Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Có đáp án)
trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương
theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...
1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm)
A. Dùng đom đóm làm đèn
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê
D. Làm đèn từ những con đom đóm
2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 điểm)
A. Bằng chiếc chăn mỏng
B. Bằng chiếc thau nhỏ
C. Bằng vợt muỗi điện
D. Bằng vợt vải màn
File đính kèm:
- bo_5_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf
Nội dung text: Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Có đáp án)
- TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI SƠN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A. PH Ầ N I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc m ột trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1) 2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1) 3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1) 4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1) 5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5 /T1) 6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1) 7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1) 8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và tr ả lời các câu hỏi bên dưới: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn , ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tố i. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê , chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng đư ợc. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi , sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào
- trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ 1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm) A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê D. Làm đèn từ những con đom đóm 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 điểm) A. Bằng chiếc chăn mỏng B. Bằng chiếc thau nhỏ C. Bằng vợt muỗi điện D. Bằng vợt vải màn 3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 điểm) A. Làm đèn để học bài vào buổi tối B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng. C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi 4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5 điểm) A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm” C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào 5. Chủ ngữ của câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối” là: (0.5 điểm) A. Đầu tiên B. Chúng tôi
- C. Đom đóm D. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai 6. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: (0.5 điểm) anh bộ đội đã tr ưở ng thành . anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ. 7. Hãy ghi l ại 1 – 2 câu nêu lên cảm nh ận của em về trò chơi của các bạn nhỏ trong bài. 8. Cho câu: “M ỗ i bu ổi tối, hàng chục con đom đóm lớ n nhỏ đều phát sáng.” Tìm các cặp t ừ trái nghĩa trong câu trên. (1 điểm) 9. Tìm một từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM ) I. Chính tả (4 điểm) Cái rét vùng núi cao Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm. Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn,nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngải đắng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ. II. Tập làm văn (6 điểm) Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài, HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tố c độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng ti ếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm . - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi v ề nội dung đoạn đọc: 1 đi ểm. II . Đ ọc hiểu (6 điểm)
- 1. (0.5 điểm) C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê 2. (0.5 điểm) D. Bằng vợt vải màn 3. (0.5 điểm) D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi 4. (0.5 điểm) B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm” 5. (0.5 điểm) B. Chúng tôi Đầu tiên, chúng tôi // bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. TrN CN VN 6. (0.5 điểm) Tuy anh bộ đội đã trưởng thành nhưng anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ. 7. (1 điểm) Trò chơi của các bạn nhỏ trong bài đều là những trò chơi quen thuộc, gần gũi ở các làng quê. Những trò chơi gắn với một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo. 8. (1 điểm) Các cặp quan hệ từ trái nghĩa trong câu trên là: lớn – nhỏ, tối – sáng 9. (1 điểm) - Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: vui sướng - Đặt câu: Em vui sướng khi biết tin ngày mai mẹ em sẽ về. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung:
- Trong nhà, Bống quấn mẹ nhất, chỉ ở bên cạnh những người thân trong gia đình, em mới tỏ vẻ nũng nịu, phụng phịu đáng yêu. Khi ở cạnh nh ữ ng khác em cũng không hề khóc, nhưng lại lộ ra vẻ tự lập hiếm có. Mỗi tối đi ngủ Bống đều phả i có gấu bông nằm bên cạnh mới có th ể ngủ ngon được. Em rất yêu Bố ng, lúc rảnh rỗi em chỉ muốn chơi và trông Bống để m ẹ có thêm thời gian làm việc nhà. ĐỀ SỐ 3 I. Đ ỌC HI ỂU HƯƠNG LÀNG Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để tr ồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thu ộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng . Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp . Tưởng như có thể sờ được, nắm được nh ững làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác , thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọ i cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé ! (Theo Băng Sơn) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu ? A. Do mùi thơm của các hương liệu tạo mùi khác nhau. B. Do mùi thơm của cây lá trong làng. C. Do mùi thơm của nước hoa. Câu 2. Trong câu "Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.", từ đó chỉ cái gì ? A. Đất quê.
- B . Làn hương quen thuộc của đất quê. C. Làng. Câu 3. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ? A. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ B. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau. C. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh. Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm "mộc mạc chân chất" ? A. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa. B. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền. C. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Dấu phẩy in đậm trong câu sau có tác dụng gì ? Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. A. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ. B. Ngăn cách các vê câu ghép. C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính. Câu 2. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy ? A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc. B. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc. C. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc. Câu 3. Chủ ngữ trong câu sau là gì? Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng. A. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt B. Hương từ đây C. Hương
- Câu 4. Trong đoạn văn : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ", từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ? A. Giả dối B. giả danh C. Nhân tạo Câu 5. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào ? A. Tính từ B. Danh từ C. Động từ Câu 6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Cả hai ý trên. Câu 7. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ? Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. A. Chỉ nơi chốn. B. Chỉ thời gian. C. Chỉ nguyên nhân. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Trong đoạn văn cuối bài : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió " tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh này có gì đặc biệt ? Hãy nêu tác dụng của cách so sánh đó. IV. TẬP LÀM VĂN Đề 1. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có đoạn văn tả hương thơm của một khu vườn : Mùa xuân, khu vườn tràn ngập hương thơm. Mùi hương của Mùi hương của Mùi hương của Đó là những mùi hương
- Đ ề 2. Hãy viết đoạn văn tả mùi hương của một loài hoa mà em yêu thích . - HẾ T ĐÁP ÁN Đ Ề S Ố 3 I. ĐỌC HIỂ U 1. B 2. B 3. A 4. C II. LUYỆN T Ừ VÀ CÂU 1. A 2. C 3. B 4. C 5. B 6. A 7. B III. CẢM TH Ụ VĂN HỌ C Tham khảo: Bài văn viết v ề làng quê nghèo nhưng với tác gi ả đó là một làng quê tuyệt diệu với những mùi hương thân thương nhất. Hương thơm của làng, hương thơm của đất đem đến cho tác gi ả biết bao cảm xúc. Mùi thơm của hoa bưởi trong sương, mùi thơm của rơm rạ trong nắng, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió, khiến tác gi ả căng lồng ngực hít th ở đến no nê. Những mùi hương này tưởng như có th ể s ờ được, nắm được. Đó là hương làng, là tình yêu của tác gi ả với quê hương . Nếu tác gi ả so sánh hương thơm của làng thơm như mùi nước hoa thì không có gì đáng nói. Điều đặc bi ệt ở đây là tác gi ả ph ủ định nước hoa đ ể khẳng định một điều khác : "Nước hoa ư ? Nước hoa ch ỉ là một th ứ hăng hắc gi ả tạo làm sao bằng được hương làng”. S ự so sánh này tạo ra một s ự đối lập, nhấn mạnh s ự khác biệt, hơn hẳn của mùi thơm hương làng, những làn hương quen thuộc của đất quê so với mùi thơm nướ c hoa dù được chiết xuất bằng công ngh ệ cao, bởi đây là những mùi hương rất mộc mạc, chân chất, tự nhiên. Đó cũng là điều tác gi ả muốn ngợi ca, khẳng định . (Theo Dương Kim Thêu )
- IV. TẬP LÀM VĂN Đề bài 1 Tham khảo : Mùa xuân, khu vườn tràn ngập hương thơm. Mùi hương ngan ngát của hương cau. Mùi hương thoảng nhẹ của những bông hồng. Mùi hương nồng ấm, đậm đà của hoa ngọc lan. Đó là những mùi hương rất quen thuộc, thân thiết với em. Đề bài 2 Tham khảo : Mùa xuân, hoa bưởi nở rộ kết thành chùm trắng muốt trên nền lá xanh thẫm. Hương bưởi ngan ngát, man mát, dịu dàng lan toả khắp khu vưòn, khắp sân nhà. Hương bưởi thật là đặc biệt. Mùi hương ấy thoang thoảng mà rất sâu, cho em một cảm giác dễ chịu và khoan khoái. Một mùi hương không thể lãng quên, không thể lẫn với một mùi nào khác. ĐỀ SỐ 4 PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (5 điểm) Đọc theo yêu cầu của giáo viên. II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông. Từ lâu, Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là một cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn từ rất xa xưa. Một buổi sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay.
- Trích “Quần đảo san hô” Câu 1: Quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí nào của bờ biển nước ta?(0,5 điểm) A. Ở phía đông nam của bờ biển nước ta B. Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông-nam C. Ở đây có nhiều đảo nhỏ,đứng theo hình vòng cung D. Đây là chùm đảo san hô xa xôi nhất Tổ quốc Câu 2: Quần đảo Trường Sa được so sánh với hình ảnh nào dưới đây ?(0,5 điểm) A. Gồm nhiều đảo nhỏ như hình vòng cung B. Như một bông hoa san hô rực rỡ C. Như một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông. Câu 3: Trên đảo có trồng những loại cây gì? (0,5 điểm) A. Cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng B. Những cây bàng quả vuông bốn cạnh và cây dừa đá trái nhỏ, cùi dày. C. Cây dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút Câu 4: Một buổi sáng đào công sự, anh chiến sĩ xúc lên được gì? (0,5 điểm) A. Một báu vật B. Một hũ rượu có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. C. Một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Câu 5: Lời quả quyết của anh chiến sĩ về những nét hoa văn trên mảnh đồ gốm anh xúc lên trong lần đào công sự “y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh” đã chứng tỏ điều gì ? (0,5 điểm) Câu 6: Qua bài đọc này, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa ? (0,5 điểm) Câu 7: Để tả cây bàng, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? (0, 5 điểm) A. Cả so sánh và nhân hóa. B. Nhân hóa. C. So sánh. Câu 8: Từ “đứng” trong câu “Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung” mang nghĩa chuyển hay nghĩa gốc? (0,5 điểm)
- Câu 9: Em hãy đặt một câu có từ “đứng” mang nghĩa gốc ? (0,5 điểm) Câu 10: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: (0,5 điểm) Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. B. PHẦN VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết trong thời gian 20 phút. MÙA THU Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ.Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong ba đề sau: Đề 1. Tả một cơn mưa rào mà em có dịp quan sát. Đề 2. Tả lại quang cảnh trường em trước buổi học. Đề 3. Tả ngôi nhà em đang ở. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Phần đọc (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (5 điểm) Đọc đúng chuẩn. 2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: C
- Câu 5: (0,5 điểm) Lời quả quyết của anh chiến sĩ về những nét hoa văn trên mảnh đồ gốm anh xúc lên trong lần đào công sự “y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh” đã chứng tỏ người Việt Nam đã đến, sống ở quần đảo này từ rất lâu, Trường Sa là của Việt Nam. Câu 6: (0,5 điểm) Chúng ta cần chung tay bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo Câu 7: A Câu 8: (0,5 điểm) nghĩa chuyển Câu 9: (0,5 điểm Câu 10: (0,5 điểm) Phân tích đúng TN, VN, CN II. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả: 2 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểủ chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2. Tập làm văn: 8 điểm * Mở bài: (1 điểm) * Thân bài: (4 điểm) - Nội dung (1,5 điểm) - Kĩ năng (1,5 điểm) - Cảm xúc (1 điểm) 3. Kết bài:(1 điểm) 4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) 5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) 7. Sáng tạo (1 điểm) ĐỀ SỐ 5 I. Đọc hiểu Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
- Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai ngư ời bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau . Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc ch ắn để tự tin lớ n lên, tự tin bước vào đờ i. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đ ứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò , cứ sáng cắp sách tới trường, chi ều về cả h ội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặ m cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xu ống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao . Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi , về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi m ới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạ o gót trên chi ều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm (Theo Nguyễn Hoàng Đại) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng"? A. Con đê. B. Đêm trăng thanh gió mát. C. Tết Trung thu. Câu 2. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn? A. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3. Hình ảnh con đê được tác giả tả như thế nào? A. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà.
