Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Có đáp án)
- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!
- Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:
- Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!
Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn...
Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: "Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy". Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.
Truyện cổ Tày - Nùng
1. Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? (0.5 điểm)
A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.
B. Có những thứ cây gỗ quý trên vùng mình để làm nhà ở bền chắc
C. Nhà của mình được làm bằng các thứ cây gỗ quý để được bền chắc
D. Được làm chủ nhân của cánh rừng đầy những cây gỗ quý như thế này.
2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? (0.5 điểm)
A. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.
B. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.
C. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc và ngoảnh lại phía sau.
D. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc.
File đính kèm:
- bo_3_de_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf
Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022 NGUYỄN THÁI SƠN Môn: Tiếng Việt 5 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2) 2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2) 3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2) 4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2) 5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2) 6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2) 7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2) 8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2) 9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2) II. Đọc hiểu: (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Rừng gỗ quý Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà họ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì?
- - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá! - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: "Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy". Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. Truyện cổ Tày - Nùng 1. Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? (0.5 điểm) A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc. B. Có những thứ cây gỗ quý trên vùng mình để làm nhà ở bền chắc C. Nhà của mình được làm bằng các thứ cây gỗ quý để được bền chắc D. Được làm chủ nhân của cánh rừng đầy những cây gỗ quý như thế này. 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? (0.5 điểm) A. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát. B. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông. C. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc và ngoảnh lại phía sau. D. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc. 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì? (0.5 điểm) A. Hoa quả chín thơm ngào ngạt. B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.
- C. Rất nhiều hạt cây gỗ quý. D. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý. 4. Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? (0.5 điểm) A. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước. B. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. C. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước D. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất? (0.5 điểm) A. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước. B. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước. C. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng. D. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện? (0.5 điểm) A. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ. B. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa. C. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. D. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt. 7. Các vế trong câu “Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sếu, táu cứng như sắt đã hiện ra.” Được nối với nhau bằng cách nào? (1.5 điểm) 8. Hai câu cuối bài “Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.”Được liên kết với nhau bằng cách nào? (1.5 điểm) B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm) Lập làng giữ biển Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
- - Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai? II. Tập làm văn: (6 điểm) Em hãy tả lại người bạn thân ở trường của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu: (6 điểm) 1. (0.5 điểm) B. Có những thứ cây gỗ quý trên vùng mình để làm nhà ở bền chắc. 2. (0.5 điểm) C. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc và ngoảnh lại phía sau. 3. (0.5 điểm) B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. 4. (0.5 điểm) C. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước 5. (0.5 điểm) D. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. 6. (0.5 điểm) C. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. 7. (1.5 điểm) Một hôm, ông bố / vừa chợp mắt, một cánh rừng / đầy lim, sếu, táu cứng như sắt đã hiện ra. - Vế 1: Một hôm, ông bố vừa chợp mắt. - Vế 2: Một cánh rừng đầy lim, sếu, táu cứng như sắt đã hiện ra. Hai vế câu được nối với nhau bởi cặp từ hô ứng vừa đã
- C. Cậu bị hỏng thi. D. Gia đình cậu bị phá sản. 2. Sau biến cố đó, cậu trở nên như thế nào? (0,5 điểm) A. Cậu không còn muốn tiếp xúc với ai nữa. B. Cậu không còn dành tình yêu cho âm nhạc nữa. C. Cậu đau khổ đến mức không thể nghe được âm thanh tiếng đàn. D. Cậu không còn người hướng dẫn tập đàn nữa. 3. La-la đã làm gì để Ben trở lại với âm nhạc? (0,5 điểm) A. Cô hỗ trợ tài chính cho Ben. B. Cô luôn ở bên và động viên Ben. C. Cô tìm thầy dạy giỏi cho Ben. D. Cô đăng kí cho Ben tham dự một cuộc thi âm nhạc. 4. Vì sao bản nhạc Ben chơi trong ngày thi được cho là bản nhạc tuyệt đẹp của tình bạn? (0,5 điểm) A. Vì tình bạn là động lực khiến cậu cố gắng. B. Vì có nhiều người bạn đến cổ vũ cho cậu. C. Vì cậu chơi bản nhạc nói về tình bạn. D. Vì bạn bè là người gần gũi nhất với cậu. 5. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? (1,0 điểm) 6. Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người? (1,0 điểm) 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (0,5 điểm) Các ca sĩ luôn giữ gìn hình ảnh của mình trước A. công dân B. công chúng C. công nhân
- D. người dân 8. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm để hai câu văn không bị lặp từ? (0,5 điểm) Ben là một thần đồng âm nhạc. Ben đã dành rất nhiều thời gian để chơi đàn. A. Cậu B. Mình C. Chàng D. Nó 9. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây: (1,0 điểm) a) Ben chơi nhạc với một niềm say mê bạn còn chơi với một tình yêu mãnh liệt. b) sức mạnh của tình bạn Ben đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm) Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình ông Thiện ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc – là sản phẩm thu hoạch từ đồn điền Chi Nê màu mỡ. Sau hòa bình, ông Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước. Trong suốt cuộc đời mình, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã hết lòng ủng hộ Cách mạng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào. Ông là nhà tư sản yêu nước, nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. II. Tập làm văn: (6 điểm) Tả cây phượng trong sân trường em HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu: (6 điểm) 1. (0.5 điểm) A. Mẹ của Ben qua đời. 2. (0.5 điểm) C. Cậu đau khổ đến mức không thể nghe được âm thanh tiếng đàn. 3. (0.5 điểm) B. Cô luôn ở bên và động viên Ben. 4. (0.5 điểm) A. Vì tình bạn là động lực khiến cậu cố gắng. 5. (1 điểm) Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La- la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu. 6. (1 điểm) Tình bạn là một trong những thứ tình cảm quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. 7. (0.5 điểm) B. công chúng 8. (0.5 điểm) A. Cậu 9. (1 điểm) a) Không những Ben chơi nhạc với một niềm say mê mà bạn còn chơi với một tình yêu mãnh liệt. b) Nhờ sức mạnh của tình bạn mà Ben đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn: (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm) Giới thiệu về cây phượng trong sân trường em B. Thân bài (2.5 điểm) - Tả bao quát cây phượng (0.75 điểm) - Tả chi tiết từng bộ phận của cây phượng (1.5 điểm) - Kỉ niệm của em gắn liền với cây phượng (0.25 điểm) C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với cây phượng * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Nhìn hoa phượng vĩ trên cây Nhớ thời cắp sách thơ ngây đến trường Hè về lưu luyến vấn vương Chuyền nhau lưu bút thân thương trao lời Sân trường em có biết bao loài cây từ bằng lăng, cây bàng, rồi cả những loài hoa trong bồn nhưng ấn tượng sâu sắc với em hơn cả là cây phượng vĩ trong sân trường. Từ 5 trước, khi em lần đầu tiên bước chân vào ngôi trường thân yêu này, cây phượng vĩ đã đứng sừng sững trong sân từ lúc nào.
