Bộ 8 đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

A. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng:

Học sinh đọc đoạn một trong các bài sau:

1. Trí dũng song toàn (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 28)

Đọc đoạn: Từ Mùa đông năm 1637 ...........bất hiếu với tổ tiên !

2. Phân xử tài tình (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 51)

Đọc đoạn: Đòi người làm chứng nhưng không có ...........cúi đầu nhận tội

3. Nghĩa thầy trò (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 87)

Đọc đoạn: Các môn sinh đồng thanh dạ ran ...........tạ ơn thầy.

4. Một vụ đắm tàu (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115)

Đọc đoạn: Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên ...........đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

5. Tà áo dài Việt Nam (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 127)

Đọc đoạn: Từ những năm 30 của thế kỉ XX ...........thanh thoát hơn.

II. Đọc hiểu

1. Đọc thầm bài văn sau:

ĐỒNG TIỀN VÀNG

lOMoARcPSD|12184112

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

- Thật chứ ?

- Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:

- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1.
Câu chuyện trên có những nhân vật nào?

A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.

B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.

pdf 49 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 8 đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_8_de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Bộ 8 đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. lOMoARcPSD|12184112 I. 04 Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2022 - 2023 1.1 Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Số 1 BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM UBND HUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC . Thời gian phút (Không kể thời gian giao đề) A. Phần đọc I. Đọc thành tiếng: Học sinh đọc đoạn một trong các bài sau: 1. Trí dũng song toàn (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 28) Đọc đoạn: Từ Mùa đông năm 1637 bất hiếu với tổ tiên ! 2. Phân xử tài tình (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 51) Đọc đoạn: Đòi người làm chứng nhưng không có cúi đầu nhận tội 3. Nghĩa thầy trò (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 87) Đọc đoạn: Các môn sinh đồng thanh dạ ran tạ ơn thầy. 4. Một vụ đắm tàu (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115) Đọc đoạn: Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng. 5. Tà áo dài Việt Nam (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 127) Đọc đoạn: Từ những năm 30 của thế kỉ XX thanh thoát hơn. II. Đọc hiểu 1. Đọc thầm bài văn sau: ĐỒNG TIỀN VÀNG
  2. lOMoARcPSD|12184112 Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ ? - Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn: - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp: - Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. (Theo Truyện khuyết danh nước Anh) 2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào? A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm. B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
  3. lOMoARcPSD|12184112 C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be. D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm. Câu 2. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng? A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo. Câu 3. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên? A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa. B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền. C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa. D.CảhailídoBvàC. Câu 4. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách? A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà. B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện. C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. D. Rô-be không thể mang trả ông khách được. Câu 5. Câu ghép sau thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu? Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. A. Nguyên nhân - kết quả. B. Điều kiện - kết quả C. Tương phản D. Hô ứng
  4. lOMoARcPSD|12184112 Câu 6. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào? A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Nhiều nghĩa D. Đồng âm Câu 7. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những mà ” để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em. Câu 8. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm. Câu 9. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: “Hôm qua, chúng em thi văn nghệ.” Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: “Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.” Chủ ngữ là :
