Bộ 8 đề thi cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau:

Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân

Mùa xuân đã tới.

Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.

(Theo Tô Hoài)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1:(0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1)

A. Mưa rào mùa hạ.

B. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông.

C. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

2

D. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn,

mưa bụi.

Câu 2:(0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân?(M1) A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân.

B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn.

C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

D. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa bụi.

Câu 3: (0,5 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? (M2) A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến? A. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. (M2)

B. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi

khác.

C. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa

bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.

D. Tất cả các ý trên.

pdf 38 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 8 đề thi cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_8_de_thi_cuoi_hoc_ky_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 8 đề thi cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BỘ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ 1 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17. - Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau: Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước. (Theo Tô Hoài) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1:(0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1) A. Mưa rào mùa hạ. B. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. C. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. 1
  2. D. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Câu 2:(0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân?(M1) A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân. B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn. C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. D. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa bụi. Câu 3: (0,5 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? (M2) A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường. C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt. D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến? A. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. (M2) B. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. C. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. D. Tất cả các ý trên. Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M1) - Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” đóng vai trò là: Câu 6:(1 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M3) A. Mưa phùn báo hiệu mùa xuân đến. B. Mưa phùn chở theo mùa xuân. C. Mưa phùn làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở. D. Mua phùn và mùa xuân đến cùng một lúc. Câu 7:(0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “ Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” thuộc lớp từ nào? (M2) Từ “đầu” ở trong câu “ Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” là từ Câu 8:(1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên (M3) Các từ láy là Câu 9 (M4): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” Là: 2
  3. A. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai. B. Những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai. C. Những hạt mưa. D. Trên cành ngang, những hạt mưa Câu 10: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên?(M4) B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Viết chính tả: (2đ) (nghe – viết), Bài viết: “ Mùa thảo quả ” - Sách TV Lớp 5 tập 1(trang 113) Viết đoạn: (từ: thảo quả trong rừng Đản Khao đã chín nục .lấn chiếm không gian.) Mùa thảo quả 3
  4. II - Tập làm văn: (8đ) Đề bài: Em hãy tả một cô giáo em đã từng học mà em ấn tượng nhất. 4
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Câu 1:(0,5 điểm)Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1) Đáp án D. Câu 2:(0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? (M1) Đáp án C. Câu 3: (1 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? (M2) Đáp án B. Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến?(M2) Đáp án D. Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M1) - Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” đóng vai trò là: câu mở đoạn. Đáp án B. Câu 6:(1 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M3) Đáp án C. Câu 7:(0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” thuộc lớp từ: là từ nhiều nghĩa.(M2) Câu 8:(1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên (M3) Các từ láy là: âm u, loăng quăng, li ti, phơi phới, mù mịt, rườm rà, bằng lăng, sau sau, lẻo khẻo, ấm áp, lóng lánh. (Tìm đúng 2 từ cho 0,1 điểm, tìm đúng 3 từ trở lên, cho mỗi từ 0,1 điểm) Câu 9 (M4): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” Là: Đáp án B. Câu 10: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên?(M4) - Đoạn văn miêu tả sức sống tràn trề của cảnh vật thiên nhiên khi mùa xuân đến (HS có thể nêu ý tương tự) II/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1- Chính tả: (2 điểm): 5
