Bộ đề tham khảo, ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên

Câu 1: (1 điểm)

  1. Số thập phân “Năm mươi sáu đơn vị, bảy mươi hai phần nghìn tấn” viết là:
  2. 56,7200 tấn B. 56,072 tấn C. 56,720 tấn
  3. Tìm số thập phân lớn nhất trong các số sau:
  4. 54,54 B. 45,55 C. 54,527

Câu 2: (1 điểm)

  1. 4,5 ha = …....…ha…....…m
  2. 4 ha 50 m B. 4 ha 500 m C. 4 ha 5000 m
  3. 1 ngày 6 giờ = …....… giờ

A.30 giờ B. 1,25 giờ C. 1,1 giờ

Câu 3: (1 điểm) Một cái hộp không nắp dạng hình lập phương có cạnh 4 dm. Diện tích toàn phần của cái hộp đó là:

  1. 64 dm B. 96 dm C. 80 dm

Câu 4: (2 điểm) Đặt tính rồi tính:

a) 73,24 + 93,2 b) 2022 – 19,99

docx 21 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 7520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề tham khảo, ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_tham_khao_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_toan_tien.docx

Nội dung text: Bộ đề tham khảo, ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN THÀNH PHỐ BÀ RỊA BỘ ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TOÁN LỚP 5 ĐỀ SỐ 1 Khoanh trước câu trả lời đúng nhất (từ bài 1 đến bài 3): Câu 1: (1 điểm) a) Số thập phân “Năm mươi sáu đơn vị, bảy mươi hai phần nghìn tấn” viết là: A. 56,7200 tấn B. 56,072 tấn C. 56,720 tấn b) Tìm số thập phân lớn nhất trong các số sau: A. 54,54 B. 45,55 C. 54,527 Câu 2: (1 điểm) a) 4,5 ha = ha m 2 2 2 2 A. 4 ha 50 m B. 4 ha 500 m C. 4 ha 5000 m b) 1 ngày 6 giờ = giờ A. 30 giờ B. 1,25 giờ C. 1,1 giờ Câu 3: (1 điểm) Một cái hộp không nắp dạng hình lập phương có cạnh 4 dm. Diện tích toàn phần của cái hộp đó là: A. 64 dm 2 B. 96 dm 2 C. 80 dm 2 Câu 4: (2 điểm) Đặt tính rồi tính: a) 73,24 + 93,2 b) 2022 – 19,99 c) 4 năm 9 tháng x 8 d) 17 giờ 6 phút : 6 Câu 5: (1 điểm) Tính: 71,928 : (7,98 + 12) x 2,56
  2. Câu 6: (1 điểm) Tìm X , biết: 2022 - X = 9,87 x 123 Câu 7: (2 điểm) Trên quãng đường AB dài 137,5 km, lúc 6 giờ 15 phút một xe máy đi từ thành phố A và đến thành phố B lúc 9 giờ. a) Tính vận tốc của xe máy đó? b) Cũng trên quãng đường đó một ô tô xuất phát từ thành phố A với vận tốc bằng 5 vận tốc của xe máy. Hỏi ô tô đến thành phố B sau bao nhiêu thời gian? 4 Câu 8: (1 điểm) Tính nhanh: 202,3 x 2 + 202,3: 0,25 + 202,3 : 1 - 20,23 x 10 5
  3. ĐỀ SỐ 2 I. Khoanh vào đáp án đúng nhất trong những câu sau (từ Bài 1 đến Bài 3): Câu 1: (1 điểm) a/ Số thập phân 65,019 đọc là: B. Sáu mươi năm đơn vị phẩy không mười chín C. Sáu mươi năm phẩy không một chín D. Sáu mươi lăm phẩy không trăm mười chín b/ Số thập phân bé nhất của dãy 78,37 ;78,098 ; 87,38 ; 78,8 A. 78,8 B. 78,098 C. 78,37 Câu 2: (1 điểm) a/ 83 dm3 50 cm3 = dm3 A. 830,5 B. 83,50 C. 83,05 b/ 8 giờ 12 phút = giờ A. 8,2 B. 8,6 C. 8,12 Câu 3: (1 điểm) Một bể cá không nắp dạng hình lập phương có cạnh 1m . Diện tích kính dùng làm bể cá đó là: B. 600 dm 2 B. 500 dm 2 C. 400 dm 2 II. Tự luận: Làm các bài tập sau Câu 4: (2 điểm)Đặt tính rồi tính: a. 6 phút 13 giây x 4 b. d) 15 năm 6 tháng : 6 c. 657,8+ 4,65 d. 89,4 - 5,09 Câu 5: (1 điểm) Tìm X, biết: 261,36 – X = 2,75 x 1,5 Câu 6: (1 điểm) Tính giá trị biểu thức: 12,4 + 4,7 – 0,832 : 0,52
  4. Câu 7: (2 điểm) Giải bài toán Một xe ô tô đi từ Bà Rịa – Sài Gòn lúc 7 giờ 23 phút với vận tốc 56 km/h, có nghỉ dọc đường 25 phút. Biết quãng đường Bà Rịa- Sài Gòn dài 84 km. a/ Ô tô đó tới Sài Gòn lúc mấy giờ? b/ Nếu muốn đi đoạn đường đó trong 1,4 giờ (không nghỉ) thì ô tô đó phải tăng vận tốc thêm bao nhiêu? Câu 8: Tính nhanh (ghi rõ cách tính) 50,24 : 0,1 + 5024 – 100,48 : 0,2