  5. lOMoARcPSD|12184112 Vị ngữ là: B. Phần viết I. Chính tả: (20 phút) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết: Bài: Tà áo dài Việt Nam (Sách HDH Tiếng Việt 5 tập 2B trang 23 ) Viết đoạn: “Từ đầu thế kỷ XIX gấp đôi vạt phải.” II. Tập làm văn: (20 phút) Viết bài văn tả một người mà em yêu quý nhất. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 A. Phần đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Học sinh đọc được văn bản, tốc độ đảm bảo yêu cầu (1,5 điểm) Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng, hợp lí (1 điểm) Học sinh đọc diễn cảm được đoạn đọc (0,5 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm) Câu 1: B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. 0,5 điểm Câu 2: C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. 0,5 điểm Câu 3:D.Cả hailído Bvà C.0,5điểm Câu 4: C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. 0,5 điểm Câu 5: A. Nguyên nhân - kết quả. 0,5 điểm Câu 6: D. Đồng âm. 0,5 điểm Câu 7: (1 điểm) Ví dụ: Ngọc chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn rất tích cực giúp các bạn cùng tiến.
  6. lOMoARcPSD|12184112 A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn. Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm) A. Suy nghĩ và khóc một mình. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi. Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm) A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ. Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm) A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát. B. Cụ già tốt bụng. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”. Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm) . Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm)
  7. lOMoARcPSD|12184112 . Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm) Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm) A. Lặp từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ C Thay thế và lặp từ ngữ D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm) Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu . Câu 10. Đặt câu: (1 điểm) a). Câu ghép có cặp quan hệ từ: Vì nên b). Câu ghép có cặp từ hô ứng: càng càng
  8. lOMoARcPSD|12184112 Đápán Đềthihọc kì2 môn TiếngViệt lớp5 -Số2 I.Đọcthành tiếng( 10điểm) 1.Đọc thànhtiếng và trả lời câuhỏi : Học sinhđọc mộtđoạn văn trongcác bàisau và trảlời 1câu hỏivề nộidung bàiđọc dogiáo viênnêu câu hỏi. -Bài:Một vụđắm tàu (sách TV5tập 2,trang108 ) -Bài:Con gái (sách TV5tập 2,trang112 .) -Bài:Tàáodài ViệtNam (sách TV5tập 2,trang 122.) -Bài:Công việcđầu tiên (sáchTV 5tập 2,trang 126.) -Bài:Bầm ơi(sách TV5tập 2,trang130 ,131) -Bài:ÚtVịnh( sáchTV 5tập2 ,trang 136.) -Bài:Những cách buồm( sách TV5T2,trang 140) -Bài:Luật Bảovệ ,chămsóc vàgiáodục trẻ em(sách TV5T2,trang145) -Bài:Sangnăm con lên bảy( sáchTV 5T2,trang149 ) Hướngdẫn chấmđọc thành tiếng( 3điểm) -Đọc vừađủ nghe ,rõràng ;tốc độđọc đạt yêu cầu,giọngđọc cóbiểucảm:1 điểm -Ngắt nghỉhơi đúng ở cácdấu câu,cáccụm từ rõ nghĩa;đọcđúng t iếng,từ (khôngđọc saiquá 5tiếng):1điểm Trả lờiđúng câu hỏivề nội dung đoạnđọc :1điểm 2.Hướngdẫn chấm đọc hiểu( 7điểm) Câu 1.B(0,5điểm) Câu 2.C(0,5điểm) Câu 3.A(0,5điểm)
  9. lOMoARcPSD|12184112 Câu 4. D (0,5 điểm) Câu 5. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. (1 điểm) Câu 8. A (0,5 điểm) Câu 9. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ (1 điểm) II. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác" Cây trái trong vườn Bác Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ôi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca. Theo Võ Văn Trực 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: (1 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): (1 điểm) 2. Tập làm văn: (8 điểm) Mở bài: 1 điểm Thân bài:
  10. lOMoARcPSD|12184112 + Nội dung (1,5 điểm) + Kĩ năng (1,5 điểm) + Cảm xúc (1 điểm) Kết bài: 1 điểm Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm Sáng tạo: 1 điểm 2.3 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 3 Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
  11. lOMoARcPSD|12184112 Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: "Cộng sản rải giấy nhiều quá!" Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh! Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm) Câu 2: Anh Ba chuẩn hỏi Út có dám rải truyền đơn không? (0,5 điểm) A. Dám B. Không C. Mừng D. Tất cả các ý trên. Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? (0,5 điểm) A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
  12. lOMoARcPSD|12184112 B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. C. Đêm đó chị ngủ yên. D. Tất cả các ý trên. Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? (1 điểm) A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li? (0,5 điểm) A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm) A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 7: Câu "Út có dám rải truyền đơn không?" (0,5 điểm) A. Câu hỏi. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm.
