Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (Có đáp án)

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trò chơi đom đóm

Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!

Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào

trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ…

1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm)

A. Dùng đom đóm làm đèn

B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn

C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê

D. Làm đèn từ những con đom đóm

pdf 18 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 1580
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH PHAN ĐĂNG LƯU ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1) 2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1) 3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1) 4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1) 5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1) 6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1) 7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1) 8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào
  2. trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ 1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm) A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê D. Làm đèn từ những con đom đóm 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 điểm) A. Bằng chiếc chăn mỏng B. Bằng chiếc thau nhỏ C. Bằng vợt muỗi điện D. Bằng vợt vải màn 3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 điểm) A. Làm đèn để học bài vào buổi tối B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng. C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi 4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5 điểm) A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm” C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào 5. Chủ ngữ của câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối” là: (0.5 điểm) A. Đầu tiên B. Chúng tôi
  3. C. Đom đóm D. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai 6. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: (0.5 điểm) anh bộ đội đã trưởng thành . anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ. 7. Hãy ghi lại 1 – 2 câu nêu lên cảm nhận của em về trò chơi của các bạn nhỏ trong bài. 8. Cho câu: “Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng.” Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên. (1 điểm) 9. Tìm một từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (4 điểm) Cái rét vùng núi cao Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm. Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn,nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngải đắng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ. II. Tập làm văn (6 điểm) Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài, HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm)
  4. 1. (0.5 điểm) C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê 2. (0.5 điểm) D. Bằng vợt vải màn 3. (0.5 điểm) D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi 4. (0.5 điểm) B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm” 5. (0.5 điểm) B. Chúng tôi Đầu tiên, chúng tôi // bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. 6. (0.5 điểm) Tuy anh bộ đội đã trưởng thành nhưng anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ. 7. (1 điểm) Trò chơi của các bạn nhỏ trong bài đều là những trò chơi quen thuộc, gần gũi ở các làng quê. Những trò chơi gắn với một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo. 8. (1 điểm) Các cặp quan hệ từ trái nghĩa trong câu trên là: lớn – nhỏ, tối – sáng 9. (1 điểm) - Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: vui sướng - Đặt câu: Em vui sướng khi biết tin ngày mai mẹ em sẽ về. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm)
  5. 6. Dòng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm) A. Cây rau, cây rơm, cây hoa B. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả D. Cây mít, cây đàn, cây đèn bàn 7. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau? (1 điểm) Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết. 8. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: “Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả.” (1 điểm) 9. Tìm và ghi lại ba danh từ riêng, ba danh từ chung có trong bài văn trên. (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (4 điểm) Quà tặng của chim non Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ. (Theo Trần Hoài Dương) II. Tập làm văn (6 điểm) Tả lại một người bạn thân của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
  6. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) D. Chị Duyên 2. (0.5 điểm) C. Vì muốn có đất để trồng nhãn 3. (0.5 điểm) D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học. 4. (0.5 điểm) B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị. 5. (0.5 điểm) A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua. 6. (0.5 điểm) C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả 7. (1 điểm) Các quan hệ từ có trong đoạn văn là: của, và 8. (1 điểm) Vườn nhà Loan // có rất nhiều cây ăn quả. CN VN 9. (1 điểm) - Ba danh từ chung: vườn, học sinh, nhà - Ba danh từ riêng: Loan, Duyên, Phương, Hưng Yên B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm)