  5. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (1 điểm) a) Số 56,78dm, đọc là: A. Năm mươi sáu phẩy bảy mươi tám đề -xi- mét . B. Năm mươi sáu phẩy bảy mươi tám. C. Năm mươi sáu phẩy bảy mươi tám đề -xi- mét vuông. b) Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là: 21,4 21,304 A. C. = Câu 2: (1 điểm) a) 5tấn 4 kg = .tấn A. 5,04 B. 5,004 C.5400 b) 2 giờ 24 phút= .giờ A. 144 B. 2,6 C. 2,4 Câu 3: (1 điểm) Một đám đất hình thang có trung bình cộng hai đáy là 28 m, chiều cao 12 m thì diện tích đám đất là: A. 40 m2 B. 336 dm2 C. 336 m2. Câu 4: Câu 3: (2 điểm) Tính a) 2,05 4,5 b) 47,5 : 25 c) 10 giờ - 7 giờ 15 phút c) 10 giờ 24 phút :8 Câu 5: (1 điểm) Tính giá trị của biểu thức 5,67 x 5,6 + 31,05 : 6,9 Câu 6: (1 điểm) Tìm x
  6. X : 5, 2 = 1, 9 + 6, 6 Câu 7: (2 điểm) Lúc 6 giờ 30 phút, một ô tô đi từ A với vận tốc 60 km/giờ để đến B. Hỏi ô tô đến B lúc mấy giờ biết quãng đường AB dài 135 km và ô tô có nghỉ dọc đường 15 phút ? Câu 8: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất. 0,34 x 41 + 0,17 x 49 : 0,5 + 0,34 : 0,1
  7. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: a. Hai bốn đơn vị, mười bảy phần trăm được viết dưới dạng số thập phân là: (0,5 điểm) A.24,107 B. 24 17 C. 24,17 100 b. Số thập phân 1,68m được đọc là: (0,5 điểm) A. Một phẩy sáu mươi tám mét. B. Một phẩy sáu mươi tám phần trăm mét. C. Một đơn vị sáu mươi tám phần trăm mét. Câu 2: a. 3,4m3 = dm3. Sốđiền vào chỗ chấm là: (0,5 điểm) A. 34000 B. 3400 C. 340 b. 5,7 giờ = giờ phút. Số điền vào chỗ chấm là: (0,5 điểm) A. 5 giờ 7 phút B.5 giờ 70 phút C. 5 giờ 42 phút Câu 3: (1điểm) Một cái bể dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 5m. Chiều rộng 20dm. Chiều cao 10 dm. Thể tích của cái bể là: A. 10 m3 B. 1000 m3 C. 100 m3 Câu 4: Đặt tính rồi tính: (2 điểm) a. 346,08 x 1,4 b. 202,3 – 19,3 c. 4 ngày 15 giờ x 2 d. 193 giờ 28 phút : 4 Câu 5: Tìm X, biết: X : 2,3 = 15,6 – 2, 7 (1 điểm) Câu 6: Tính giá trị biểu thức: 21,9 x 3,5 – (12,06 + 3, 81) (1 điểm)
  8. Câu 7: (2 điểm) Lan đi học từ nhà đến trường bằng xe đạp với vận tốc 15 km/h, mất hết 15 phút. Tan trường, Lan muốn về sớm hơn thời gian đi 3 phút thì Lan phải đi với vận tốc bao nhiêu km/h? Câu 8: Tính nhanh (ghi rõ cách tính). (1điểm) 8,7 x 65 + 17,4 x 17 - 26,1 + 34,8
  9. ĐỀ SỐ 5 Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất. (từ câu 1 đến câu 3): Câu 1: (1 điểm) a) Số thập phân gồm: Chín mươi đơn vị, chín mươi hai phần trăm viết là: A. 90, 092 B. 90,92 C. 9,092 b) Số thập phân nhỏ nhất của dãy: 42,378; 42,38 ; 42,8 A. 42,378 B. 42,38 C. 42,8 Câu 2: (1 điểm) a) 35 dm3 = cm3 A. 350 B. 3500 C. 35 000 b) 6 ngày 6 giờ = giờ A. 61 B. 6,6 C. 6,25 4 Câu 3: ( 1 điểm) Một cái sân hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng bằng 7 chiều dài. Diện tích cái sân đó là: A. 700m2 B. 700m C. 110m2 Câu 4: Đặt tính rồi tính: (2 điểm) a. 43,06 x 1,09 b. 293,4 – 9,43 c. 2 ngày 37 giờ x 2 d. 193 giờ 28 phút : 4 Câu 5: Tìm Y, biết: Y x 2,3 = 10 – 1, 375 (1 điểm) Câu 6: Tính giá trị biểu thức: 6,28 x 3,2 – (9,04 + 9,038) (1 điểm)
  10. Câu 7: (2 điểm) Một người đi xe máy từ Vũng Tàu lúc 7 giờ 32 phút đến thành phố Hồ Chí Minh lúc 10 giờ 59 phút, dọc đường người ấy có nghỉ 15 phút. Biết quãng đường Vũng Tàu – Sài Gòn dài 144km. a) Tính vận tốc của người đi xe máy. b) Nếu người đi xe máy muốn đi quãng đường ấy trong 3 giờ mà không nghỉ dọc đường thì vận tốc phải tăng thêm là bao nhiêu? Câu 8: Tính nhanh (ghi rõ cách tính). (1điểm) 20,18 : 0,125 + 201,8 : 0,25 + 201,8 : 0,2 + 40,36 HẾT
  11. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN THÀNH PHỐ BÀ RỊA BỘ ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 PHẦN ĐỌC HIỂU Thời gian 30 phút ĐỀ SỐ 1 I. Đọc thầm bài : Vết sẹo Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là người phụ nữ đẹp, nhưng có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên trái của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy. Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. “Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt ?” Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời : “Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ, không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị xà đập trúng đến ngất xỉu nhưng thật may mắn là có một anh lính cứu hoả đã vào và cứu cả mẹ con tôi”. Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. “Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm”. Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hi sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó. (Theo Những hạt giống tâm hồn) II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu 1.(0,5 điểm) Thái độ của cậu bé như thế nào khi biết mẹ nhận lời đi họp ? A. Cậu bé rất vui. B. Cậu bé rất sợ. C. Cậu bé rất lo lắng.