  13. lOMoARcPSD|12184112 D. Câu kể. Câu 8: Dấu phẩy trong câu: "Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên." có tác dụng gì? (0,5 điểm) A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. D. Ngăn cách các vế trong câu đơn. Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (1 điểm) Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai) Trẻ em là tương lai của Trẻ em hôm nay, thế giới ; Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149). 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Em hãy tả người bạn thân của ở trường. Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Số 3 A – Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
  14. lOMoARcPSD|12184112 b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 2 3 4 5 6 7 8 Ý đúng A A C B B A B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 1: Rải truyền đơn (0,5 điểm) Câu 9: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (1 điểm) Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
  15. lOMoARcPSD|12184112 - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người. Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh. Bảng thiết kế ma trận đề thi Tiếng việt lớp 5 học kì 2 Bài kiểm tra đọc TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc 1 hiểu Số câu 2 1 1 1 1 5 1 văn bản Câu số 2, 5 3 1 4 6
  16. lOMoARcPSD|12184112 Số 1 đ 0,5 đ 0,5 đ 1 đ 1 đ 3,5 đ 0,5 đ điểm Kiến thức 2 Số câu 1 1 1 1 2 2 tiếng Việt Câu số 7 8 10 9 Số 0,5 đ 0,5 đ 1 đ 1 đ 1 đ 2 đ điểm Tổng số câu 3 2 1 1 1 1 1 7 3 Tổng số 3 3 2 2 10 Tổng số điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 2 điểm 2 điểm 7 điểm Bài kiểm tra viết TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Viết 1 1 chính Số câu 1 tả Câu số 1 1 Số 2 đ 2 đ điểm 2 Viết Số câu 1 1
  17. lOMoARcPSD|12184112 văn Câu số 2 2 Số 8 đ 8 đ điểm Tổng số câu 1 1 2 Tổng số 1 1 2 Tổng số điểm 2 điểm 8 điểm 10 điểm 2.4 Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Số 4 A - Bài kiểm tra đọc: (10 điểm) I - Đọc thành tiếng (3 điểm) II - Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) – Thời gian 25 phút Đọc thầm mẩu chuyện sau: Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Vì vậy, nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc
  18. lOMoARcPSD|12184112 vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm) A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D . Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 2: Theo em, khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm) A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 3: Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (0,5 điểm)
  19. lOMoARcPSD|12184112 Câu 4: Vào vai Phương, viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm) Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa cách ký tên") (0,5 điểm) A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 6: Xác định DT, ĐT,TT trong các từ được gạch chân dưới đây: (1 điểm) Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới. Câu 7: Xác định thành phần cấu tạo câu trong những câu sau: (1 điểm) a, Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. b, Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách. Câu 8: Gạch chân từ không thuộc nhóm từ trong các dãy từ sau: (1 điểm) a. chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chăm sóc, chăm làm. b, đoàn kết, chung sức, ngoan ngoãn, hợp lực, gắn bó, muôn người như một. c, tự hào, anh hùng, gan dạ, dũng cảm, dũng mãnh, quả cảm. Câu 9: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy và nêu rõ tác dụng của dấu phẩy đó. (1 điểm)
  20. lOMoARcPSD|12184112 B - Bài kiểm tra viết I. Chính tả: (2 điểm) HS viết bài: “Tà áo dài Việt Nam" (TV5 tập 2, trang 122) đoạn từ: “Từ đầu thế kỉ XX rộng gấp đôi vạt phải”. II. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Hãy tả một cảnh đẹp trên quê hương em. Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 4 Câu 1: (0,5 điểm) A Câu 2: (0,5 điểm) B Câu 3: (0,5 điểm) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. Câu 4: (1điểm) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ. Câu 5: (0,5 điểm) D Câu 6: (1 điểm) Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới. DT ĐTDTĐTDT ĐTTTDTĐT DT Câu 7: (1 điểm) a, Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. TN CN VN b, Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân TN CN1VN1 CN2VN2 CN3 cây dẻ, mổ lách cách. VN3
  21. lOMoARcPSD|12184112 Câu 8: a - chăm sóc b- ngoan ngoãn c- tự hào Câu 9: Đặt câu: 0,5 điểm Nêu tác dụng của dấu phẩy: 0,5 điểm PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (3 điểm- thời gian 15 phút) GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. - Ba lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ 1 điểm. II. Tập làm văn (7 điểm) (45 phút) - Bài viết đủ kết cấu 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài - Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá. - Thể hiện được tình cảm vào trong bài - Bài viết không bị sai lỗi chính tả. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. - Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc