Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bản Cầm (Có đáp án)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: (Thời gian: 35 phút)

Hai mẹ con

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm)

Phương thương mẹ quá! Nó quyết định……. cách ký tên.

Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm)

A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.

B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.

C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.

D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.

pdf 13 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 3261
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bản Cầm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bản Cầm (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022 BẢN CẦM Môn: Tiếng Việt 5 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) Mỗi học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 100 đến 120 tiếng) trong số các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi tương ứng từng đoạn (từ tuần 27 đến tuần 35) ở sách Tiếng Việt 5 tập 2. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: (Thời gian: 35 phút) Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm) Phương thương mẹ quá! Nó quyết định . cách ký tên.
  2. Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm ) A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy . B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi . C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm ) A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen . D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình . Câu 4: Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai? (0,5 điểm ) - Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai ” Thông tin Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Đúng / Sai Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Đúng / Sai Thương người như thể thương thân. Đúng / Sai Thương nhau củ ấu cũng tròn. Đúng / Sai Câu 5: Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (1 điểm ) Câu 6: Vào vai Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm): Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa cách ký tên” )? (0,5 điểm ) A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ . B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
  3. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 8: Đoạn thứ ba của bài (“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ .thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép? (0,5 điểm) A. 1 câu ghép B. 2 câu ghép C. 3 câu ghép D. 4 câu ghép Câu 9: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường”. là những từ ngữ nào? (1 điểm) Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được. (1 điểm) B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả Nghe - viết (2 điểm) (20 phút) Bài viết: “Cây chuối mẹ” (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 96) Viết đầu bài và đoạn: “Mới ngày nào nó chỉ là đến ngọn rồi đấy.” 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân mà em yêu thích nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 7 Câu 8 Học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ A 0,5 B 0,5 D 0,5 B 0,5 0,5đ đ đ đ đ Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.(0,5 đ) - Khoanh vào” Đúng” hoặc “sai” Thông tin Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Sai
  4. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Sai Thương người như thể thương thân. Đúng Thương nhau củ ấu cũng tròn. Sai Câu 5 : (1 đ) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện . Câu 6 : (1 đ) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ . Câu 9 : (1 đ) chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường . Câu 10 : (1 đ) Đỡ đần, phụ giúp, . B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm . - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm . 2. Tập làm văn a. Mở bài : Giới thiệu người bạn thân của em . Mẫu : Từ lúc đi học, em được làm quen với rất nhiều người bạn mới. Mỗi bạn đều có tính cách và sở thích khác nhau, nhưng ai cũng thật đáng quý. Trong đó, người bạn mà em yêu quý nhất, giống như anh em ruột thịt chính là Tuấn Hùng . b. Thân bài - Tả khái quát về bạn : Bạn bao nhiêu tuổi? Là bạn học cùng lớp hay là hàng xóm của em ? Bạn có chiều cao, cân nặng bao nhiêu? Vóc dáng như thế nào ? Màu da, giọng nói, sở thích của bạn có gì đặc biệt ? - Tả chi tiết về bạn : Tả khuôn mặt, đôi mắt, mũi, nụ cười, kiểu tóc Tả trang phục, cách ăn mặc thường ngày khi đến lớp và khi đi chơi của bạn - Tả tính cách, hành động của bạn : Bạn là người có tính cách như thế nào? (kể một vài chi tiết chứng minh cho nét tính cách đó )
  5. Bạn của em là một học sinh như thế nào? Ngoài giờ học bạn thường làm gì? Thầy cô, bạn bè có quý bạn ấy không? Vì sao? - Kể ngắn ngọn một vài kỉ niệm, hoặc hoạt động chung của hai người khiến em nhớ mãi. c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người bạn ấy. Mẫu: Em rất quý trọng tình bạn với Hùng. Mong rằng tình bạn của chúng em sẽ vẫn mãi bền chặt theo thời gian. ĐỀ THI SỐ 2 I. Đọc thành tiếng (10 điểm) 1. Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm) ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe? Hoàng Phương Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm) A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.
  6. Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm) A. Suy nghĩ và khóc một mình. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi. Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm) A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ. Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm) A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát. B. Cụ già tốt bụng. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”. Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm) . Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm) . Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm) Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm) A. Lặp từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ
  7. C Thay thế và lặp từ ngữ D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm) Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu . Câu 10. Đặt câu: (1 điểm) a). Câu ghép có cặp quan hệ từ : Vì nên b). Câu ghép có cặp từ hô ứng : càng càng HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. Đọc thành tiếng (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài sau và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu câu hỏi. - Bài: Một vụ đắm tàu ( sách TV5 tập 2, trang 108) - Bài: Con gái (sách TV5 tập 2, trang 112.) - Bài: Tà áo dài Việt Nam (sách TV5 tập 2, trang 122.) - Bài: Công việc đầu tiên (sách TV5 tập 2, trang 126.) - Bài: Bầm ơi (sách TV5 tập 2, trang 130,131) - Bài: Út Vịnh (sách TV5 tập 2, trang 136.) - Bài: Những cách buồm (sách TV5 T2,trang 140) - Bài: Luật Bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em (sách TV5 T2,trang 145)
