Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Ninh Xá (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ
Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.
Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.
Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.
Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa,… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.
Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.
(Lê Đức Dương)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên"?
a. Vì họ cho rằng chú là kẻ rỗi hơi.
b. Vì họ biết đó là công việc vô cùng khó khăn, nặng nhọc.
c. Vì công việc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.
Câu 2. Tại sao chú Trọng lại làm công việc này ?
a. Vì được trả lương cao.
b. Vì được khen thưởng.
c. Vì mong có đất trồng trọt.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Ninh Xá (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_5_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf
Nội dung text: Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Ninh Xá (Có đáp án)
- TRƯỜNG TH NINH XÁ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi. Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được. Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành. Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa, mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.
- Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người. (Lê Đức Dương) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên"? a. Vì họ cho rằng chú là kẻ rỗi hơi. b. Vì họ biết đó là công việc vô cùng khó khăn, nặng nhọc. c. Vì công việc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của họ. Câu 2. Tại sao chú Trọng lại làm công việc này ? a. Vì được trả lương cao. b. Vì được khen thưởng. c. Vì mong có đất trồng trọt. Câu 3. Tại sao tác giả có thể viết : "Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người." ? a. Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đất sỏi đá này đã được sống lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu. b. Bởi vì miền đất khô cằn này đã được chú Trọng khôi phục lại vị trí trong bản đồ. c. Bởi vì mảnh đất này nay đã không còn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh. Câu 4. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành công là gì ? a. Có sức khoẻ. b. Được cả gia đình hết lòng ủng hộ. c. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình. Câu 5. Câu nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện ? a. Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. b. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá củng thành cơm. c. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Từ khắc nghiệt trong câu : "Thiên nhiên thật khắc nghiệt." có thể thay thế bằng những từ nào ? a. Cay nghiệt b. Nghiệt ngã c. Khủng khiếp Câu 2. Tìm các cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây : a) nghị lực của mình chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ. b) chú Trọng không có ý chí, nghị lực chú sẽ không thành công. c) Chú Trọng là một nông dân bình thường có ý chí và nghị lực hơn người. Câu 3. Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng. a) Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá. b) Tuy không nhặt đá đắp thành thì chú không có đất trồng trọt. c) Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi. Câu 4. Dấu ngoặc kép trong câu Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên" có ý nghĩa gì ? a. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. Câu 5. Câu : "Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt." có mấy trạng ngữ ? a. Một trạng ngữ. b. Hai trạng ngữ. c. Ba trạng ngữ. Câu 6. Dấu hai chấm trong câu : "Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét." có tác dụng gì ? a. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. b. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Câu 3. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ? a. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau. c. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh. Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm "mộc mạc chân chất" ? a. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa. b. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền. c. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Dấu phẩy in đậm trong câu sau có tác dụng gì ? Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. a. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ. b. Ngăn cách các vê câu ghép. c. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính. Câu 2. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy ? a. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc. b. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc. c. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc. Câu 3. Chủ ngữ trong câu sau là gì ? Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng. a. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt b. Hương từ đây c. Hương Câu 4. Trong đoạn văn : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ", từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ? a. Giả dối
