Bộ 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Có đáp án)

B. Đọc thầm mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: (7 điểm)

Thầy thuốc như mẹ hiền

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

Suốt đời, Lãn ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước,

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Thầy thuốc trong bài có tên là gì?

A.Thượng Hải Lãn Ông

B. Hải Thượng Lãn Ông

C. Hai Thượng Lan Ông

D. Lãn Ông Hải Thượng

Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là:

A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì.

B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì.

C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.

D. Lãn Ông nhận tiền và đã chữa khỏi bệnh cho con người thuyền chài.

pdf 16 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 3240
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 A. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Giáo viên cho học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong bài tập đọc: Bài 1: Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Sách TV5 – Tập 1, trang 10 Bài 2: Bài ca về trái đất - Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 41 Bài 3: Một chuyên gia máy xúc - Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 45 Bài 4: Kì diệu rừng xanh - Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 75 Bài 5: Đất Cà Mau - Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 89 B. Đọc thầm mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: (7 điểm) Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ. Suốt đời, Lãn ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình: Công danh trước mắt trôi như nước,
  2. Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương. Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Thầy thuốc trong bài có tên là gì? A.Thượng Hải Lãn Ông B. Hải Thượng Lãn Ông C. Hai Thượng Lan Ông D. Lãn Ông Hải Thượng Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là: A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì. B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì. C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi. D. Lãn Ông nhận tiền và đã chữa khỏi bệnh cho con người thuyền chài. Câu 3. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? A. Ông đã cho người phụ nữ thuốc miễn phí không lấy tiền. B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó. C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai. D. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Câu 4. Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” A. người bệnh B. người C. tôi D. Thầy thuốc Câu 5. Tìm từ trái nghĩa với từ “nhân ái” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được Viết câu trả lời của em:
  3. Câu 6: Em có suy nghĩ gì về nhân vật Hải Thượng Lãn Ông trong câu truyện trên? Câu 7. Tại sao ông lại từ chối khi được vua tiến cử vào chức ngự y ở trong cung ? A. Vì ông là người không màng danh lợi. B. Vì ông cho rằng chức vị đó quá lớn so với khả năng của ông. C. Vì ông yêu thích cuộc sống tự do. D. Vì ông muốn đi chữa bệnh để có được nhiều tiền hơn. Câu 8. Các từ: Ca nước, làm ca ba, ca mổ, ca vọng cổ là những từ: A . Từ nhiều nghĩa. B. Từ đồng âm. C. Từ đồng nghĩa. Câu 9. Bộ phận vị ngữ trong câu: “Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa.” là những từ ngữ nào?. Viết câu trả lời của em: Câu 10. Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào? “Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.” HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
  4. GV đánh giá cho điểm dựa vào kết quả đọc của học sinh: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độc đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa, dọc dúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Đọc hiểu: (7 điểm ) Câu 1: ( 0.5đ) B. Hải Thượng Lãn Ông Câu 2: (0.5 đ) C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi. Câu 3: (0.5 đ) D. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Câu 4: (0.5 đ) C. Tôi Câu 5: (0.5 đ) Bất nhân, độc ác, tàn nhẫn , hung bạo, Câu 6: (1 đ) Hải Thượng lãn Ông là một người có tấm lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ những người nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn, không màng danh lợi. Câu 7: (0.5 đ) A .Vì ông là người không màng danh lợi Câu 8: (1đ) B. Từ đồng âm Câu 9: (1 đ) Có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa Câu 10: (1 đ) - Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi.
  5. - Công danh chẳng đáng coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay. ĐỀ SỐ 2 I. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: Những người bạn tốt A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền. Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại. Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn. Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? A. Đánh rơi đàn. B. Vì bọn cướp đòi giết ông. C. Đánh nhau với thủy thủ. D. Tất cả các ý trên.
  6. Câu 2: (0,5 điểm) Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? A. Bọn cướp nhảy xuống biển. B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông. C. Tàu bị chìm. D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Câu 3: (0,5 điểm) Hành trình có nghĩa là gì? A. Đi du lịch B. Chuyến đi xa, dài ngày. C. Nghỉ ngơi dài ngày ở một chỗ. D. Tất cả các ý trên. Câu 4: (1 điểm) Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? Câu 5: (0,5 điểm) Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ A. Bước ra. B. A-ri-ôn. C. Đúng lúc đó. D. Tất cả các ý trên Câu 6: (1 điểm) Tìm từ trái nghĩa với từ “phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được. Từ tìm được: Đặt câu: Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la” A. Bát ngát. B. Nho nhỏ. C. Lim dim. D. Tất cả các ý trên. Câu 8: (0,5 điểm) Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau:
  7. Một miếng khi đói bằng một gói khi Câu 9: (1 điểm) Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?: A. Hiền từ thông minh. B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn. C. Thủy thủ độc ác, không có tính người. Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người. D. Tất cả các ý trên. Câu 10: (1 điểm) Ý chính của bài văn là gì? A. Ca ngợi đoàn thủy thủ dũng cảm giết người. B. Ca ngợi sự tài ba của A-ri-ôn. C. Khen ngợi sự thông minh của cá heo. D. Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người. II. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (3 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bài ca về trái đất. (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang 41). 2. Tập làm văn: (7 điểm) Em hãy tả một cảnh thiên nhiên ở địa phương em mà em thích nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
  8. d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: 1. B 2. D 3. B 4. Cá heo là loài cá thông minh, tình nghĩa biết cứu giúp khi người gặp nạn. 5. B 6. - Ví dụ giữ gìn, bảo quản. - Đặt câu: Ví dụ Bạn An luôn giữ gìn sách vở cẩn thận. 7. A 8. Điền từ: “no” 9. C 10. D II. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (3 điểm) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (7điểm)
  9. - Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 7 điểm: Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. ĐỀ SỐ 3 I. TRẮC NHIỆM Đọc thần bài: Những cánh buồm Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có những cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực tế nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm. Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Băng Sơn Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu trả lời đúng: Câu 1 (0,5đ) Bài văn này tác giả tập trung tả cảnh gì? A. Làng quê B. Làng quê và dòng sông C. Dòng sông D. Những cánh buồm
  10. Câu 2 (0,5đ) Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với những gì? A. Màu nắng của những ngày đẹp trời. B. Màu của bầu trời cao, trong xanh. C. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng. D. Màu áo của những người thân trong gia đình. Câu 3 (0,75đ) Cách so sánh màu áo như thế có gì hay? A. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm. B. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động. C. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương. D. Cho thấy cánh buồm chung thủy với con người. Câu 4 (0,75đ) Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? A. Những cánh buồm đi như rong chơi. B. Lá buồm căng như ngực người khổng lồ. C. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. D. Những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Câu 5 (1đ) Trong câu: “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.” có chứa: A. Cặp từ đồng nghĩa. B. Cặp từ trái nghĩa. C. Cặp từ đồng âm. D. Cặp từ nhiều nghĩa. II. TỰ LUẬN 1. Chính tả a. Tìm tiếng có vần ưa/ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu thành ngữ tục nhữ dưới đây: - Cầu được, thấy. - Năm nắng, mưa. - chảy đá mòn. - .thử vàng, gian nan thử sức.
  11. b. Gạch chân dưới những tiếng có chứa yê/ya trong đoạn văn sau: Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón. 2. Từ và câu a. ( 1đ) Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: đàn( chỉ số lượng đông)- đàn( một loại nhạc cụ ) b. Tìm từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”/ 3. Tập làm văn Em hãy tả một cơn mưa. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. TRẮC NHIỆM (mỗi câu đúng 0.5đ) 1. C 2. D 3. B 4. B 5. B II. TỰ LUẬN 1. Chính tả a) Tìm tiếng có vần ưa/ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu thành ngữ tục nhữ dưới đây: ( điền đúng 1đ mỗi tiếng sai trừ 0.25đ) - Cầu được, ước thấy. - Năm nắng, mười mưa. - Nước chảy đá mòn. - Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
  12. b) Gạch chân dưới những tiếng có chứa yê/ya trong đoạn văn sau: (mỗi tiếng đúng được 0.2đ) Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón. 2. Từ và câu a. (1đ) Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: đàn( chỉ số lượng đông)- đàn( một loại nhạc cụ ) Đàn gà nhà em đang ăn thóc. Chú Bình đánh đàn rất hay. b. Tìm từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”/đau khổ, bất hạnh 3. Tập làm văn (4đ) Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả một cơn mưa. - Câu mở đoạn: Giới thiệu được cơn mưa rào/ mưa xuân (0.5đ) - Câu thân đoạn ( 3đ ) : Diễn biến cơn mưa: bầu trời, gió, mây, dòng nước chảy, hơi nước, lá cây loài vât, con người trú mưa. Sau cơn mưa: bầu trời, cây cối, ánh nắng, mọi hoạt động trở lại - Câu kết: (0.5đ) Cảm giác khi trời mưa ập đến. -Viết câu đúng, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính ta-Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch se.(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà cho điểm phù hợp). ĐỀ SỐ 4 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 9 (Sgk Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1) do HS bốc thăm. - Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. 2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài “Những người bạn tốt” rồi trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ? (0,5đ)
  13. A. Đánh rơi đàn. B. Đánh nhau với thủy thủ. C. Bọn cướp đòi giết ông. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5đ) A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông. B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu. C. Nhấn chìm ông xuống biển. D. Tất cả các ý trên. Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra ? (0,5đ) A. Bọn cướp nhảy xuống biển. B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu để hát cùng ông. C. Tàu bị chìm. D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5điểm) Câu 5: Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ? (1 điểm) Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài ? (1 điểm) Câu 7: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: (1đ) Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận. Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm) Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5 điểm) “ Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo”. Chủ ngữ có trong câu trên là: Câu 10: Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1đ)
  14. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8(Sgk Tiếng Việt 4 – Tập 1) do HS bốc thăm.(2 điểm) - Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm) 2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ? (0,5đ) C- Bọn cướp đòi giết ông. Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5đ) B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu. Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra ? (0,5đ) D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5điểm) Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo đúng là bạn tốt của con người. Câu 5: Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ? (1 điểm) - Nhận xét: Đám thủy thủ tham lam, coi trọng vật chất hơn sự sống của con người và độc ác, không có nhân tính. Ngược lại, bầy cá heo tuy là loài vật nhưng lại tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài ? (1 điểm) - Nội dung: Câu chuyện khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Câu 7: Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.
  15. a- Nhóm 1: Trạng thái không có chiến tranh, yên ổn – hòa bình; hòa giải; hòa thuận; hòa hợp. b- Nhóm 2: Trộn lẫn vào nhau – hòa mình; hòa tan; hòa tấu. Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm) Ví dụ: - Đem cá về kho dưa, sau đó nhập kho. - Mẹ em đang kho cá trong nhà kho. Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5 điểm) “Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo”. - Chủ ngữ có trong câu trên là: Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống Câu 10: Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? (1đ) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. - Sỏi đá nghĩa là: đất xấu, bạc màu, thiên nhiên khắc nghiệt. - Cơm nghĩa là: lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động. -> Cả 2 từ đều được dùng với nghĩa chuyển. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) a. Mở bài: - Giới thiệu cơn mưa. - Cơn mưa diễn ra ở đâu? (Ở xóm em; ở trường em; ở ngoại ô thành phố; ở quê nội; ở quê ngoại ). - Diễn ra vào thời gian nào? (Sáng sớm; xế trưa; xế chiều ). - Cơn mưa đến như thế nào? (Rất nhanh; bất chợt ). b. Thân bài: - Tả cảnh trước khi mưa (Chuyển mưa) Bầu trời thế nào? Mây (Từ đâu kéo về ùn ùn, xám xịt đen kín cả bầu trời; từng đám nhỏ kết thành mảng lớn che kín cả bầu trời ).
  16. Gió (Thổi ào ào, mỗi lúc một mạnh, bụi tung mù mịt cả con đường, trên cao cành cây nghiêng ngả, lá bay rơi rụng lả tả khắp mặt đường). Cảnh đường phố Nhộn nhịp hẳn lên, không khí khẩn trương, vội vã. Mọi người và xe cộ vội vàng, chen lấn để tránh cơn mưa sắp đến. Tiếng còi xe “pin, pin”, tiếng gọi nhau í ới - Tả cảnh trời mưa: Mưa bắt đầu rơi, vài giọt mưa lắc rắc, mưa nặng hạt dần, rơi lộp bộp trên mái nhà. Giọt ngả, giọt xiên, lao xuống, xiên xuống, tạo thành một làn sương dày đặc, trắng xóa Mưa càng ngày càng lớn dần, xối xả như trời có bao nhiêu nước trút hết xuống. Không khí mát lạnh Mọi người và xe cộ dừng hẳn lại, núp vào hai bên đường dưới mái hiên nhà. Đường phố vắng tanh, lâu lâu có vài chiếc ô tô hoặc xe máy chạy vụt qua thật nhanh làm nước văng tung toé - Tả cảnh mưa tạnh: Sau khoảng một giờ, mưa tạnh dần. Vòm trời xanh biếc, những tia nắng vàng hắt xuống. Cây cối hai bên đường ướt đẫm, bừng tỉnh sau trận mưa dài. Cây cối xanh tươi như vừa được tắm gội xong. Ở chân trời cầu vồng đủ màu sắc rất đẹp. Mọi người túa ra đường hòa vào dòng xe cộ đông đúc. Đường phố trở lại tấp nập. c. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về cơn mưa.