  7. Giới thiệu v ề người bạn mà em muốn t ả B. Thân bài (2.5 điểm ) - Tả ngoại hình - Tả tính cách, tài năng - Nhắc lại kỉ niệm với bạn C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với b ạn * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Em có rất nhiều người bạn nhưng người đã gắn bó với em từ tấm bé là Thủy. Cô bạn ở ngay cạnh nhà em, thân thiết với em ngay từ khi hai đứa còn học mẫu giáo với nhau. Thủy có dáng ngư ời nhỏ nhắn, xinh xắn. Vóc dáng nhỏ bé nhưng bù lại Thủy rất nhanh nhẹn. Thoắt cái đã làm xong việc đâu ra đấy, thoắt cái đã chạy tới chỗ này, thoắt cái đã bước tới chỗ kia. Thủy có một mái tóc đen mượt, dài tới ngang lưng. Trong khi mà nhiều bạn đã bắt đầu theo đuổi mái tóc ngắn, nhuộm màu thì Thủy vẫn trung thành với nét đẹp truyền thống đó. Mái tóc đen đó càng làm nổi bật làm da trắng của bạn. Đôi mắt của Thủy to, long lanh và đen lay láy. Mỗi lúc nói chuyện đôi mắt ấy sáng lấp láy, linh động khiến ai cũng phải mải miết chú ý mà ngước nhìn. Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, nhìn vào đôi mắt ươn ướt ấy ngay từ đầu em đã cảm nhận được Thủy là cô bạn vô cùng nhạy cảm và sống nội tâm. Khuôn miệng bạn lúc nào cũng mỉm cười vui vẻ, mỗi lần cười tươi lại lộ ra lúm đồng tiền duyên ơi là duyên. Thủy là một cô bé vô cùng hài hước, ở đâu có bạn ấy thì ở đó sẽ không bao giờ thiếu những tiếng cười. Người ta bảo vui vẻ không phải là một loại tính cách mà nó là một loại năng lực, năng lực khiến cho những người xung quanh mình được vui vẻ. Khi nghe câu này em đã nghĩ đến Thủy, cô bạn sở hữu năng lực vui vẻ cực mạnh. Những câu chuyện của Thủy luôn thu hút mọi người và kéo gần tất cả lại với nhau. Lúc kể chuyện, đôi tay thường khua lên khua xuống, cái đầu lí lắc khiến ai trong chúng em đều cảm thấy vui vẻ. Đừng tưởng Thủy nhỏ con mà coi thường, bạn ấy còn rất thích giúp đỡ và bênh vực bạn bè. Đâu đâu cũng sẵn sàng sẵn tay giúp đỡ bạn bè mình. Còn nhớ hồi lớp 4 có một bạn trong lớp bị bắt nạt, Thủy không ngại đứng ra bênh vực và bảo vệ. Đồng thời Thủy cũng vô cùng khéo léo, mỗi bức tranh mà Thủy vẽ vào giờ
  8. Mĩ thuật luôn sống đống, có hồn và mang một vẻ đẹp riêng chẳng lẫn đi đâu được. Mùa đông vừa rồi, Thủy tặng cho em một chiếc khăn bạn ấy tự đan khiến em thật bất ngờ, hóa ra bạn ấy còn biết đan nữa. Em và Thủy chơi với nhau từ hồi mẫu giáo, chuyện vui buồn gì chúng em cũng cùng nhau trải qua cả. Cả tuổi thơ của em đều tràn ngập hình dáng Thủy in hằn vào từng kỉ niệm. Có một lần sinh nhật, vì Thủy đi xa về không kịp mua quà tặng đúng ngày cho em, vào hôm sinh nhật bạn đã nói “Cậu ước điều gì? Tớ sẽ giúp cậu thực hiện”. Lúc đó em nói bừa rằng “Cậu cõng tớ ra hồ bơi đi” Không ngờ Thủy với vóc dáng nhỏ con khi ấy lại nhất quyết đòi cõng em ra hồ thật. Đó thật sự là món quà mà cả đời này em cũng không thể nào quên được. Người ta bảo những người bạn ở bên nhau từ thuở còn nhỏ sẽ ở bên nhau mãi mãi em tin rằng tình bạn của em với Thủy cũng sẽ như vậy.Chúng em sẽ cố gắng cùng nhau học tập thật tốt, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống và trở thành những người có ích cho xã hội. ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu: Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê
  9. chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm (Theo Nguyễn Hoàng Đại) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng" ? A. Con đê. B. Đêm trăng thanh gió mát. C. Tết Trung thu. Câu 2. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn ? A. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3. Hình ảnh con đê được tác giả tả như thế nào ? A. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà. B. Quanh co uốn lượn theo sườn núi. C. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng mảnh quanh làng. Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng con đê "chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn"? A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. B. Vì những đêm Tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui. C. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con ngưòi, gia súc, mùa màng. Câu 5. Nội dung bài văn này là gì ? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. C. Kể về những kỉ niệm những ngày đến trường. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
  10. Câu 1. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau ? Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng A. Nhân hoá. B. So sánh. C. Cả hai ý trên. Câu 2. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ ? A. Trẻ em B. Thời thơ ấu C. Trẻ con Câu 3. Từ nào trong câu văn ở bài tập 1 phải hiểu theo nghĩa chuyển ? A. Con người B. Tính mạng C. Gồng mình Câu 4. Từ chúng trong câu : "Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc." chỉ những ai ? A. Trẻ em trong làng. B. Tác giả. C. Trẻ em trong làng và tác giả. Câu 5. Câu: "Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời" có mấy quan hệ từ? A. Hai quan hệ từ. B. Ba quan hệ từ. C. Bốn quan hệ từ. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Trong bài văn tác giả đã so sánh con đê với hình ảnh gì ? Theo em, vì sao tác giả cho rằng con đê đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời ?
