Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thuận Lộc (Có đáp án)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Chú lừa thông minh

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.

Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.

Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)

Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?

A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.

B. Bác đến bên giếng nhìn nó.

C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.

Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?

A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.

B. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa.

C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết

pdf 15 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 3060
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thuận Lộc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thuận Lộc (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH THUẬN LỘC ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV chuẩn bị phiếu có ghi sẵn nội dung các bài tập đọc trong chương trình học kì 1 và cho HS bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Chú lừa thông minh Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng. B. Bác đến bên giếng nhìn nó.
  2. C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên. Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì? A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa. B. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa. C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết. Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì? A. Lừa đứng yên và chờ chết. B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. C. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên. Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ? A. Nhút nhát, sợ chết. B. Bình tĩnh, thông minh. C. Nóng vội, dũng cảm. Câu 5: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết Câu 6: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu: - Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên. Câu 7: Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ sa trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” Đó là từ: Câu 8: Tiếng lừa trong các từ con lừa và lừa gạt có quan hệ: A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Nhiều nghĩa Câu 9: Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau: - Bác ta quyết định lấp giếng chôn sống lừa để tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Câu 10: Bộ phận chủ ngữ trong câu:“Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” là:
  3. A. Một hôm B. Con lừa C. Con lừa của bác nông dân nọ B. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (Nghe - viết). (3 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Mùa thảo quả - Sách Tiếng Việt 5 - Tập một, trang 113 (từ Sự sống đến từ đáy rừng). 2. Tập làm văn: (7 điểm) Tả một người thân trong gia đình (hoặc một người bạn) mà em quý mến nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. Bài kiểm tra đọc (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đọc hiểu văn bản: (7 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): ý c Câu 2 (0,5 điểm): ý b Câu 3 (1 điểm): ý c Câu 4 (1 điểm): ý b Câu 5 (1 điểm): Học sinh biết nói câu khuyển mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết. Ví dụ: Mọi việc đều có cách giải quyết, tôi khuyên các bạn nên bình tĩnh. Câu 6 ( 0,5 điểm): Có các quan hệ từ: còn, thì, ở. Câu 7 ( 0,5 điểm): Có thể điền một các từ sau: rơi, sảy, ngã, Câu 8 (0,5 điểm): ý a Câu 9 (1 điểm): bác ta (DT), lấp (ĐT), lừa (DT), nó (đại từ), dai dẳng (TT)
  4. Câu 10 (0,5 điểm): ý c B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả: (3 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1,5 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1,5 điểm - Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. - Nếu chữ viết không đúng độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. II. Tập làm văn: 7 điểm * Đảm bảo các yêu cầu sau: - Viết được một bài văn tả người có 3 phần (MB, TB, KB) đúng yêu cầu của đề bài. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá nhiều lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. ĐỀ SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học (Từ tuần 11 đến tuần 17) đọc đúng, đọc hay, tốc độ khoảng 100 tiếng/phút. (Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc). - Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) 2.1. Đọc thầm bài văn sau: Mưa cuối mùa Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
  5. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng. Sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô. Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng cho Bé, Bé chẳng nhận ra sao? Trần Hoài Dương 2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: (1,0đ) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? A. Những ánh chớp chói lòa. B. Tiếng động ầm ầm. C. Mưa gió mời gọi Bé. D. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Câu 2: (1,0đ) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì? A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. B. Nhìn thấy chiếc lá vàng rực trên đỉnh ngọn cây bồ đề. C. Nhờ có cơn mưa mà Bé đã có một giấc ngủ ngon. D. Trời trong veo không một gợn mây. Câu 3: (1,0đ) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh? A. Vui sướng. B. Thương xót. C. Nao lòng. D. Lo lắng Câu 4: (0,5đ) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển?