  8. - Bài: Sang năm con lên bảy (sách TV5 T2 ,trang 149) Hướng dẫn chấm đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm 2. Hướng dẫn chấm đọc hiểu (7 điểm) Câu 1. B (0,5 điểm) Câu 2. C (0,5 điểm) Câu 3. A (0,5 điểm) Câu 4. D (0,5 điểm) Câu 5. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. (1 điểm) Câu 8. A (0,5 điểm) Câu 9. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ (1 điểm) II. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác" Cây trái trong vườn Bác Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca. Theo Võ Văn Trực 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: (1 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : (1 điểm) 2. Tập làm văn: (8 điểm) Mở bài: 1 điểm Thân bài: + Nội dung (1,5 điểm)d + Kĩ năng (1,5 điểm) + Cảm xúc (1 điểm) Kết bài: 1 điểm Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm Sáng tạo: 1 điểm ĐỀ THI SỐ 3 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ) I. Đọc thành tiếng (3đ) - Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề: Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai (Từ tuần 29 đến tuần 33). Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm . II. Đọc thầm (7đ) (35 phút) Đọc thầm bài: “Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123) CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn
  10. rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. (Theo Ngọc Giao) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1/ (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào? a) Hót vang lừng chào nắng sớm. b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn. c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ. d) Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe. Câu 2/ (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì? a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ. b) Xù lông rũ hết những giọt sương. c) Hót vang lừng chào nắng sớm. d) Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia. Câu 3/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau : Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng. Câu 4/ (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là: Câu 5/ (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy? a) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa. b) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn. c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ. d) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn. Câu 6/ (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là:
  11. Câu 7/ (0,5đ) Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng : a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b) Ngăn cách các vế câu ghép. c) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ. d) Ngăn cách các chủ ngữ trong câu. Câu 8/ (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là: a/ Chỉ có từ mắt mang nghĩa gốc. b/ Chỉ có từ cổ mang nghĩa gốc. c/ Chỉ có từ đầu mang nghĩa gốc. d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc. Câu 9/ (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy nhưng B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ) I. Viết chính tả: ( 2đ) Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút) (SGKTV5 T2/tr117&118) - (Viết đoạn: Một tối, đến con sư tử hung dữ.) II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút) * Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất. * Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ) I. Đọc thành tiếng (3đ) * Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Đọc thầm (7đ) (35 phút) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau: 1/ (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?
  12. b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn. 2/ (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì? c) Hót vang lừng chào nắng sớm. 3/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau : Rồi hôm sau,/ khi phương đông vừa vẩn bụi hồng,/ con hoạ mi ấy /lại hót vang lừng. TN TN CN VN 4/ (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là: êm ả, yên ả, 5/ (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ? c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ. 6/ (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là: ồn ào, náo nhiệt, náo động, 7/ (0,5đ) Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng : a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 8/ (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là: d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc. 9/ (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy nhưng Tuy Dương bị khuyết tật đôi tay nhưng bạn ấy viết chữ rất đẹp. Tuy Mai có điều kiện khó khăn nhưng bạn ấy luôn chăm chỉ học hành. B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ) I. Viết chính tả: ( 2đ) Bài viết: Thuần phục sư tử (20 phút) (SGKTV5 T2/tr117&118) - (Viết đoạn: Một tối, đến con sư tử hung dữ.) - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. * Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp, trừ 0,25 điểm toàn bài. II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút) * Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất. >> Tham khảo: Tả bạn thân Hay Chọn Lọc * Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở. >> Tham khảo: Tả ngôi nhà thân yêu của gia đình em - Viết được một bài văn tả một bạn hoặc tả ngôi nhà có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả người hoặc tả cảnh đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
  13. - Điểm thành phần được chia như sau: + Mở bài: 1 điểm. + Thân bài : 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; Kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ). + Kết bài: 1 điểm. + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm. * Gợi ý đáp án đề 1 như sau: a/ Mở bài: 1 điểm. Giới thiệu được bạn sẽ tả: Tên gì? Em quen biết với bạn từ khi nào? . (GT trực tiếp hoặc gián tiếp). b/ Thân bài: 4 điểm. * Tả hình dáng: (2đ) - Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, - Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, * Tả tính tình: (2đ) Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ c/ Kết bài: 1 điểm. Nói lên được tình cảm, mong ước của mình về bạn vừa tả. - Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm. - Dùng từ đặt câu đúng và hay: 0,5 điểm. - Bài làm sáng tạo, biết dùng từ ngữ gợi tả, biểu cảm; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp trong miêu tả: 1 điểm.