  11. IV. TẬP LÀM VĂN Đề 1. Đọc đoạn cuối bài, hãy tưởng tượng em về thăm lại và trò chuyện với con đê sau bao ngày xa cách. Viết đoạn văn ghi lại cuộc trò chuyện đó. Đề 2. Tuổi thơ của em gắn với những cảnh đẹp của quê hương yêu dấu, gắn với những kỉ niệm êm đềm của tuổi ấu thơ. Em hãy viết một đoạn văn tả một trong những cảnh đẹp đó và nêu cảm xúc của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU 1. A 2. A 3. A 4. C 5. B II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. A 2. B 3. C 4. A 5. B III. CẢM THỤ VĂN HỌC Trong bài, tác giả đã xem con đê như một người bạn thân thiết. Nó đã cùng vui chơi, nô đùa và nâng đỡ bước chân ông từ lúc chập chững đi những bước đầu tiên, rồi cắp sách đến trường, cho đến khi trưởng thành. IV. TẬP LÀM VĂN * Đề bài 1: Chào bạn Đê yêu dấu! Sau bao năm trời xa cách mình mới trở về gặp lại cậu đây. Đê ơi ! Cậu có nhận ra mình không ? Mình chính là cu Tèo đây mà. Cậu có còn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu của bọn mình không ? Từ lúc chập
  12. chững những bước đi đầu tiên mình đã là bạn của cậu rồi. Còn nữa bọn mình đã từng nô đùa, chơi đuổi bắt, chơi ô ăn quan mỗi khi bố mẹ mình vắng nhà. Những đêm trăng sáng, mấy đứa trong lớp bọn mình đều lên đây bầu bạn cùng cậu. Bao năm rồi, cậu vẫn như xưa. Vẫn cần mẫn đưa đón những bước chân đi về. Vẫn đứng sừng sững chở che, bao bọc dân làng. Đê ơi ! Dù đi đâu mình cũng không bao giờ quên bạn. * Đề bài 2: Hình như người làng em khi đi xa, nghĩ về quê mình, đầu tiên đều nghĩ đến con sông quê. Con sông không biết bắt nguồn từ những ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp với những ngọn núi xanh biếc, xa xôi kia. Khi đi qua làng em, nó chảy êm ả, dịu dàng như để mọi người đủ thời gian để ngắm làn nước trong xanh của nó. Chỗ rộng nhất của nó khi qua làng cũng chỉ khoảng vài mét. Dòng sông như lặng đi trước cảnh đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Đôi lúc từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi, mắt lim dim, giật mình nhìn thấy bóng mình soi trong đáy nước. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ưót đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt. Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bươi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
  13. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ, Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. (Vũ Tú Nam) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Khi nào thì : "Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên." ? A. Buổi sớm nắng sáng. B. Buổi sóm nắng mờ. C. Buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Câu 2. Khi nào thì "Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót."? A. Một buổi chiều lạnh. B. Một buổi chiều nắng tàn, mát dịu. C. Một buổi trưa mặt trời bị mây che. Câu 3. Trong bài, sự vật nào được so sánh với "ngực áo của bác nông dân" ? A. Cơn mưa B. Cánh buồm C. Biển Câu 4. Trong bài, sự vật nào được so sánh với "ánh sáng chiếc đèn sân khấu" ? A. Mặt trời B. Cánh buồm C. Tia nắng Câu 5. Theo tác giả Vũ Tú Nam, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ? A. Mây, trời và nước biển.
  14. B. Mây, trời và ánh sáng. C. Nưóc biển, những con thuyền và ánh sáng mặt trời. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau : Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề. Như con người biết buồn, vui ; biển lúc lạnh lùng, đăm chiêu, lúc sôi nổi, ồn ã. Câu 2. Tìm các từ sắc đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau : a. Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. b. Con dao này rất sắc. c. Mẹ đang sắc thuốc cho bà. d. Trong vườn muôn hoa đang khoe sắc. Câu 3. Các dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ? a. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, b. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Các đoạn văn 1, 2, 3, 7 có những hình ảnh so sánh rất đẹp. Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? IV. TẬP LÀM VĂN Đề 1. Viết tiếp 3 – 4 câu để có đoạn văn tả cảnh đẹp của biển vào buổi sáng : Buổi sáng, nắng lên Đề 2. Hãy viết đoạn văn tả cảnh sông nước (sông, ao, hồ, biển) mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU 1. C 2. A 3. B
  15. 4. C 5. B II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Các cặp từ trái nghĩa trong hai câu đã cho là : trong xanh > < sôi nổi. Câu 2. - Từ sắc trong câu a, b và c là từ đồng âm. - Từ sắc trong câu a, d là từ nhiều nghĩa. Câu 3. Các dấu hai chấm trong câu a và câu b được dùng để liệt kê. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo: Trong bài văn, em thích nhất hình ảnh : “Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh”. Bằng cách sử dụng từ gợi tả và hình ảnh so sánh, tác giả miêu tả cảnh biển vào buổi sớm thật đẹp. Những cánh buồm trên biển đẹp hơn khi ánh nắng chiếu vào, chúng như đàn bướm bay lượn giữa bầu trời xanh thẳm. IV. TẬP LÀM VĂN * Đề bài 1: Buổi sáng, nắng lên, mặt biển lấp lánh như dát bạc. Những đợt sóng đuổi nhau xô vào bãi cát tung bọt trắng xoá. Từng đoàn thuyền căng buồm ra khơi đánh cá. Xa xa, đàn hải âu chao liệng giữa bầu trời xanh thẳm. * Đề bài 2: Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.