  6. ĐỀ 6 PHẦN I : BÀI ĐỌC: I. Đọc thành tiếng trả lời câu hỏi: (3 điểm) Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học ở Cuối HK1 từ tuần 10 – 17, trả lời 1 câu hỏi về nội dung (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập 1; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu). II. Đọc thầm và trả lời: (7 điểm) Mt ly sa Trưa hôm đó, một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy nghìn đồng ít ỏi, cậu liều xin một bữa ăn của gia đình gần đó nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô bé mở cửa. Cậu bé đành xin một ly nước uống thay vì chút gì đó để ăn. Vì cô bé trông cậu có vẻ đang đói nên cô bưng ra một ly sữa lớn. Cậu bé uống xong bèn hỏi: “ Tôi nợ bạn bao nhiêu tiền?” “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ tôi dạy rằng: Ta không bao giờ nhận tiền khi giúp ai đó.”Cậu bé cảm ơn và bước đi. Lúc này, cậu bé cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn nhiều. Nhiều năm sau đó, cô bé ngày nào giờ mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo cần có chuyên gia chữa trị. Vị bác sĩ trưởng khoa được mời khám cho bệnh nhân này. Khi biết tên và địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng bỗng loé lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy đến bên giường bệnh nhân và nhận ra cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã cố gắng hết sức mình để cứu chữa cho cô gái này. Sau thời gian chữa trị, cô gái đã khỏi bệnh. Vị bác sĩ yêu cầu bệnh viện chuyển cho ông hoá đơn viện phí rồi viết gì lên đó trước khi đưa nó đến tay cô gái. Cô gái lo sợ không dám mở ra vì biết rằng số tiền phải trả là rất lớn mà cô thì không có đủ. Cuối cùng lấy hết can đảm nhìn vào tờ hoá đơn, cô chú ý ngay dòng chữ:“Đã thanh toán bằng một ly sữa. Ký tên.” Theo PHÙ SA ĐỎ Câu 1: Trong lúc bán hàng rong, cậu bé đã gặp phải chuyện gì ? A. Bụng đói cồn cào mà trong túi lại còn có mấy nghìn đồng. B. Gặp phải bọn cướp, đã cướp hết hàng và tiền của cậu bé. C. Cậu bé bị mệt vì đói, cậu bé phải đi xin ăn ở ngoài đường. D. Cậu bé xin ăn nhưng người qua đường không ai quan tâm. Câu 2: Khi ghé vào nhà định xin một bữa cơm để ăn, cậu bé đã A. được gia đình ấy mời ăn một bữa thật no nê. B. chỉ xin một ly nước uống khi gặp ngay cô bé trong nhà. 22
  7. C. bị gia đình đó từ chối và đuổi cậu bé đi khỏi nơi ấy. D. cảm thấy vui mừng vì gặp cô bé cùng tuổi với mình. Câu 3: Cô bé cho cậu một ly sữa vì: A. ba của cô bé bảo cô bé rót cho cậu bé một ly sữa. B. thương người và cô bé nhìn cậu có vẻ đang rất đói. C. cậu bé đã mở lời xin một ly sữa to để uống. D. cô bé nghe lời mẹ của mình muốn giúp người khác. Câu 4: Cậu bé đã trả ơn cô bé ấy bằng cách nào ? A. Cậu đã quyết tâm đi học và trở thành bác sĩ, cậu đem tiền đến nhà trả cô ấy. B. Khi cô gái mắc bệnh, cậu ấy đã ở cạnh để chăm sóc cho cô ấy từng ngày. C. Khi lớn, cô gái đã mắc bệnh, chính cậu bé ấy đã chữa trị và thanh toán tiền thay. D. Cậu ấy đã giúp cô ấy trong học tập và khi cô ấy bệnh, cậu đã săn sóc tốt. Câu 5: Trong câu “Nhiều năm sau đó, cô bé ngày nào giờ mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo cần có chuyên gia chữa trị”. Em hiểu “chuyên gia” là người A. luôn biết quan tâm đến người khác B. lúc nào cũng chăm chỉ làm việc C. chuyên làm công việc trong gia đình D. rất giỏi về ngành nghề nào đó Câu 6: Em có suy nghĩ gì về nhân vật cậu bé trong câu chuyện này ? Câu 7: Trong câu “ Tôi nợ bạn bao nhiêu tiền ?” đại từ xưng hô là: A. tôi 23
  8. B. tiền C. tôi, bạn D. bạn Câu 8: Quan hệ từ trong câu “Cậu liều xin một bữa ăn của gia đình gần đó nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô bé mở cửa” biểu thị mối quan hệ gì ? A. tương phản B. giả thiết – kết quả C. nguyên nhân – kết quả D. tăng tiến Câu 9: Từ đồng âm là từ . A. giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau B. giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc C. vừa giống âm, vừa giống nghĩa D. không giống âm và không giống nghĩa Câu 10: Đặt câu với tính từ can đảm PHẦN II : BÀI VIẾT: 1. Chính tả: (Nghe – viết): 2 điểm. Bài viết: 24
  9. 2. Tập làm văn : 8 điểm. Em hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất. 25
  10. ĐÁP ÁN ĐỀ 6 I. Đọc: A. Đọc thành tiếng: 3 điểm - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Nghắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm B. Đọc thầm (7 điểm). Câu 1: A (0,5đ) Câu 2: B (0,5đ) Câu 3: B (0,5đ) Câu 4: C (0,5đ) Câu 5: D (1đ) Câu 6: gợi ý: Cậu bé là người tốt bụng, thật thà và có lòng biết ơn với người khác. (có thể học sinh trả lời ý khác, giáo viên căn cứ theo ý đúng mà ghi điểm cho học sinh) (1đ) Câu 7: C (0,5đ) Câu 8: A (0,5đ) Câu 9: A ( 1đ ) Câu 10: gợi ý: Bạn ấy đã can đảm nói sự thật. (có thể học sinh đặt câu khác, giáo viên căn cứ theo câu đúng mà ghi điểm cho học sinh) (1đ) II. Viết: 1. Chính tả: 2 điểm Vầng trăng quê em Vầng trăng vàng thẫm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa đến đó. Trăng lẩn trốn trong các tàu lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm 2.Tập làm văn : 8 điểm Hướng dẫn chấm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể) Thang điểm cụ thể: a. Nội dung: 6 điểm 26
  11. - Mở bài: Giới thiệu người định tả: 1 điểm - Thân bài: tả người: 4 điểm + Nội dung (1,5 điểm): Tả được con người theo trình tự + Kĩ năng (1,5 điểm) + Cảm xúc (1 điểm) - Kết bài: Nêu cảm nghĩ: 1 điểm b. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng c. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực. d. Sáng tạo (1 điểm): Bài viết có sự sáng tạo. 27
  12. ĐỀ 7 * KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học (Từ tuần 11 đến tuần 17) đọc đúng, đọc hay, tốc độ khoảng 100 tiếng/phút. (Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc). - Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) * Đọc thầm bài văn sau: Mưa cuối mùa Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng. Sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô. Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng cho Bé, Bé chẳng nhận ra sao? Trần Hoài Dương 28
  13. * Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: (1điểm) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? A. Những ánh chớp chói lòa. B. Tiếng động ầm ầm. D. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian C. Mưa gió mời gọi Bé. phòng. Câu 2: (1điểm) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì? A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay B. Nhìn thấy chiếc lá vàng rực trên cạnh chân giường Bé nằm. đỉnh ngọn cây bồ đề. C. Nhờ có cơn mưa mà Bé đã có một D. Trời trong veo không một gợn mây. giấc ngủ ngon. Câu 3: (1điểm) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh? A. vui sướng. B. thương xót. C. nao lòng. D. lo lắng Câu 4: (0,5điểm) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển? A. mưa xối xả/ mưa gió. C. mưa tiền/ mưa bàn thắng. B. cơn mưa / mưa to. D. trận mưa/ cơn mưa. Câu 5: (0,5điểm) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa? A. Mưa - nắng, đầu - cuối, thức - B. Đầu tiên - cuối cùng, đỉnh - đáy, ngủ,vui - buồn. ngọn - gốc, mưa - nắng. C. Đầu - cuối, trước - sau, ngủ - ngáy, D. Đầu - cuối, trước - sau, cao - sáng suốt - tỉnh táo. thấp,mưa - nắng, trên - dưới. Câu 6: (0,5điểm) Dòng nào sau đây gồm các từ láy? A. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mùa B. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mỏi mắ mưa. C. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, trời D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng. trong. Câu 7: (0,5điểm) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ? Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ 29
  14. Câu 8: (1điểm) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người: Câu 9: (1điểm) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu). * KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm ) 1. Viết chính tả ( nghe – viết): ( 2 điểm) Bài viết: “ Về ngôi nhà đáng xây ” - Sách TV Lớp 5 tập 1(trang 148) Viết đoạn đầu từ “Chiều đi học về . Màu vôi, gạch”. 30
  15. 2. Tập làm văn: (8điểm) Đề bài: Em hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất. 31
  16. ĐÁP ÁN ĐỀ 7 * KIỂM TRA ĐỌC: (10điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Câu 1: (1điểm) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? B. Tiếng động ầm ầm. Câu 2: (1điểm) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì? A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Câu 3: (1điểm) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh? C. nao lòng. Câu 4: (0,5điểm) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển? C. mưa tiền/ mưa bàn thắng Câu 5: (0,5điểm) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa? C. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - ngáy, sáng suốt – tỉnh táo. Câu 6: (0,5điểm) Dòng nào sau đây gồm các từ láy? D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng Câu 7: (0,5điểm) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ? Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. b. Động từ Câu 8: (1điểm) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người: Óng ả, mượt mà, đen nhánh, mềm mại, đen bóng, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, Câu 9: (1điểm) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu). Mọi người ngồi vào bàn để bàn công việc. * KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm ) 1. Chính tả: ( 2 điểm ): - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. * Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp, trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (8điểm ): - Điểm thành phần được chia như sau: * Mở bài: 1 điểm. *Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5điểm; kĩ năng: 1.5 điểm; Cảm xúc: 1điểm). * Kết bài: 1 điểm. 32
  17. + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm. * Gợi ý đáp án như sau: *Mở bài: 1 điểm. Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? . (GT trực tiếp hoặc gián tiếp). * Thân bài: 4 điểm. * Tả hình dáng: (2đ) - Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, - Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, * Tả tính tình, hoạt động: (2đ) Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ *Kết bài: 1 điểm. Nói lên được tình cảm của mình về người vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm). 33
  18. ĐỀ 8 I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian: 40 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ẩm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái. Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng như vậy. Theo Đoàn Giỏi Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy thực hiện yêu cầu sau: Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi đến biến đi) tả rừng phương nam vào thời gian nào? a. Lúc ban trưa. b. Lúc ban mai. c. Lúc hoàng hôn. Câu 2 (1 điểm). Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” muốn nói điều gì? Hãy viết câu trả lời của em: Câu 3 (0,5 điểm). Tác giả tả mùi hoa tràm như thế nào? a. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng cây. b. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi. c. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng. Câu 4 (0,5 điểm). Những con vật trong rừng biến đổi màu sắc để làm gì? a. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động. b. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình. c. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác. Câu 5 (0,5 điểm). Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào? 34
  19. a. Thơm rất đậm, đến mức làm cho ta khó chịu. b. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật. c. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú. Câu 6 (0,5 điểm). Chủ ngữ trong câu: “Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.” Là những từ ngữ nào? a. Phút yên tĩnh b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai c. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần Câu 7 (0,5 điểm). Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ? a. Chim hót líu lo. b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. c. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Câu 8 (1 điểm). Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “ im lặng”? a. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc. b. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. c. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ. Câu 9 (1 điểm). Các từ gạch chân trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất” thuộc những từ loại gì? Câu 10 (1 điểm). Em hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau và viết lại cho đúng: “Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.” B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả : (2 điểm) 35
  20. II/ Tập làm văn: (8điểm) Đề bài: Tả một người bạn cùng lớp mà em yêu mến. 36
  21. ĐÁP ÁN ĐỀ 8 I. Kiểm tra đọc: Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 7điểm Câu 1: Đáp án B Câu 2: Câu “ Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Cho thấy Rừng Phương Nam rất yên tĩnh. Câu 3: Đáp án C Câu 4: Đáp án B Câu 5: Đáp án C Câu 6 : Đáp án B Câu 7 : Đáp án B Câu 8: Đáp án B Câu 9 : Mặt trời: Danh từ, tuôn: Động từ, vàng rực: Tính từ Câu 10 : “ Vì nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm nên những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.” II. Kiểm tra viết :( 10đ) 1. Chính tả: (2đ) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm 2. Tập làm văn: ( 8đ) - Yêu cầu chung: Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả 1 người bạn cùng lớp mà em yêu quý, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) 1. Mở bài (1 điểm). Giới thiệu người định tả. 2. Thân bài (4 điểm). Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm, hoạt động của người được tả. - Nội dung (1,5 điểm); Kĩ năng (1,5 điểm); Cảm xúc (1 điểm) 3. Kết bài (1 điểm). Nêu cảm nghĩ của mình về người được tả theo cách kết bài đã học. - Trình bày: + Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng + Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực. + Sáng tạo (1 điểm): Bài viết có sự sáng tạo. Điểm môn Tiếng việt là TBC của điểm đọc và điểm viết. ( Làm tròn theo nguyên tắc: 0,5 thành 1,0 đ- Sau khi tính TBC xong mới làm tròn) 37
  22. CHÍNH TẢ LỚP 5 Mùa thảo quả Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ duới đáy rừng. Theo Ma Văn Kháng 38