  6. A. Mưa xối xả/ mưa gió B. Cơn mưa / mưa to C. Mưa tiền/ mưa bàn thắng D. Trận mưa/ cơn mưa Câu 5: (0,5đ) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa? A. Mưa - nắng, đầu - cuối, thức - ngủ, vui - buồn. B. Đầu tiên - cuối cùng, đỉnh - đáy, ngọn - gốc, mưa - nắng. C. Đầu - cuối, trước - sau, ngủ - ngáy, sáng suốt - tỉnh táo. D. Đầu - cuối, trước - sau, cao- thấp, mưa - nắng, trên - dưới. Câu 6: (0,5đ) Dòng nào sau đây gồm các từ láy? A. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mùa mưa. B. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mỏi mắt. C. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, trời trong. D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng Câu 7: (0,5đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ? Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ Câu 8: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người: . Câu 9: (1,0đ) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu). . B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Viết chính tả: (2đ) (nghe – viết) Bài viết: “Chữ nghĩa trong văn miêu tả ” - Sách TV Lớp 5 tập 1(trang 160)
  7. Viết đoạn đầu: (từ: Miêu tả một em bé . của người da đen.) II. Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy tả hình dáng và tính tình một người thân trong gia đình em. Đề 2: Em hãy tả một em bé ở tuổi tập nói, tập đi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Câu 1: (1,0đ) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? B. Tiếng động ầm ầm. Câu 2: (1,0đ) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì? A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Câu 3: (1,0đ) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh? C. nao lòng. Câu 4: (0,5đ) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển? C. mưa tiền/ mưa bàn thắng Câu 5: (0,5đ) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa? C. Đầu - cuối, trước - sau, ngủ - ngáy, sáng suốt - tỉnh táo. Câu 6: (0,5đ) Dòng nào sau đây gồm các từ láy? D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng Câu 7: (0,5đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ? Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. b. Động từ
  8. Câu 8: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người: Óng ả, mượt mà, đen nhánh, mềm mại, đen bóng, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, Câu 9: (1,0đ) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu). Mọi người ngồi vào bàn để bàn công việc. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm): - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. * Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp, trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (8đ): - Điểm thành phần được chia như sau: + Mở bài: 1 điểm. + Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ). + Kết bài: 1 điểm. + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm. * Gợi ý đáp án như sau: a. Mở bài: 1 điểm. - Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? . b. Thân bài: 4 điểm. * Tả hình dáng: (2đ) - Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, - Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, * Tả tính tình, hoạt động: (2đ)
  9. Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; Kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ c. Kết bài: 1 điểm. Nói lên được tình cảm của mình về người vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm). ĐỀ SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 18, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. II. Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu. À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp. Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi bắt được rồi Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động. Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe. Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít: - Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!
  10. Theo TÔ HOÀI Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 2: Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu? A. đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ. B. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ. C. đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ. D. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ. Câu 3: Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì? A. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây. B. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây. C. Bằng lăng xúc động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim. D. Bằng lăng đau vì sâu đục khoét và cảm động vì chim giúp đỡ. Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn? A. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ. B. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình. C. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình. D. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho toàn xã hội. Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động”? A. Cảm tình B. Cảm xúc C. Rung động D. Xúc động