- B. Quanh co uốn lượn theo sườn núi. C. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng mảnh quanh làng. Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng con đê "chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn "? A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. B. Vì những đêm Tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui. C. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con ngưòi , gia súc, mùa màng. Câu 5. Nội dung bài văn này là gì ? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. C. Kể về những kỉ niệm những ngày đến trường. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau ? Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng A. Nhân hoá. B. So sánh. C. Cả hai ý trên. Câu 2. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ ? A. Trẻ em B. Thời thơ ấu C. Trẻ con Câu 3. Từ nào trong câu văn ở bài tập 1 phải hiểu theo nghĩa chuyển ? A. Con người B. Tính mạng C. Gồng mình
- Câu 4. Từ chúng trong câu : "Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc." chỉ những ai ? a. Trẻ em trong làng. b. Tác giả. c. Trẻ em trong làng và tác giả. Câu 5. Câu: "Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời." có mấy quan hệ từ ? A. Hai quan hệ từ. B. Ba quan hệ từ. C. Bốn quan hệ từ. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Trong bài văn tác giả đã so sánh con đê với hình ảnh gì ? Theo em, vì sao tác giả cho rằng con đê đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời ? IV. TẬP LÀM VĂN Đề 1. Đọc đoạn cuối bài, hãy tưởng tượng em về thăm lại và trò chuyện với con đê sau bao ngày xa cách. Viết đoạn văn ghi lại cuộc trò chuyện đó. Đề 2. Tuổi thơ của em gắn với những cảnh đẹp của quê hương yêu dấu, gắn với những kỉ niệm êm đềm của tuổi ấu thơ. Em hãy viết một đoạn văn tả một trong những cảnh đẹp đó và nêu cảm xúc của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU 1. A 2. A 3. A 4. C 5. B II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
- 1. A 2. B 3. C 4. A 5. B III. CẢM THỤ VĂN HỌC Trong bài, tác giả đã xem con đê như một người bạn thân thiết. Nó đã cùng vui chơi, nô đùa và nâng đỡ bước chân ông từ lúc chập chững đi những bước đầu tiên, rồi cắp sách đến trường, cho đến khi trưởng thành. IV. TẬP LÀM VĂN Đề bài 1 * Tham khảo: Chào bạn Đê yêu dấu! Sau bao năm trời xa cách mình mới trở về gặp lại cậu đây. Đê ơi ! Cậu có nhận ra mình không ? Mình chính là cu Tèo đây mà. Cậu có còn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu của bọn mình không ? Từ lúc chập chững những bước đi đầu tiên mình đã là bạn của cậu rồi. Còn nữa bọn mình đã từng nô đùa, chơi đuổi bắt, chơi ô ăn quan mỗi khi bố mẹ mình vắng nhà. Những đêm trăng sáng, mấy đứa trong lớp bọn mình đều lên đây bầu bạn cùng cậu. Bao năm rồi, cậu vẫn như xưa. Vẫn cần mẫn đưa đón những bước chân đi về. Vẫn đứng sừng sững chở che, bao bọc dân làng. Đê ơi ! Dù đi đâu mình cũng không bao giờ quên bạn. Đề bài 2 Hình như người làng em khi đi xa, nghĩ về quê mình, đầu tiên đều nghĩ đến con sông quê. Con sông không biết bắt nguồn từ những ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp với những ngọn núi xanh biếc, xa xôi kia. Khi đi qua làng em, nó chảy êm ả, dịu dàng như để mọi người đủ thời gian để ngắm làn nước trong xanh của nó. Chỗ rộng nhất của nó khi qua làng cũng chỉ khoảng vài mét. Dòng sông như lặng đi trước cảnh đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Đôi lúc từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi, mắt lim dim, giật mình nhìn thấy bóng mình soi trong đáy nước.