Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (Có đáp án)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

ÚT VỊNH

Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.

Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn :

- Hoa, Lan, tàu hỏa đến !

Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.

Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? (0,5 điểm)

A. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố.

B. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray.

C. Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.

D. Tất cả các ý trên

pdf 14 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 3761
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐẶNG TRẦN CÔN Môn: Tiếng Việt 5 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: ÚT VỊNH Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu. Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa. Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn : - Hoa , Lan, tàu hỏa đến ! Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất. Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời. Theo TÔ PHƯƠNG
  2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? (0,5 điểm) A. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố. B. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray. C. Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? (0,5 điểm) A. Thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu. B. Đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa. C. Cả hai ý trên đều sai. D. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? (0,5 điểm) A. Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. B. Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh. C. Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh. D. Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu. Câu 4: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? (0,5 điểm) A. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn. B. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại. C. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh khóc và la lớn. D. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ. Câu 5: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? (0,5 điểm) A. Yêu hai bạn nhỏ quê em và đường sắt.
  3. B. Yêu hai bạn nhỏ quê em. C. Yêu đường sắt quê em. D. Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông. Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là : (0,5 điểm) A. Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai. B. Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt. C. Dũng cảm cứu em nhỏ. D. Tất cả các ý trên. Câu 7: Câu “Hoa, Lan, tàu hỏa đến !” (0,5 điểm) A. Câu cầu khiến. B. Câu hỏi C. Câu cảm. D. Câu kể Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.” có tác dụng gì ? (0,5 điểm) A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. D. Ngăn cách các vế trong câu đơn. Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (2 điểm) Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (ngày mai; đất nước)(1điểm) Trẻ em là tương lai của Trẻ em hôn nay, thế giới ; B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
  4. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam. (Đoạn viết từ Áo dài phụ nữ có hai loại: . đến chiếc áo dài tân thời.). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 122). 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Đề bài: Tả người bạn thân của em. HẾ T ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Ý đúng D D A C D D A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 9: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (2 điểm) (học sinh nêu đúng mỗi từ được 0,5 điểm)
  5. Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (học sinh nêu đúng mỗi từ được 0,5 điểm) Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôn nay, thế giới ngày mai. B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người. ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc (10đ) I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)
  6. Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 33, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. mỗi học sinh đọc 1 đoạn ( trong bài bốc thăm đươc sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. II. Đọc hiểu: (7 điểm): Đọc thầm bài văn sau: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói : - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh! Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập sau:
  7. Câu 1: (0,5 điểm):Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Viết câu trả lời của em: Câu 2: (0,5 điểm): Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói: a. Được b. Mừng c. Lo d. Không Câu 3: (0,5 điểm): Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? a. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. b. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. c. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn. d. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Câu 4: (0,5 điểm): Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? a. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. b. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. c. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. d. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Câu 5:( 1 điểm): Vì sao chị Út muốn được thoát li? a. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân. b. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. c. Vì chị muốn rời khỏi gia đình. d. Vì chị muốn rải truyền đơn. Câu 6: ( 1 điểm): Nội dung cùa bài văn trên là gì? Câu 7: (0,5điểm): Câu: “ Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?
  8. a. Câu hỏi b. Câu cầu khiến c. Câu cảm d. Câu kể Câu 8: (0,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: “ Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. d. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ. Câu 9: (1điểm): Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? Câu 10: (1điểm): Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp vào chỗ chấm (đất nước, ngày mai) Trẻ em là tương lai của .Trẻ em hôm nay, thế giới B. Kiểm tra Viết: 60 phút I. Viết chính tả (nghe- viết): 2 điểm Giáo viên đọc cho học sinh viết. Chiếc áo của ba Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi . Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hành quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi. II. Tập làm văn: 8 điểm Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
  9. A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm) Đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm, - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu: (7 điểm): Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1: Học sinh trả lời đúng: (rải truyền đơn) đạt 0,5 điểm Câu 2: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm Câu 3: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm Câu 4: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm Câu 5: Học sinh khoanh vào ý b đạt 1 điểm Câu 6: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm ( nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng) Câu 7: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm Câu 8: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm Câu 9: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm (anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang) B. Kiểm tra Viết I.Viết chính tả: 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai phụ âm đầu hoạc vần, thanh; chữ thường, chữ hoa): trừ 0,2 điểm. - Nếu chữ viết viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trính bày dơ bẩn bị trừ 0,2 điểm toàn bài.