  11. Câu 6: Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm? A. Cây bằng lăng/ cây thước kẻ B. Mặt vỏ cây/ mặt trái xoan C. Tìm bắt sâu/ moi rất sâu d. Chim vỗ cánh/ hoa năm cánh Câu 7: Viết lại câu văn “Tiếng chim lích chích trên cành” có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa. Câu 8: Thay thế từ dùng sai (in nghiêng) bằng từ đồng nghĩa thích hợp rồi viết lại hai câu văn sau: “Quê em có dòng sông lượn lờ chảy qua. Những ngày hè oi ả, em thỏa sức bơi lội tung tăng trong dòng nước mát ngọt.” Câu 9: Viết một câu nhận xét về việc tốt của chim vành khuyên trong bài văn trên. Câu 10: Từ việc tốt của chim vành khuyên, em thấy mình có thể làm được những gì để bảo vệ môi trường quanh ta? B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: Bài viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra . đến hết.) (SGK TV 5 tập 1 trang 145) 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Tả một người mà em yêu quý nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. Phần kiểm tra đọc 1. A 2. D 3. C 4. B 5. D 6. C Câu 7: Tiếng chim trò chuyện ríu rít trên cành.
  12. Câu 8: Thay từ lượn lờ bằng từ lững lờ; thay từ mát ngọt bằng từ mát dịu (hoặc mát êm, mát lành, ) Câu 9: Việc tốt của chim vành khuyên đã giúp cây bằng lăng vơi đi nỗi đau làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, giàu ý nghĩa. Câu 10: Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường: chăm sóc vườn hoa, cây xanh; quét dọn nhà cửa, làm vệ sinh trường, lớp, để môi trường xanh - sạch - đẹp. B. Phần kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm) - Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (2 điểm) - Học sinh còn sai sót hoặc cách trình bày chưa đúng, đẹp, giáo viên căn cứ vào các lỗi mà trừ điểm cho phù hợp. II. Tập làm văn (8 điểm) * Yêu cầu về kiến thức: - Bài làm của học sinh nêu được những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của đối tượng được miêu tả. - Trình tự miêu tả, cách sắp xếp các ý hợp lý. - Thể hiện được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm trước đối tượng được miêu tả trong cuộc sống. * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh viết được bài văn thuộc kiểu bài miêu tả với bố cục 3 phần; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động; từ ngữ gợi tả, gợi cảm, lời văn giàu cảm xúc - Có sáng tạo trong cách miêu tả. ĐỀ SỐ 4 A. PHẦN ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: (1 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút). Đoạn: "Một sớm chủ nhật có gì lạ đâu hả cháu". Bài Chuyện một khu vườn nhỏ - sách TV5 tập 1 - trang 103. Đoạn: "Sự sống cứ tiếp tục nhấp nháy vui mắt". Bài Mùa thảo quả sách TV5 tập 1 - trang 114. Đoạn: "Nhờ phục hồi vững chắc đê điều". Bài Trồng rừng ngập mặn sách TV5 tập 1 - trang 129
  13. Đoạn: "Y Hoa đến bên gài Rok xem cái chữ nào". Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách TV5 tập 1 - trang 144, 145. II. Đọc thầm và làm bài tập Cho đoạn văn sau: Đất Cà Mau Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc. Theo Mai Văn Tạo Khoanh vào ý đúng nhất Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là: (0.5 điểm) A. Dữ dội, kéo dài. B. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh. C. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh. Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? (0.5 điểm) A. Tháng hai, tháng ba. B. Tháng ba, tháng tư. C. Tháng tư, tháng năm. Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
  14. A. Cây đước. B. Cây bình bát. C. Cây bần. Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? (0.5 điểm) Câu 5: Từ "Xanh rì" thuộc từ loại nào? (0.5 điểm) A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 6: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận chủ ngữ là: (0.5 điểm) A. Nhà cửa dựng dọc. B. Nhà cửa. C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh. Câu 7: Trong đoạn văn "Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất" có mấy từ láy? (0.5 điểm) A. 2 từ (Đó là: ) B. 3 từ (Đó là: ) C. 4 từ (Đó là: ) Câu 8: Từ "Nhà" trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm) A. Nhà tôi có ba người. B. Nhà tôi vừa mới qua đời. C. Nhà tôi ở gần trường. B. KIỂM TRA KĨ NĂNG CHÍNH TẢ VÀ TẬP LÀM VĂN: I. Viết chính tả: (2 điểm). GV đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 12 phút. MÙA THẢO QUẢ Đoạn từ "Sự sống cứ tiếp tục dưới đáy rừng."
  15. II. Tập làm văn: (3 điểm). Đề: Tả một người trong gia đình em mà em yêu quý nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 A. PHẦN ĐỌC 1. C 2. B 3. A 5. C 6. B 7. A 8. C Câu 4: thông minh, giàu nghị lực, tinh thần thượng võ. B. PHẦN VIẾT 1. Viết chính tả: (2 điểm). Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, viết hoa ) thì trừ 0,25 điểm. 2. Tập làm văn: (3 điểm). Yêu cầu chung: Viết được bài văn khoảng 20 dòng đúng thể loại, trình bày đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Biết chọn các chi tiết nổi bật về hình dáng và tính tình của người để tả. Nêu được cảm nghĩ đối với người mình tả. Biết dùng từ, đặt câu, ít sai lỗi chính tả.