- Nhìn từ xa cây phượng vĩ chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng mát xuống sân trường. Nghe các thầy cô kể lại, cây đã đứng che mưa, chắn gió cho nơi này gần hai mươi năm nay. Biết bao kỉ niệm từ những ngày mới thành lập trường tới bây giờ cây đều chứng kiến hết cả. Thân cây phượng vĩ cao lớn, bề mặt sần sùi, nổi lên nhiều khối u, chúng em thường lại gần ôm lấy thân cây, một vòng tay của chúng em cũng không thể ôm trọn được một vòng cây. Cành lá của cây xanh mướt, xum xuê và tản ra nhiều tán xung quanh. Lá cây nhỏ li ti, xanh mướt, hình ảnh từng chiếc lá phượng nhỏ li ti bay là là trong gió tạo nên khung cảnh mĩ lệ, thật khó quên. Rễ cây to lớn, sần sũi, cắm sâu vào dưới lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một phần rễ trồi lên trên mặt đất thành những khối u. Đang độ vào hè nên từng tán cây đã bắt đầu lấp ló sắc đỏ rực rỡ của hoa phương. Hoa phượng cánh mỏng manh, màu sắc đỏ thắm thật sự thu hút chúng em. Cứ vào độ này, lồng xe đạp của chúng em lại đặt vài nhành phượng vào làm kỉ niệm. Cây phượng giống như một nhân chứng của thời gian, mặc cho thời gian trôi chảy, bao thế hệ học sinh đã tới rồi dời đi, cây phượng vẫn đứng sừng sững tại nơi này. Đã năm năm kể từ khi em bước chân vào ngôi trường này, biết bao kỉ niệm, bao vui buồn ở đây đều có cây phượng là chứng nhân cả. Kỉ niệm những buổi ra chơi, chúng em chơi đùa xung quanh cây phượng, những ngày thi vất vả, đem sách ra ngồi dưới gốc cây phượng, cây như vỗ về những áp lực, mệt mỏi của chúng em. Sau này xa trường rồi, ngoài thầy cô, bạn bè và những kỉ niệm đã có ở nơi này, có lẽ cây phượng cũng là một phần kỉ niệm sâu sắc mà cả đời này em cũng chẳng thể nào quên được. ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2) 2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2) 3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2) 4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2) 5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2) 6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2) 7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2) 8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2) 9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2) II. Đọc hiểu: (6 điểm)
- Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Ôi! Khung của sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên của sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa " 1. Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì? (0,5 điểm) A. Ánh nắng B. Mặt trăng C. Sắc mây D. Đàn vàng anh 2. Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào? (0,5 điểm) A. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. C. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. D. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. 3. Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì? (0,5 điểm) A. Như một câu chuyện cổ tích.
- B. Như một đàn vàng anh. C. Như một khung cửa sổ. D. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách 4. Hà thích làm điều gì bên cửa sổ? (0,5 điểm) A. Ngắm nhìn bầu trời không chán B. Ngửi hương thơm của cây trái. C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. D. Ngắm đàn chim đi ăn 5. Trong câu "Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân" Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? (0.5 điểm) A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả so sánh và nhân hóa 6. Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào? (0.5 điểm) A. Tả cảnh vật, bầu trời qua khung cửa sổ B. Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ C. Tả cảnh bầu trời nắng. 7. Từ nào sau đây viết sai chính tả (0.5 điểm) A. In - Đô - nê - xi – a B. Na - pô - lê – ông C. Sác - lơ Đác – uyn D. Bắc Kinh 8. Em hãy viết hai câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? (1 điểm) 9. Viết tiếp vế câu thích hợp để tạo nên câu ghép: (0,5 điểm) a. Nếu các em chăm học
- b. nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần. 10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng "càng càng"? (1 điểm) B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm) Tranh làng Hồ Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh. II. Tập làm văn: (6 điểm) Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2 của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu: (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Sắc mây 2. (0.5 điểm) A. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. 3. (0.5 điểm) D. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách. 4. (0.5 điểm) C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. 5. (0.5 điểm) C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. 6. (0.5 điểm) B. Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ 7. (0.5 điểm) A. In - Đô - nê - xi – a 8. (1 điểm)
- Thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta: - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy) - Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy - Không thầy đố mày làm nên 9. (1 điểm) a. Nếu các em chăm học các em sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. b. Tuy nhà xa trường nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần. 10. (1 điểm) Trời càng mưa to anh ấy càng thêm lo lắng. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn: (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm) Giới thiệu cuốn sách Tiếng Việt 5 tập 2 B. Thân bài (2.5 điểm) - Tả bao quát cuốn sách (0.75 điểm) - Tả chi tiết các bộ phận của cuốn sách (1.5 điểm) - Công dụng của cuốn sách đối với em (0.25 điểm) C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với cuốn sách * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
- Bài viết tham khảo: Chuẩn bị bước vào học kì 2, mẹ sắm thêm cho em một số sách phục vụ việc học, trong đó quyển sách mà em thích nhất là tiếng việt 5, tập 2. Vừa mới mua về em đã ôm lấy cuốn sách và đọc hết một lượt những điều lí thú trong đó. Tiếng Việt 5 tập 2 thật sự là một cuốn sách đẹp và sinh động về cả nội dung kiến thức và phần hình ảnh đi kèm. Sách có hình chữ nhật, dài khoảng từ 20 – 24 cm, rộng 17 cm. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc đẹp và thu hút người xem, mặt bìa láng bóng. Lật qua từng trang sách thấy vẫn còn thơm mùi giấy mới và mực màu in. Làm em cứ thích thú mà hít hà mãi không thôi. Giống như nhiều cuốn sách khác, sách Tiếng Việt 5, tập 2 cũng gồm có 2 phần là bìa sách và ruột sách. Bìa sách mang màu chủ đạo là màu xanh da trời. Đó là một màu sắc đẹp, dịu nhẹ, khiến cho người ta có cảm giác khoan khoái, dễ chịu mỗi khi nhìn vào. Nổi bật trên bìa sách là một bức tranh vô cùng bình dị. Các bạn học sinh bao gồm cả miền xuôi và miền núi, ngồi trên đồng cỏ, cùng nhau vui vẻ trò chuyện, trao đổi với nhau những vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Phía xa xa các bác nông dân đang miệt mài cày cấy. Ruộng bậc thang và ruộng ở đồng bằng liền kề nhau. Phía xa xa núi đồi trùng trùng điệp điệp, từng mái ngói đỏ lấp sau những rặng cây xanh xanh, xa phía sau là biển cả Tổ quốc với từng cánh hải âu chao liệng và đoàn tàu trên biển. Trong một bức tranh mà gói gọn hết cả những cảnh sắc tươi đẹp của Tổ quốc, rừng vàng biển bạc, đồng bằng và miền núi cùng nhau học tập và lao động sản xuất xây dựng đất nước và Tổ quốc. Phía trên cùng là dòng chữ in đen và mỏng “BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Dịch xuống phía dưới một chút là dòng chữ “Tiếng Việt 5 TẬP HAI” được in màu nổi bật và bắt mắt. Phía dưới cùng là dòng chữ “NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM” có kèm theo lô-gô của Bộ giáo dục. Ruột sách là những trang giấy trắng tinh, mỏng hơn tờ bìa một chút. Cuốn sách gồm có 171 trang được in màu chữ đen đều tăm tắp trên giấy. Mỗi bài học lại được đan xen những bức tranh minh họa sinh động, dễ hiểu lại phù hợp với mỗi nội dung bài học. Những bức tranh này khiến cho các em thêm hứng thú hơn đối với mỗi bài học trong sách. Nội dung cuốn sách gồm có 5 chủ điểm là: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Được phân chia thành 5 phân môn đó là: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Các thức phân chia vô cùng khoa học và dễ hiểu khiến em cũng dễ dàng hơn trong việc theo dõi tường bài học. Các bài tập đọc, kể chuyện và tập làm văn đều có tranh ảnh minh họa, màu sắc đẹp giúp em hiểu rõ hơn nội dung bài học. Nội dung những bài chính tả cung cấp cho em những quy tắc viết để tránh gặp phải trường hợp mất lỗi chính tả. Phần luyện từ và câu không chỉ giúp em bổ sung những kiến thức về ngữ pháp mà còn mở rộng thêm vốn từ thuộc các chủ điểm khác nhau. Tập làm văn là phần vô cùng khó vì phải thực hành nhiều nhưng chỉ cần đọc những kiến thức trong sách là em đã thấy vô cùng dễ hiểu. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình ảnh minh họa cho chủ điểm đó. Giúp chúng em thêm ấn tượng và khắc sâu hơn những kiến thức đó. Sách mở ra trước mắt em một chân trời với bao kiến thức lí thú. Khi mới mua về là em đa say mê đọc từng mẩu chuyện trong sách. Em thu lượm được biết bao kiến thức bổ ích vừa để mở mang cái nhìn về thế giới lại vừa tập rèn luyện được những kĩ năng viết văn cho bản thân mình. Cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành cùng với em trong suốt học kì 2 này. Em sẽ nâng niu, giữ gìn sách cẩn thận, đồng thời cũng sẽ học tập thật tốt. Sau này, khi học xong em sẽ cất gọn lại thật cẩn thận để em trai em lớn lên vẫn có thể tiếp tục lĩnh hội nhiều kiến thức lí thú trong cuốn sách.