- b. Giả danh c. Nhân tạo Câu 5. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào ? a. Tính từ b. Danh từ c. Động từ Câu 6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. a. So sánh. b. Nhân hoá. c. Cả hai ý trên. Câu 7. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ? Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. a. Chỉ nơi chốn. b. Chỉ thời gian. c. Chỉ nguyên nhân. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Trong đoạn văn cuối bài : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió " tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh này có gì đặc biệt ? Hãy nêu tác dụng của cách so sánh đó. IV. TẬP LÀM VĂN Đề 1. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có đoạn văn tả hương thơm của một khu vườn : Mùa xuân, khu vườn tràn ngập hương thơm. Mùi hương của Mùi hương của Mùi hương của Đó là những mùi hương Đề 2. Hãy viết đoạn văn tả mùi hương của một loài hoa mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU
- 1 . B 2. B 3. A 4. C II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. A 2. C 3. B 4. C 5. B 6. A 7. B III. CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo: Bài văn viết về làng quê nghèo nhưng với tác giả đó là một làng quê tuyệt diệu với những mùi hương thân thương nhất. Hương thơm của làng, hương thơm của đất đem đến cho tác giả biết bao cảm xúc. Mùi thơm của hoa bưởi trong sương, mùi thơm của rơm rạ trong nắng, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió, khiến tác giả căng lồng ngực hít thở đến no nê. Những mùi hương này tưởng như có thể sờ được, nắm được. Đó là hương làng, là tình yêu của tác giả với quê hương. Nếu tác giả so sánh hương thơm của làng thơm như mùi nước hoa thì không có gì đáng nói. Điều đặc biệt ở đây là tác giả phủ định nước hoa để khẳng định một điều khác : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo làm sao bằng được hương làng”. Sự so sánh này tạo ra một sự đối lập, nhấn mạnh sự khác biệt, hơn hẳn của mùi thơm hương làng, những làn hương quen thuộc của đất quê so với mùi thơm nước hoa dù được chiết xuất bằng công nghệ cao, bởi đây là những mùi hương rất mộc mạc, chân chất, tự nhiên. Đó cũng là điều tác giả muốn ngợi ca, khẳng định. (Theo Dương Kim Thêu) IV. TẬP LÀM VĂN Đề bài 1
- Tham khảo: Mùa xuân, khu vườn tràn ngập hương thơm. Mùi hương ngan ngát của hương cau. Mùi hương thoảng nhẹ của những bông hồng. Mùi hương nồng ấm, đậm đà của hoa ngọc lan. Đó là những mùi hương rất quen thuộc, thân thiết với em. Đề bài 2 Tham khảo : Mùa xuân, hoa bưởi nở rộ kết thành chùm trắng muốt trên nền lá xanh thẫm. Hương bưởi ngan ngát, man mát, dịu dàng lan toả khắp khu vưòn, khắp sân nhà. Hương bưởi thật là đặc biệt. Mùi hương ấy thoang thoảng mà rất sâu, cho em một cảm giác dễ chịu và khoan khoái. Một mùi hương không thể lãng quên, không thể lẫn với một mùi nào khác. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU HAI CÁI QUẠT Thằng Quạt Cọ làm gi có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị rỉa rói luôn. Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bức ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương. Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bức đến phát rồ lên được. Chiều tối, ông chủ về. Mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến chỗ ổ điện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng Bóng Đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích. Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo xống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm : - Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này, khéo bố con mình chết ngốt mất. Nghe bố con ông chủ nói vậy, Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dây đã cột chặt nó vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết "nghi ngoe". Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ồng chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện như nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. (Theo báo Thiếu niên Tiền phong) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Quạt Điện nghĩ gì về Quạt Cọ ?
- a. Cho rằng Quạt Cọ là đồ cơ hội, vô tích sự. b. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ lười biếng. c. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ hay trêu ghẹo người khác. Câu 2. Vì sao bố con ông chủ lại cần đến Quạt Cọ ? a. Vì mất điện. b. Vì Quạt Điện bị hỏng. c. Vì Quạt Điện bị sợi dây cột chặt vào xà ngang. Câu 3. Khi đã hiểu ra "điều gì đó", Quạt Điện định làm gì ? a. Bước xuống, giằng lấy Quạt Cọ trong tay ông chủ định vứt đi. b. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. c. Cho gió mạnh như bão để thổi bay Quạt Cọ. Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Khi có điện thì dùng quạt điện, khi mất điện thì dùng quạt cọ. b. Nên sử dụng cả hai loại quạt. c. Mỗi đồ vật có tác dụng tiện ích khác nhau. Chớ nên coi thường những vật dụng đơn giản, rẻ tiền. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Chọn các đại từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho đoạn hội thoại sau : (nó, cô, cậu ta, anh ấy, cậu ấy, tôi, cháu, chị ấy) Quạt Điện nói chuyện với Bóng Đèn : - Bóng Đèn ơi ! hối hận lắm phải làm gì để xin lỗi Quạt Cọ đây ? - nghĩ thế nào thì làm như thế ! - ơi, liệu có tha thứ cho không ? - Quạt Cọ không phải là người cố chấp sẽ tha thứ cho - cảm ơn ạ ! Câu 2. Tìm từ đồng nghĩa với từ vô dụng. Câu 3. Trong câu: "Bác Quạt Cọ không phải là người cố chấp đâu.", em hiểu "người cố chấp" là người như thế nào?
- III. CẢM THỤ VĂN HỌC Quạt Điện đã nhận ra điều gì ? Đặt mình vào vai Quạt Điện, em hãy tưởng tượng và ghi lại những suy nghĩ của mình để đi đến quyết định phải xin lỗi Quạt Cọ. IV. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Hãy tưởng tượng cô Bóng Đèn trong câu chuyện trên đã thuyết phục cho Quạt Điện hiểu rằng : Quạt Cọ như mọi vật xung quanh đều có ích. Em hãy viết lại lời cô Bóng Đèn. Câu 2. Mỗi bộ phận trên cơ thể đều quan trọng. Nhưng bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay trong câu chuyện Lão Miệng lại cho rằng lão Miệng chẳng đem lại lợi ích gì. Đặt mình vào vai lão Miệng, em hãy viết một đoạn văn ngắn thuyết phục mọi người hiểu rằng mình không phải là người vô dụng. (Gợi ý lời mở đầu đoạn văn : "Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay ơi ”) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU 1. A 2. A 3. B 4. C II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Thứ tự cần điền : cô, cháu, cháu, cậu, cô, cậu ấy, cháu, cậu ấy, cậu, cháu, cô. Quạt Điện nói chuyện với Bóng Đèn : - Bóng Đèn ơi ! Cháu hối hận lắm cháu phải làm gì để xin lỗi Quạt Cọ đây ? - Cháu nghĩ thế nào thì làm như thế ! - Cô ơi, liệu cậu ấy có tha thứ cho cháu không ? - Quạt Cọ không phải là người cố chấp cậu ấy sẽ tha thứ cho cháu. - Cháu cảm ơn cô ạ ! Câu 2. Đồng nghĩa với vô dụng là: vô tích sự Câu 3. Người cố chấp là ngưòi không chịu bỏ qua lỗi lầm của người khác. III. CẢM THỤ VĂN HỌC
- Tham khảo : Mình đã định hôm nay có điện thì sẽ cho Quạt Cọ biết tay. Thế mà, điện mãi chẳng có. Mình phát điên lên mất ! Những lúc không có điện, mình chẳng làm được gì. Còn Quạt Cọ, nó vẫn đang cần mẫn làm việc. Không có điện, mà lại thiếu Quạt Cọ thì ai cũng chết ngột. Lâu nay, mình vẫn cho nó là kẻ vô tích sự, là đồ sống bám. Mình đã nghĩ sai rồi. Những lúc mất điện như thế này, mình cũng chỉ là kẻ vô dụng. Thật xấu hổ quá ! Giờ mới biết hoá ra đã sinh ra ở đời, ai cũng có ích. Phải xin lỗi Quạt Cọ thôi. Đúng rồi, đợi lúc ông chủ đi vắng, Quạt Cọ nghỉ tay, mình sẽ đến xin lỗi bạn ấy, chắc chắn là thế rồi. IV. TẬP LÀM VĂN Đề bài 1. Tham khảo: Quạt Điện này ! Mấy ngày hôm nay mất điện, cô biết cháu thật sự khổ tâm và day dứt. Mất điện, hai cô cháu mình không thể làm gì giúp ông chủ được. Cô thì không thể toả sáng để xua tan bóng tối. Còn cháu thì cũng không thể dùng đôi cánh của mình để thổi tung cái nóng bức ngột ngạt mùa hè. Những lúc như thế này chỉ có Quạt Cọ cần mẫn làm việc, mang lại luồng gió mát cho bố con ông chủ. Nếu có điện, cháu sẽ thoả sức làm tốt công việc của mình. Còn Quạt Cọ sẽ lại nằm khoèo trên nóc tủ. Cháu thấy đấy, mỗi chúng ta đều có công việc của mình và ai cũng đều có ích. Chúng ta hãy cùng nhau làm việc để giúp ích cho mọi người. (Theo Lê Thị Thanh Tâm) Đề bài 2. Tham khảo : Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay ạ ! Mấy ngày hôm nay, mọi người cứ trách móc tôi, cho tôi là kẻ vô tích sự, tôi buồn lắm ! Các bạn nhất loạt không làm gì. Thế là tôi chẳng có gì ăn, đang lả đi rồi đây. Còn các bạn thấy thế nào ? Tôi thấy các bạn cũng rã rời như tôi. Cứ như vậy thì tất cả chúng ta sẽ chết mất. Các bạn dành chút thòi gian nghe tôi nói nhé ! Các bạn có đồng ý với tôi rằng, mỗi người trong các bạn đều làm những công việc khác nhau và cũng đều rất quan trọng. Còn tôi, các bạn nói rằng tôi là kẻ chỉ biết hưởng thụ, không vất vả gì. Những lúc các bạn mệt mỏi, rã rời, không muốn làm việc gì, các bạn có biết vì sao không ? Là do tôi không được ăn đấy ! Khi tôi ăn, chính là tôi đã giúp các bạn có chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. Nếu tôi không được ăn bác Tai sẽ ù đi, chẳng nghe thấy gì. Cô Mắt sẽ mờ đi, chẳng còn nhìn rõ gì. Cậu Chân, cậu Tay sẽ bủn rủn, chẳng giơ lên nổi. Tôi không phải là kẻ vô ích, phải không các bạn! Các bạn đừng hiểu lầm tôi nhé ! Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết làm việc, cùng sống vui vẻ và có ích nhé! ĐỀ SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU
- TÔI YÊU BUỔI TRƯA Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích. Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi ngưòi ghét : buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất. Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi ngưòi có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè ! (Nguyễn Thuỳ Linh) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì ? a. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh. b. Có bầu không khí trong lành, mát mẻ. c. Cả hai ý trên. Câu 2. Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì ? a. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn. b. Có khói bếp cùng với làn sương lam. c. Cả hai ý trên. Câu 3. Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất ? a. Buổi trưa. b. Buổi trưa mùa hè. c. Buổi trưa mùa đông. Câu 4. "Nhẹ, êm và dễ chịu" là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ?
- a. Mùa xuân b. Mùa đông c. Mùa thu Câu 5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ? a. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp. b. Nhờ buổi trưa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm. c. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Câu 6. Bài viết nhằm mục đích gì ? a. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê. b. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ. c. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Đi thóc trong bài có nghĩa là gì ? a. Đem thóc ra phơi. b. Vun thóc lại thành đống. c. Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô. d. Giẫm lên thóc. Câu 2. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương ? a. Thức khuya dậy sớm. b. Cày sâu cuốc bẫm. c. Đầu tắt mặt tối. d. Chân lấm tay bùn. Câu 3. Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên. Câu 4. Câu "Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè !" thuộc kiểu câu gì ? a. Câu kể b. Câu cảm
- c. Câu khiến III. CẢM THỤ VĂN HỌC Dựa vào ý của câu cuối bài, hãy viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn nêu rõ lí do em yêu thích mùa hè : Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất vì những buổi trưa này đã giúp em hiểu ra rằng III. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Em hãy viết đoạn văn tả mảnh sân nhà em giữa trưa hè trong mùa thu hoạch, có phần mở đầu như sau : Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân Câu 2. Hãy viết đoạn văn tả một buổi trong ngày. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU 1. C 2. C 3. B 4. A 5. C 6. B II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. c Câu 2. b. Câu 3. trưa, sáng, sương, bầu không khí, chiều, gió, hoàng hôn, sương lam, mùa đông, mùa thu, nắng vàng, nắng, mùa xuân, mùa hè, trưa hè. Câu 4. b. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo : Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy,
- ai cũng muốn trốn trong bóng râm. Thế mà, bố mẹ em vẫn phải ra sân nóng như cái chảo rang ấy để dũi thóc, gẩy rơm, mặc cho mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt đỏ bừng hằn rõ nỗi vất vả, mệt nhọc. Nhưng nếu không có cái nắng trưa này thì liệu sân thóc kia sẽ ra sao ? Rơm rạ kia sẽ thế nào ? Còn quần áo củi lửa nữa chứ, Tôi thầm cảm ơn buổi trưa hè, cảm ơn người nông dân, cảm ơn bố mẹ đã một nắng hai sương để làm ra hạt thóc vàng nuôi tôi khôn lớn. (Nguyễn Văn Tuấn) IV. TẬP LÀM VĂN Đề bài 1 Dàn bài: - Cảnh vật cần tả là cảnh gì ? Tả cảnh trong thời gian nào ? - Lúc đó, thời tiết ra sao ? Trên sân có những gì ? - Hoạt động gì diễn ra trên sân ? Tham khảo : Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân nhà tôi. Mặt sân được làm bằng bê tông nóng như chảo rang. Xung quanh sân, những sợi rơm vàng óng bị nắng chiếu cong lên và lạo xạo dưới mỗi bước chân của mẹ. Ở giữa sân là chỗ mẹ tôi phơi thóc. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy, mẹ tôi vẫn ra sân dũi thóc bằng đôi chân trần. Sau mỗi bưóc dũi, từng rãnh thóc hiện ra đều đặn như những dòng kẻ trên trang vở của tôi. Trên dây phơi, những bộ quần áo đủ màu sắc, khô cong thơm mùi nắng. (Nguyễn Thị Sen) Đề bài 2 Dàn bài: - Em thích buổi nào trong ngày ? Vào mùa nào trong năm ? - Mùa đó, vào buổi em tả, thời tiết ra sao ? - Trong buổi đó có những hoạt động chính nào ? (Người, vật, ) Tham khảo : Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy trong tiếng gọi mùa xuân. Chao ôi ! Quang cảnh thiên nhiên hiện ra trước mắt em mới đẹp làm sao ! Làng xóm như bồng bềnh trong một biển hơi sương. Những làn khói bếp bay lên hoà vào sương mai như những dải lụa mềm uốn lượn trên không. Trời sáng dần, đằng đông ửng hồng, những tia nắng ban mai đang lan xa. Một ngày mới lại bắt đầu. Trên con đường làng, những đứa trẻ quần áo gọn gàng trông rất đáng yêu, nắm tay nhau tung tăng đến trường. Tiếng cười đùa rộn rã, tiếng hỏi bài ríu rít. Các bác nông dân đi làm sớm, khăn choàng kín mặt, tiếng nói chuyện râm ran. Trên
- cành cây, tiếng hót của chim chìa vôi, chim chào mào lảnh lót làm cho buổi sáng của làng quê em càng thêm sôi động.