôi khôn lớn. IV. TẬP LÀM VĂN * Đề bài 1: Dàn bài: - Cảnh vật cần tả là cảnh gì ? Tả cảnh trong thời gian nào ? - Lúc đó, thời tiết ra sao ? Trên sân có những gì ? - Hoạt động gì diễn ra trên sân ? Tham khảo: Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân nhà tôi. Mặt sân được làm bằng bê tông nóng như chảo rang. Xung quanh sân, những sợi rơm vàng óng bị nắng chiếu cong lên và lạo xạo dưới mỗi bước chân của mẹ. Ở giữa sân là chỗ mẹ tôi phơi thóc. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy, mẹ tôi vẫn ra sân dũi thóc bằng đôi chân trần. Sau mỗi bưóc dũi, từng rãnh thóc hiện ra đều đặn như những dòng kẻ trên trang vở của tôi. Trên dây phơi, những bộ quần áo đủ màu sắc, khô cong thơm mùi nắng. * Đề bài 2 Dàn bài: - Em thích buổi nào trong ngày ? Vào mùa nào trong năm ? - Mùa đó, vào buổi em tả, thời tiết ra sao ? - Trong buổi đó có những hoạt động chính nào ? (Người, vật, ) Tham khảo: Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy trong tiếng gọi mùa xuân. Chao ôi ! Quang cảnh thiên nhiên hiện ra trước mắt em mới đẹp làm sao ! Làng xóm như bồng bềnh trong một biển hơi sương. Những làn khói bếp bay lên hoà vào sương mai như những dải lụa mềm uốn lượn trên không. Trời sáng dần, đằng đông ửng hồng, những tia nắng ban mai đang lan xa. Một ngày mới lại bắt đầu. Trên con đường làng, những đứa trẻ quần áo gọn gàng trông rất đáng yêu, nắm tay nhau tung tăng đến trường. Tiếng cười đùa rộn rã, tiếng hỏi bài ríu rít. Các bác nông dân đi làm sớm, khăn choàng kín mặt, tiếng nói chuyện râm ran. Trên
- cành cây, tiếng hót của chim chìa vôi, chim chào mào lảnh lót làm cho buổi sáng của làng quê em càng thêm sôi động. ĐỀ SỐ 3 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1) 2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1) 3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1) 4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1) 5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1) 6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1) 7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1) 8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng Bên trên đưòng là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác
- Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. (Vi Hồng – Hồ Thuỷ Giang) 1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về có gì đặc biệt? (0.5 điểm) A. Phải vượt qua một con thác bọt tung trắng xóa B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải, hoa cỏ mọc đầy hai bên đường D. Phải đi qua một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, bướm bay rập rờn, chim hót líu lo 2. Con đường vào bản có những cảnh vật gì? (0.5 điểm) A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám, trâu bò B. Con thác, núi, rừng trám, rừng vầu, lợn gà C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà D. Con thác, rừng thảo quả, lợn gà, hoa thơm 3. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những cây nào? (0.5 điểm) A. Cây vầu, cây trám đen, cây trám trắng B. Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò C. Cây vầu, cây trám, cây hoa ban D. Cây sung, cây vầu, cây sấu 4. Câu “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng ” ý nói? (0.5 điểm) A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá B. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá C. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá D. Đàn cá giống những cành cây bên bờ suối 5. Những con vật nào được nhắc đến trong bài văn? (0.5 điểm) A. Con vịt, con bò, con lợn B. Con lợn, con chó, con sư tử
- C. Con lợn, con cá, con gà mái D. Con lợn, con bò, con trâu 6. Bài văn miêu tả cảnh gì? (0.5 điểm) A. Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc B. Cảnh cuộc sống của người dân bản vùng biên giới phía bắc C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc D. Cảnh nương rẫy vào một buổi sớm đầu đông 7. Đặt hai câu có chứa từ bản là từ đồng âm. (1 điểm) 8. Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa xấu – đẹp 9. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.”? (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (4 điểm) Trồng rừng ngập mặn Nhờ phục hồi rừng ngặp mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, không còn bị xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều. II. Tập làm văn (6 điểm) Viết bài văn tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt 2. (0.5 điểm) C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà 3. (0.5 điểm) A. Cây vầu, cây trám đen, cây trám trắng 4. (0.5 điểm) A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá 5. (0.5 điểm) C. Con lợn, con cá, con gà mái 6. (0.5 điểm) C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc 7. (1 điểm) a) Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. b) Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé! 8. (1 điểm) Chiếc áo này xấu, chiếc áo bên kia đẹp hơn! 9. (1 điểm) Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về/ phải vượt qua một con suối to. CN B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm)
- Giới thiệu chung về em bé mà em muốn miêu tả B. Thân bài (2.5 điểm) - Tả hình dáng của em bé - Tả hoạt động ngày thường của em bé C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với em bé * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: “Ba ba ba” vừa về đến nhà em đã nghe thấy giọng nói lanh lảnh của Bống. Bống là em gái của em. Năm nay Bống mới 2 tuổi. Dáng người bụ bẫm, dễ thương. Chỉ cần nhìn thấy Bống là mộ người sẽ lập tức muốn ôm em ấy vào lòng. Đôi má phúng phính, trắng hồng, lúc cười lộ ra mấy cái răng sữa khiến ai nhìn cũng muốn nựng má. Đôi mắt đen to, linh động nhìn đông ngó tây khiến ai cũng phải bật cười. Bống đang độ tuổi tập đi, mỗi bước đi chập chững của em khiến mọi người trong nhà đều phải dõi theo. Tối nào bé cũng thích đi vòng quanh nhà, có lẽ Bống biết mọi người trong nhà đều dõi theo bước đi của mình nên quyết tâm đi thật tốt. Đang đi mỏi chân quá, em ngồi bệt xuống đất quay ra nhìn cả nhà cười hì hì vô cùng đáng yêu. Như bao đứa trẻ nhỏ khác, Bống rất thích chơi búp bê, em ấy có thể ngồi hàng giờ bên những con búp bê, nghiêm túc chơi, nghiêm túc bế và ru em búp bê ngủ như thể đó là em của mình. Bống rất ngoan, mẹ dặn Bống khi chơi xong thì phải xếp đồ chơi gọn gàng vào rổ đồ chơi, em đều nhớ và làm theo. Trong nhà, Bống quấn mẹ nhất, chỉ ở bên cạnh những người thân trong gia đình, em mới tỏ vẻ nũng nịu, phụng phịu đáng yêu. Khi ở cạnh những khác em cũng không hề khóc, nhưng lại lộ ra vẻ tự lập hiếm có. Mỗi tối đi ngủ Bống đều phải có gấu bông nằm bên cạnh mới có thể ngủ ngon được. Em rất yêu Bống, lúc rảnh rỗi em chỉ muốn chơi và trông Bống để mẹ có thêm thời gian làm việc nhà.