  10. II. Tập làm văn: 8 điểm 1. Mở bài Giới thiệu, dẫn dắt đối tượng Ai cũng có một mái ấm để trở về lúc đi xa, mệt mỏi. Ai cũng có một thời tuổi thơ, để thương để nhớ. Và ai cũng có một người bạn thân như một tâm hồn thứ hai của mình. Nga chính là cô bạn như thế của tôi. 2. Thân bài a. Miêu tả khái quát Nga là cô gái nhỏ nhắn, hơi gầy và dáng người rất ưa nhìn, hoạt bát và dễ mến. Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn nhỏ xíu. b. Miêu tả chi tiết - Hình dáng: Nước da hơi ngăm đen bọc ngoài cơ thể gầy gò, trông thấy cả xương vì thường đi dưới nắng. Đẹp nhất có lẽ là đôi mắt với màu xanh lam. Người ta nói mắt Nga là mắt rất Tây, mang sự thông minh và nhanh nhẹn. Nhìn vào đôi mắt ấy, ta như thấy cả một đại dương xanh thẳm mà mát lành, dễ gần chứ không đáng sợ. Tóc Nga không tết bím đuôi sam hay xõa ngang lưng như các bạn nữ khác mà được cắt gọn, trông rất cá tính. Cái miệng nhỏ với đôi môi lúc nào cũng đỏ tươi như một chú chim sẻ luôn hoạt bát, không bao giờ ngừng nói. - Tính cách: Nga được lòng hầu hết tất cả mọi người vì sự nhiệt tình và tốt bụng ấy. Ở nhà, Nga thường giúp mẹ dọn hàng ra chợ bán, nói chuyện và chăm sóc bà. Với bạn bè, Nga không ngại chia sẻ hay giúp đỡ bất cứ chuyện gì có thể: cho bạn đi cùng xe, trực nhật giúp, chia đôi đồ ăn sáng, Nga nhanh nhẹn và hoạt bát nên rất được thầy cô quý. Dù học giỏi nhưng chưa bao giờ tự kiêu một lần. Các hoạt động của lớp đều tham gia nhiệt tình. c. Những kỉ niệm với bạn Chúng tôi thân nhau từ khi còn là những đứa trẻ chẳng biết gì cho đến bây giờ. Hai đứa cùng họ, gần nhà nhau nhưng tính khí lại trái ngược hoàn toàn: tôi, ít nói, ngại giao tiếp lại học không giỏi. Phương giảng bài tôi nghe, luôn tinh nghịch như chú chim non cho tôi vui.
  11. Đôi khi có cãi nhau, tức giận nhưng Nga luôn là người chủ động làm hòa và gắn kết lại. Chúng tôi ăn cơm nhà nhau, cùng học, cùng chơi, cùng vui và buồn. 3. Kết bài Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân. Tôi chưa từng nghĩ một ngày không có Nga. Vì tôi tin, tình bạn chúng tôi sẽ là mãi mãi. Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, Nga vẫn sẽ mãi ở bên tôi. Chúng tôi là những người bạn hạnh phúc nhất. ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I- Đọc thành tiếng (5 điểm) - Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định. II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. Theo Nông Lương Hoài Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? a. Để khỏi bị ngạt thở. b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội. c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành. Câu 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được? a. Vì chú yếu quá. b. Vì không có ai giúp chú.
  12. c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén. Câu 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào? a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén. b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra. c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng. Câu 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén? a. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. b. Dang rộng cánh bay lên cao. c. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được. Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến. b. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn. c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người. Câu 6. Câu nào sau đây là câu ghép? a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Câu 7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì? a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước. c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê. Câu 8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì? “Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.” a. Ngăn cách các vế câu. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. Câu 9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là: a. Danh từ
  13. b. Động từ c. Tính từ Câu 10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là: a. Hai từ đơn b. Một từ ghép c. Một từ láy B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết. Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 - Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến chuyến tàu qua) II. Tập làm văn (5 điểm) Em hãy tả một loại trái cây mà em thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói 2 - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 c 6 c 2 c 7 b 3 c 8 a 4 a 9 a 5 b 10 a B. Kiểm tra Viết 1- Chính tả (5 điểm) • Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm • Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. Chú ý: Các lỗi sai giống nhau chỉ tính lỗi một lần 2- Tập làm văn (5 điểm)
  14. a. Mở bài: Giới thiệu quả dưa hấu Trong rất nhiều các loại trái cây như: táo, lê, cam, dâu tây Loại trái cây mà em thích nhất đó chính là quả dưa hấu. b. Thân bài: a.Giới thiệu nguồn gốc: Không biết dưa hấu có từ bao giờ, chỉ biết theo như dân gian dưa hấu có nguồn gốc từ sự tích An Dương Vương. b. Tả chi tiết: Quả dưa hấu nặng từ một cân đến gần một yến, tùy theo thời gian thu hoạch và giống dưa. Quả dưa hấu hình elip thuôn thuôn dài. Quả có vỏ ngoài màu xanh thẫm nhẵn thín có các đường sọc kéo dài . Bên trong quả dưa hấu là lớp cùi màu trắng dài khoảng gần một cm. Quả dưa ngon là khi cùi mỏng, vỗ vào kêu bồm bộp. Phía bên trong cùi trắng là phần ruột màu đỏ có lấm tấm hạt màu đen nhỏ. Phần ruột là phần to nhất trong quả. Hạt dưa hấu có thể ăn được có vị bùi bùi. Dưa hấu ăn ngọt thanh mát chứ không ngọt sắc như nhãn. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ăn một miếng dưa hấu trong mùa hè nóng bức. Ta có thể bổ cắt thành những miếng hình tam giác để có thể dễ dàng thưởng thức. Dưa hấu có thể làm được nhất nhiều món ngon như sinh tố dưa hấu, kem dưa hấu, đá bào dưa hấu Được uống cốc sinh tố do mẹ làm, ăn que kem làm từ dưa hấu ở cổng trường sẽ là những kỉ niệm khó quên.Dưa hấu cũng có thể trở thành một hình thức của nghệ sĩ cắt tỉa dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Dưa hấu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, chất khoáng, Dưa hấu có tính hàn là một món ăn giải nhiệt trong những ngày hè. Dưa hấu cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, làm lành vết thương Dưa hấu được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng siêu thị, chợ với mức giá cả phải chăng từ tám đến mười lăm nghìn đồng ở Việt Nam. Dưa hấu thường được trồng ở các nước có nền khí hậu ẩm nhiệt đới, không phù hợp với thời tiết ôn đới hay hàn đới. c. Kết bài: Cảm nghĩ bản thân Quả dưa hấu là loại quả dễ ăn, mát và rất bổ. Em hi vọng năm nào cũng sẽ được thưởng thức loại trái cây này