Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện (Có đáp án)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

Đọc thầm và làm bài tập

Cây chuối mẹ

Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.

Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.

Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.

Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?

Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

Phạm Đình Ân

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập

Cho học sinh đọc thầm bài " Cây chuối mẹ". Dựa vào nội dung bài, khoanh vào câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 5, 7, hoàn thành yêu cầu bài tập câu 3, 4, 6, 8, 9, 10.

Câu 1: (0,5 điểm). Cây chuối con được tác giả tả như thế nào ?

a. Mới ngày nào là cây chuối con với tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.

b. Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời.

pdf 16 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 5061
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022 TÔ VĨNH DIỆN Môn: Tiếng Việt 5 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói Đọc thầm và làm bài tập Cây chuối mẹ Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy. Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn. Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. Phạm Đình Ân I. Đọc thành tiếng (5 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập Cho học sinh đọc thầm bài " Cây chuối mẹ". Dựa vào nội dung bài, khoanh vào câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 5, 7, hoàn thành yêu cầu bài tập câu 3, 4, 6, 8, 9, 10. Câu 1: (0,5 điểm). Cây chuối con được tác giả tả như thế nào ? a. Mới ngày nào là cây chuối con với tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. b. Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời.
  2. c. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy. Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn: “Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.” cho ta biết đó là: a. Cây chuối con b. Cây chuối mẹ c. Cây chuối trưởng thành Câu 3: (0,5 điểm). Chi tiết nào cho em biết cây chuối đã thành cây chuối mẹ? Câu 4: (0,5 điểm) Hoa chuối được tác giả tả như thế nào? Câu 5: (0,5 điểm) Cây chuối mẹ bảo vệ bầy con của mình ra sao? a. Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. b. Nó để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó? c. Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. d. Cả 3 ý trên. Câu 6: (0,5điểm) Từ hình ảnh cây chuối mẹ, em liên tưởng đến ai? Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp so sánh được thể hiện qua: a. 2 câu b. 3 câu c. 4 câu Câu 8: (0,5 điểm) Tác giả sử dụng giác quan nào để tả? Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy cho biết câu: “Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?” là câu hỏi hay câu cảm ? Vì sao? Câu 10: (0,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cặp quan hệ từ trong câu ghép sau: Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
  3. B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả (nghe – viết) (5điểm) Cây gạo ngoài bến sông 2. Tập làm văn (5điểm) Đề bài: Em hãy tả thầy giáo hoặc cô giáo trong một tiết học mà em thích nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng: 5 điểm 1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở cuối kì II, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 110 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đã đọc do GV nêu . Bài 1 Một vụ đắm tàu TV 5 tập II trang 108 Bài 2 Công việc đầu tiên TV 5 tập II trang 126 Bài 3 Bầm ơi TV 5 tập II trang 130 Bài 4 Út Vịnh TV 5 tập II trang 136 Bài 5 Nếu trái đất thiếu trẻ con TV 5 tập II trang 157 2. Giáo viên đánh giá, cho điểm : - Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm. + Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0 ,5 điểm + Đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ : 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm
  4. - Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 1 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) : 1 điểm + Đọc từ 1 đến 2 phút : 0,5 điểm + Đọc quá 2 phút : 0 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm + Trả lời chưa đúng ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm + Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm * Đối với các bài tập đọc thuộc thể thơ, giáo viên yêu học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu cần đạt. II. Đọc thầm và làm bài tập : 5 điểm GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi đánh dấu x vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra hoặc làm đúng yêu cầu của câu hỏi, mỗi ý đúng (câu đúng) đạt điểm theo biểu điểm sau : Câu 1 2 5 7 Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Đáp án b c d c * Trả lời Câu 3: Chi tiết cho em biết cây chuối đã thành cây chuối mẹ: chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. (Nếu học sinh ghi thêm: “Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.” vẫn đạt 0,5 điểm) Câu 4: Hoa chuối được tác giả tả: hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. (Nếu học sinh ghi thêm: “Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.” vẫn đạt 0,5 điểm) Câu 6:
  5. Từ hình ảnh cây chuối mẹ, em liên tưởng đến mẹ, mẹ là người tuyệt vời nhất vì mẹ hy sinh cả đời mẹ vì các con thân yêu của mình. (Hoặc các em trả lời với nội dung tương tự thích hợp vẫn đạt 0,5 điểm) Câu 8: Tác giả sử dụng giác quan xúc giác và thị giác để tả. (0,5 điểm) Câu 9: Câu: “Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?” là câu hỏi vì cuối câu có dấu chấm hỏi (0,25 điểm) và từ để hỏi “lẽ nào” đứng đầu câu. (0,25 điểm) Câu 10: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cặp quan hệ từ trong câu ghép sau: Khi (QHT) cây mẹ (CN) // bận đơm hoa (VN), kết quả (VN) thì (QHT) các cây con (CN) // cứ lớn nhanh hơn hớn (VN). B. Kiểm tra Viết I. Viết chính tả : 5 điểm 1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả Cây gạo ngoài bến sông Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chông chênh. Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế. Theo Mai Phương 2. Đánh giá, cho điểm : - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; chữ thường – chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .
  6. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài . Lưu ý : đối với HS thuộc vùng dân tộc trừ 1 điểm khi sai 3 lỗi. II. Tập làm văn : 5 điểm 1. Đề bài: Em hãy tả thầy giáo hoặc cô giáo trong một tiết học mà em thích nhất. 2. Hướng dẫn đánh giá , cho điểm - Học sinh viết được một bài văn tả cảnh (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu đề bài: 3 điểm. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng: 0,5 điểm. - Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ: 0,5 điểm. - Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong văn miêu tả. Bài tả sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 1 điểm. (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý , về diễn đạt và chữ viết , có thể cho các mức điểm: 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5). Lưu ý: Đối với những bài đạt được điểm 4, điểm 5, là những bài có sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả để bài văn sinh động hơn. ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc I. Phần đọc : (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn với 1 trong 3 bài tập đọc sau (2 điểm) Giáo viên nêu ra một câu hỏi ứng với nội dung đoạn vừa đọc để HS trả lời. (1 điểm) a/ Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 . + Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng) 1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ? + Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn)
  7. 2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112. + Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.) 1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ? + Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.) 2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ? c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126 + Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .) 1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ? + Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.) 2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ? 2. Đọc hiểu: ( 4 điểm ) Học sinh đọc thầm bài “ Tà áo dài Việt Nam ”, SGK TV 5, tập 2- trang 122. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau : Câu 1:(1 đ) Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại ? A. Áo tứ thân và áo năm thân B. Áo hai thân và áo ba thân C. Áo một thân và áo hai thân Câu 2:( 1 đ) Áo tứ thân, được may từ ? A. Hai mảnh vải B. Bốn mảnh vải C. Ba mảnh vải Câu 3:( 0,5đ) Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Từ những năm của thế kỉ ? A. Từ những năm 20 của thế kỉ XIX
  8. B. Từ những năm 30 của thế kỉ XIX C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX Câu 4: ( 0,5 đ) Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của ? A. Người phụ nữ B. Người phụ nữ Việt Nam C. Người phụ nữ và phụ nam Việt Nam Câu 5: (1đ) Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ? Câu 6: (1đ) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ? 3. Luyện từ và câu: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau : Câu 1:( 1 đ) Điền những chữ còn thiếu trong câu tục ngữ, ca dao sau Muốn sang thì bắc Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy A. cầu kiều B. cầu tre C. cầu dừa Câu 2: (0,5 đ) Chọn quan hệ từ nào dưới đây cho thích hợp với chỗ trống trong câu sau: Thầy phải kinh ngạc chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. A. nhờ B. vì C. bởi Câu 3:( 0,5 đ) Câu nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em: A. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. B. Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi . C. Người dưới 16 tuổi.
  9. Câu 4: ( 1 đ) Đặt một câu với từ “ trẻ em ” B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả: (2 điểm ). Nghe viết bài : Tà áo dài Việt Nam ( từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời ) SGK TV 5, tập 2, trang 122 2 / Tập làm văn : ( 8 điểm ) Em hãy tả trường em trước buổi học. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc 1/ Đọc thành tiếng : ( 3 điểm ) + HS đọc : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ) : 1 điểm + HS trả lời đúng một câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm. a / Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 . + Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng) 1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ? Trả lời : Ma-ri-ô : bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét –ta : đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ. + Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn) 2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? Trả lời : Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, Giu-li-ét- ta chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn. b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112. + Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.) 1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ?
  10. Trả lời : Lại một vịt trời nữa. + Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.) 2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ? Trả lời : Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. / Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126 + Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .) 1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ? Trả lời : Rải truyền đơn. + Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.) 2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ? Trả lời : Chị Út giả đi bán cá như mọi bận. 2/ Đọc hiểu: ( 4 điểm) Câu 1: A. Áo tứ thân và áo năm thân ( 1đ) Câu 2: B. Bốn mảnh vải ( 1đ) Câu 3: C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX ( 0,5đ) Câu 4: B. Người phụ nữ Việt Nam ( 0,5đ) Câu 5: Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.( 1đ) 3/ Luyện từ và câu: (3điểm ) Câu 1: A. cầu kiều ( 1 đ) Câu 2: B. Vì ( 0,5đ) Câu 3: C. Người dưới 16 tuổi ( 0,5đ) Câu 4: Học sinh có thể đặt câu : ( 1 đ) Ví dụ: - Trẻ em như nụ hoa mới nở.
  11. - Trẻ em là tương lai của đất nước. - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. B. Kiểm tra Viết 1 / Chính tả : ( 2 điểm ). Học sinh nghe viết bài : Trong lời mẹ hát ( từ Tuổi thơ đến con sẽ bay xa ) SGK TV 5, tập 2, trang 146. 2/ Tập làm văn : ( 8 điểm ) . Đạt 8 điểm : Học sinh viết được bài văn miêu tả trường em trước buổi học theo đúng yêu cầu, có bố cục rõ ràng và đủ 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài. Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp , không mắc lỗi chính tả. Trình bày sạch đẹp. Cụ thể, chi tiết : - Mở bài : 2 điểm - Thân bài : 4 điểm ( nội dung : 2 điểm; kĩ năng : 2 điểm ) - Kết bài : 2 điểm Bài viết cần nêu được : + Mở bài : Giới thiệu được trường em trước buổi học sẽ tả. + Thân bài : a/ Tả từ bao quát trường em trước buổi học đến tả từng hoạt động của học sinh. b/ Thói quen sinh hoạt và hoạt động của học sinh trước buổi học. + Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em với mái trường, công ơn thầy cô và bạn bè . Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả có thể trừ đi số điểm cho phù hợp. ĐỀ THI SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Một vụ đắm tàu (Trang 179 - TV5/ Tập 2) 2. Con gái (Trang 189 - TV5/Tập 2)
