Bộ 5 đề ôn tập và kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên
A. Đọc bài văn sau:
B. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Đoạn 1 trong bài nói đến: (0.5 điểm)
A. Tên nước
B. Tên nước, thủ đô, lá cờ.
C. Nhà Bác Hồ.
Câu 2: Lá cờ Tổ quốc được tả như thế nào?(0.5 điểm)
A. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ
B. Lá cờ Tổ quốc ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
C. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 5 đề ôn tập và kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_5_de_on_tap_va_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_2_doc.docx
Nội dung text: Bộ 5 đề ôn tập và kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên
- TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Phần Đọc hiểu Thời gian: 30 phút ĐỀ 1 A. Đọc bài văn sau: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô nước mình là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Những con người ấy đã làm rạng danh lịch sử nước nhà. Đất nước mình có ba miền Bắc, Trung, Nam với khí hậu khác nhau. Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài. Áo dài thường được mặc trong dịp Tết hay lễ hội. (Trung Sơn) B. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Đoạn 1 trong bài nói đến: (0.5 điểm) A. Tên nước B. Tên nước, thủ đô, lá cờ. C. Nhà Bác Hồ. Câu 2: Lá cờ Tổ quốc được tả như thế nào? (0.5 điểm) A. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ B. Lá cờ Tổ quốc ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. C. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Câu 3: Thủ đô của nước ta là? (0,5 điểm)
- A. Hà Nội B. Thành phố Hồ Chí Minh C. Đà Nẵng Câu 4: Áo dài thường được mặc vào các dịp nào? ( 0,5 điểm) A. Dịp lễ, Tết B. Ngày nhà giáo Việt Nam C. Ngày Quốc khánh Câu 5: Câu “ Thủ đô nước mình là Hà Nội.” Thuộc câu kiểu ? (0.5 điểm) A. Ai thế nào? B. Ai làm gì? C. Ai là gỉ? Câu 6: Nối các từ ngữ sau vào 2 nhóm cho phù hợp: ( 0,5 điểm) lá cờ Hình chữ Từ chỉ sự vật nhật đỏ vàng Từ chỉ đặc điểm ngôi cánh sao Câu 7: Qua bài đọc, em hiểu thêm điều gì về đất nước chúng mình? ( 1 điểm) Câu 8: Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp? ( 1 điểm) Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong câu sau: (1 điểm) Đầu tháng sáu, chúng em được nghỉ hè. .
- ĐỀ 2 A. Đọc bài văn sau: THẬT ĐÁNG KHEN Có một bầy hươu đang gặm cỏ bên một dòng suối trong vắt. Chú hươu nào cũng có đôi mắt to tròn, đen nháy và khóac bộ lông màu vàng hoặc màu nâu mịn như nhung, điểm những dấu hoa trắng. Bầy hươu đang gặm cỏ thì bỗng có một chú hươu bé nhỏ đi tới. Chú bước tập tễnh trông thật vất vã, một chân của chú bị đau, bộ lông xơ xác đầy những vết bùn đất. Chắc là chú ta bị ngã rất đau. Chú hươu nói: - Các bạn ơi! Cho tôi đi ăn cùng với nhé! Các chú hươu khác nghe thấy vậy đua nhau mời: - Bạn lại đây, lại đây ăn cùng với chúng tôi! Rồi các chú hươu đứng vươn hai chân trước một tảng đá, lấy gạc cắt rụng mấy cái chồi nói: B. Dựa vào nội dung của bài, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý em cho - Bạn ăn đi! Rồi chúng tôi lấy thêm cho bạn mấy chiếc búp nữa thật là đúng trong các câu trả lời dưới đây: ngon! Chú hươu bị đau chân ăn rất ngon lành và cảm động nhìn các bạn hươu. Đúng lúc ấy, một bác hươu già từ trong rừng đi tới. Thấy bầy hươu con giúp bạn, bác hươu già hài lòng lắm. Bác khen: - Các cháu ngoan lắm! Còn bầy hươu con rất vui vì đã làm một việc tốt giúp bạn. (Vũ Hùng) B. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Mắt của những chú hươu có màu gì? (0,5 điểm) A. Màu vàng B. Màu nâu C. Màu đen Câu 2: Vì sao chú hươu bé nhỏ lại bước đi tập tễnh? (0,5 điểm) A. Vì chú bị ngã B. Vì một chân chú bị đau C. Vì đường đi gập ghềnh Câu 3: Trên bộ lông của chú hươu bé nhỏ có những vết gì? (0,5 điểm) A. Vết thương B. Vết xước C. Vết bùn đất Câu 4: Các chú hươu làm gì để giúp chú hươu bé nhỏ? (0,5 điểm)
- A. Chơi đùa với chú B. Cùng nhau gặm cỏ. C. Lấy gạc cắt rụng mấy cái chồi non để chú hươu nhỏ ăn. Câu 5: Câu “Các cháu ngoan lắm !” Thuộc kiểu câu nào? (0,5 điểm) A. Ai là gì? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào? Câu 6: Nhóm từ nào gồm các từ chỉ đặc điểm: A. to tròn, đen, gặm, trong vắt B. to tròn, đen, vàng, nâu C. to tròn, đen, đi tới, trong vắt Câu 7: Nội dung bài đọc nói lên điều gì ? Câu 8: Em học tập được ở những bạn hươu đức tính gì? Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Mùa đông đến, chim én bay về phương Nam tránh rét. .
- ĐỀ 3 A. Đọc bài văn sau: CÂY XANH VÀ CON NGƯỜI Con người không thể sống thiếu cây xanh. Lúa, ngô, khoai, sắn, nuôi sống ta. Các loại rau là thức ăn hằng ngày của ta. Chuối, cam, bưởi, khế, cho ta trái ngọt. Cây xanh là bộ máy lọc không khí, làm lợi cho sức khỏe con người. Ở đâu có nhiều cây xanh, ở đó có không khí trong lành. Rễ cây hút nước rất tốt. Vào mùa mưa bão, cây xanh có thể giúp đất giữ nước, làm hạn chế lũ lụt, chống lở đất do nước chảy mạnh. Cây xanh cho bóng mát, cung cấp gỗ để làm nhà cửa, giường tủ, bàn ghế, Những hàng cây xanh và vườn hoa còn làm đẹp đường phố, xóm làng. Cây xanh có nhiều lợi ích như vậy nên chúng ta phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cây và trồng cây. Người Việt Nam có phong tục Tết trồng cây. B. Dựa vào nội dung của bài, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý em cho phong tục tốt đẹp này bắt nguồn từ lời kêu gọi ngày 28-11-1959 của Bác Hồ: là đúng trong các câu trả lời dưới đây: “Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” (Trung Đức) B. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Theo bài đọc, con người không thể sống khi thiếu: (0,5 điểm) A. cây xanh B. cha mẹ C. chị em Câu 2: Nơi có nhiều cây xanh, nơi đó có: (0,5 điểm) A. nhiều nhà cửa mọc lên B. không khí trong lành C. nhiều sông nhiều suối Câu 3: Vào mùa mưa bão, cây xanh có lợi ích: (0,5 điểm) A. mọc thêm nhiều lá B. chống sạt lỡ đất C. làm đẹp đường phố Câu 4: Thực hiện lời kêu gọi Tết trồng cây của Bác, chúng em: (0,5 điểm) A. tham gia đội mũ bảo hiểm B. làm vệ sinh trường lớp
- C. thi đua trồng cây xanh Câu 5: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống: (0,5 điểm) - Những hàng cây thế nào - Những hàng cây xanh làm đẹp đường phố Câu 6: Nối câu theo kiểu câu phù hợp: (0,5 điểm) • Sân trường em có rất nhiều cây xanh. Ai làm gì? . • Em và các bạn trồng cây để thực hiện lời kêu gọi của Ai thế nào? . Bác. Câu 7: Qua bài đọc, em học tập được điều gì? (1 điểm) Câu 8: Cây xanh mang lợi ích gì cho chúng ta? (1 điểm) Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm có trong câu sau: (1 điểm) Vào mùa mưa bão, cây xanh có thể giúp đất giữ nước
- ĐỀ 4 A. Đọc bài văn sau: THỎ CON ĂN GÌ? Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn . Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”. Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành. B. Dựa vào nội dung của bài, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý em cho (Theo Hồ Lam Hồng) B. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con gặp chuyện gì? (0,5 điểm) A. Thỏ bị lạc đường. B. Thỏ đi mãi không tìm được thức ăn. C. Thỏ bị bệnh. Câu 2. Gà Trống đã mời Thỏ con ăn gì? (0,5 điểm) A. Thóc B. Củ cải C. Bắp Câu 3. Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì? (0,5 điểm) A. Củ cải B. Cá C. Khoai tây Câu 4. Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con? (0,5 điểm) A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt. B. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ. C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.
- Câu 5. Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con? (1 điểm) Câu 6. Em thấy Gà Trống, Mèo con, Dê con trong câu chuyện trên là những người bạn như thế nào? (1 điểm) Câu 7. Bộ phận in đậm trong câu: “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm) A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? Câu 8. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: (0,5 điểm) Công nhân, học sinh, viết bảng, nấu cơm, bay , nhảy, ca hát , trông em, vận động viên, ông nội, quét nhà, dọn dẹp. Người ( từ chỉ sự vật) Hoạt động . . . Câu 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây : (1 điểm) Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng.
- ĐỀ 5 A. Đọc bài văn sau: CÒ VÀ VẠC Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. Truyện cổ Việt Nam B. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào? (0,5 điểm) A. Yêu trường, yêu lớp B. Chăm làm C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò? (0,5 điểm) A. Học kém nhất lớp B. Không chịu học hành C. Hay đi chơi Câu 3. Cò chăm học như thế nào? (0,5 điểm) A. Lúc nào cũng đi chơi B. Lúc nào cũng đi bắt ốc C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học. Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn? (0,5 điểm) A. Vì lười biếng B. Vì không muốn học C. Vì xấu hổ Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm) A. cò, trống, bút B. xanh lá, bước đi, giảng bài C. chạy, hát, giảng bài
- Câu 6. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì? (1 điểm) Câu 7. Em học tập được ở Cò những đức tính gì? (1 điểm) Câu 8. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống: (0,5 điểm) - Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ - Cái thước kẻ màu tím của bạn đẹp quá Câu 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau: (1 điểm) Đêm đến, Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. HẾT