  12. 3. Thuần phục sư tử (Trang 198 - TV5/Tập 2) 4. Tà áo dài Việt Nam (Trang 207 - TV5/Tập 2) 5. Công việc đầu tiên (Trang 215 - TV5/Tập 2) 6. Út Vịnh (Trang 232 - TV5/Tập 2) 7. Những cánh buồm (Trang 241 - TV5/Tập 2) 8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trang 249 -TV5/Tập 2) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Hai cái quạt Thằng Quạt Cọ làm gì có gió, xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị rỉa rói luôn. Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bức ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương. Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bức đến phát rồ lên được. Chiều tối, ông chủ về. Mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến cái ổ điện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng Bóng Đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích. Biết là mất điện, ông chủ tìm đến chỗ Quạt Cọ. Sau khi phủi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo xống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm: - Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này khéo bố con mình chết ngốt mất. Nghe bố con ông chủ nói vậy, Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dây đã cột chặt nó vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mát như bão, để Quạt Cọ hết “nghi ngoe”. Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền mất điện. Ông chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện như nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. (Theo báo Thiếu niên Tiền phong) 1. Quạt Điện nghĩ gì về Quạt Cọ? (0.5 điểm) A. Quạt Cọ là thằng lười biếng, suốt ngày nằm chơi không có ích lợi gì. B. Quạt Cọ là thằng cơ hội, không có gió nhưng toàn mượn tay người khác lấy tiếng cho mình. C. Quạt Cọ là thằng vô dụng, mang tiếng là quạt nhưng lại không tự làm ra gió được. D. Quạt Cọ là thằng xảo quyệt, không làm nhưng cứ đòi hưởng nhiều thứ. 2. Chuyện gì xảy ra đã khiến ông chủ phải dùng tới Quạt Cọ? (0.5 điểm) A. Quạt Điện bị hỏng B. Quạt Điện nằm cố định trên xà nhà, không thể tháo đem đi mọi nơi được.
  13. C. Mất điện D. Quạt Cọ năn nỉ ông chủ hãy sử dụng mình. 3. Chứng kiến cảnh Quạt Cọ đem lại gió mát cho hai bố con ông chủ, Quạt Điện đã suy nghĩ gì? (0.5 điểm) A. Hối hận về thái độ của mình với Quạt Cọ. B. Tự ái, im lặng suốt mấy ngày trời không nói gì. C. Muốn xin lỗi Quạt Cọ. D. Tự ái, cảm thấy mình vô dụng, ghen tị với Quạt Cọ. 4. Vì sao ông chủ không ngó ngàng đến Quạt Điện nữa? (0.5 điểm) A. Vì mất điện tới mấy ngày liền B. Vì Quạt Điện đã hỏng C. Vì ông chủ nhận ra Quạt Cọ tiện lợi và mát hơn Quạt Điện. D. Vì Quạt Điện dỗi ông chủ 5. Khi đã hiểu ra “điều gì đó”, Quạt Điện định làm gì? A. Bước xuống, giằng lấy Quạt Cọ trong tay ông chủ định vứt đi. B. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. C. Cho gió mạnh như bão để thổi bay Quạt Cọ D. Xấu hổ không còn mặt mũi nhìn Quạt Cọ nữa 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm) 7. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau? (1 điểm) Thằng con ông chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm: - Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này khéo bố con mình chết ngốt mất. 8. Xác định tác dụng của dấu phẩy trong câu sau: (1 điểm) Quạt Điện như nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. 9. Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào: Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. A. Bằng cách lặp từ ngữ B. Bằng cách dùng từ nối C. Bằng cách thay thế từ ngữ D. Bằng cách lặp từ và thay thế từ ngữ B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
  14. I/ Chính tả (4 điểm) Bà cụ bán hàng nước chè Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của bà bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán hàng nưóc. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bấn quán được bao nhiêu năm. Chỉ thây đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng vai các bà cụ nhân đức. Theo NGUYỄN TUÂN II/ Tập làm văn (6 điểm) Tả một đêm trăng đẹp. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) B. Quạt Cọ là thằng cơ hội, không có gió nhưng toàn mượn tay người khác lấy tiếng cho mình. 2. (0.5 điểm) C. Mất điện 3. (0.5 điểm) D. Tự ái, cảm thấy mình vô dụng, ghen tị với Quạt Cọ. 4. (0.5 điểm) A. Vì mất điện tới mấy ngày liền 5. (0.5 điểm) B. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. 6. (1 điểm) Học sinh nói được những ý như sau: - Mỗi đồ vật có tác dụng tiện ích khác nhau. Chớ nên coi thường những vật dụng đơn giản, rẻ tiền. - Cần biết tôn trọng những người xung quanh mình, không nên có thái độ tự cao, coi thường người khác 7. (1 điểm) Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu là: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 8. (1 điểm)
  15. Quạt Điện / như nhận ra điều gì đó, nó / cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. CN1 VN1 CN2 VN3 VN4 . VN 2 - D ấu phẩy thứ nh ất có tác dụng ngăn cách 2 vế c ủa câu ghép. - D ấu phẩy thứ hai có tác dụng ngăn cách hai thành phần cùng chức vụ ( vị ng ữ) 9. (0.5 điểm) C . B ằng cách thay thế t ừ ng ữ Từ “ Quạt Điện” ở câu thứ nh ất được thay thế b ằng từ “ nó” ở câu thứ 2 . B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả ( 4 điểm) - T ốc độ đ ạt yêu cầu: 1 điểm - Ch ữ vi ết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ ch ữ: 1 điểm - Vi ết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về n ội dung và hình thức như sau: * Về n ội dung: (4 điểm) A. Mở bài : Giới thiệu về c ảnh muốn tả ( 0.75 điểm) B. Thân bài (2.5 điểm) a. Tả c ảnh vật (1.5 điểm) - T ả bao quát - T ả chi tiết b. Tả ho ạt động của con người (1 điểm) C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về c ảnh được tả ( 0.75 điểm) * Về hình thức: (2 điểm) - Ch ữ vi ết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo Nhắc đến làng quê của mình, mỗi người sẽ có một sấn tượng riêng, với tôi, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhắc đó chính là những đêm trăng sáng trong ngày Tết trung thu được chơi đùa vui vẻ quanh xóm làng. Đến bây giờ, những kí ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí tôi.
  16. Thường thì mỗi năm, trăng thường sáng nhất vào những ngày rằm, tuy nhiên, trăng vào rằm tháng tám là rực rỡ và đặc biệt nhất, nó cũng gắn liền với ngày Tết trung thu của lũ trẻ chúng tôi. Năm nào cũng vậy, đến đêm trung thu, chúng tôi lại háo hức đón chờ ánh trăng sáng rực rỡ ló dạng trên bầu trời. Khi bóng tối dần buông xuống, ánh trăng ẩn hiện mờ ảo sau những đám mây mỏng, sau đó dần dần hiện rõ trên bầu trời. Trăng đêm trung thu quả thực rất đẹp, ông trăng hiền hậu, tròn vành vạnh như cái đĩa của bà, ánh trăng vàng tinh khiết, trong vắt, deo dắt muôn vàn ánh sáng xuống muôn nơi. Không gian như tắm mình trong ánh trăng sáng. Cánh đồng quê yên bình đung đưa nhấp nhô trong gió như tấm thảm khổng lồ được nhuộm bằng bóng trăng lấp lánh. Phía xa xa, ánh trăng soi mình dưới mặt sông phẳng lặng, hiền hòa, cả dòng sông tràn ngập ánh sáng rực rỡ. Nơi lũy tre đầu làng, từng tốp trẻ con tụ tập chơi đùa vui vẻ, bóng trăng ẩn hiện sau những rặng tre già như lắng nghe, ngám nhìn lũ trẻ con nô đùa. Hôm nay con đường làng sáng và tấp nập hơn mọi khi, ánh trăng men theo từng cung đường, deo dắt ánh sáng cả quảng đường đi, tiếng trống, tiếng hát ồn ã, sôi nổi vang lên của lũ trẻ chúng tôi trong đêm trung thu vui vẻ. Đứa nào đứa nấy đều tràn ngập niềm vui, hứng khởi, chúng mang đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân thắp sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng nhạc vang lên rộn rã những khúc ca đêm trung thu náo nhiệt, tràn đầy niềm vui, những nụ cười, tiếng nói rộn ràng, ầm ĩ như xua đi cái không gian của đêm tối. Ánh trăng đi theo từng bước chân của đám trẻ con trong xóm, như hòa vào trong niềm vui, sự say sưa cùng với con người, cùng với vạn vật. Khắp nơi, ánh trằn vàng rực rỡ khiến cho không gian đêm trung thu nơi làng quê vốn yên bình ấy bỗng trở nên đầy ấm áp, xốn xang. Đêm khuya, bầu không khí làng quê lại trở về với sự yên tĩnh, vạn vật chìm trong giấc ngủ dường như chỉ còn nghe thấy tiếng côn trùng kêu, tuy vậy, vầng trăng vẫn luôn ngự trị trên bầu trời, tỏa sáng rực rỡ như ôm ấp lấy giấc ngủ của con người. Trăng mãi như một người bạn gắn bó với cuộc sống của làng quê yên bình. Sau này, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ không bao giờ quên những đến trăng sáng, đặc biệt là đêm trăng trong những ngày lễ trung thu ở quê hương tôi, gắn với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.