  12. Câu 2. (0,5 điểm) Cậu bé không muốn mẹ đi họp trong buổi họp phụ huynh vì ? A. Mẹ cậu là người không biết cách nói chuyện. B. Cậu bé xấu hổ vì vẻ bề ngoài của mẹ. C. Cậu bé không biết vì sao bên má phải của mẹ có vết sẹo lớn. Câu 3. (0,5 điểm) Trong suốt buổi họp, mọi người đã ấn tượng về điều gì ở mẹ cậu bé ? A. Đó là người phụ nữ biết cách nói chuyện hoạt bát. B. Đó là người phụ nữ có vết sẹo khá lớn bên má phải. C. Đó là người phụ nữ dịu dàng và có vẻ đẹp tự nhiên. Câu 4. (0,5 điểm) Vì sao cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ ? A. Cậu bé muốn ngăn không cho mẹ nói tiếp. B. Cậu bé muốn nghe rõ mẹ và cô nói chuyện. C. Cậu bé biết được mẹ hi sinh tất cả vì mình. Cậu 5: (0,5 điểm) Tìm tiếng ghép với tiếng “ trẻ” để có từ đồng nghĩa với từ “ trẻ em” Câu 6:(0,5 điểm) Ghi lại 2 từ chỉ phẩm chất tốt đẹp mà nam và nữ đều có: Câu 7. (0,5 điểm) Câu nào sau đây là câu ghép ? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? “Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hi sinh của mẹ dành cho mình.” Câu 8. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của các dấu phẩy trong câu : “Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó”. Câu 9. (0,5 điểm) Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào ? “Mọi người đều sợ, không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó.”
  13. Câu 10. (0,5 điểm) Viết một câu có sử dụng nhân hóa để tả cảnh đẹp buổi sáng ĐỀ SỐ 2 I. Đọc thầm bài: Đường vào bản Tôi sinh ra và lớn lên ở một ản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng . Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ . Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. ( Vi Hồng - Hồ Thủy Giang) II.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu 1: (0,5 điểm) Con đường vào bản có những cảnh đẹp gì ? A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám. B. Con thác, núi, rừng vầu, rừng trám, lợn gà. C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà. Câu 2: (0,5 điểm) Trong câu “Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.”, hoa nước là loại hoa gì ? A. Một loại hoa mọc ở dưới nước. B. Nước suối tung bọt trắng xóa xòe cánh như cánh hoa. C. Một loại hoa ưa nước. Câu 3. (0,5 điểm) Câu văn “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng ” ý nói gì ? A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá. B. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá. C. Đàn cá biết vẽ hoa, vẽ lá.
  14. Câu 4:(0,5 điểm) Bài văn tả cảnh gì ? A. Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc. B. Cảnh vật trong rừng núi phía bắc. C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc. Câu 5: (0,5 điểm) Tìm một từ đồng nghĩa với từ “trẻ em”. Câu 6: (0,5 điểm) Hãy nêu 1 phẩm chất quan trọng của nam và 1 phẩm chất quan trọng của nữ. Câu 7: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu: “ Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. ” có tác dụng gì? Câu 8: (0,5 điểm) Dấu hai chấm trong câu: “ Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.” có tác dụng gì? Câu 9: (0,5 điểm) Đặt câu với từ đồng nghĩa với “trẻ em” em vừa tìm được ở câu 5. Câu 10: (0,5 điểm) Đặt một câu ghép có mối quan hệ giả thiết- kết quả.
  15. ĐỀ SỐ 3 I. Đọc thầm bài đọc sau : ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin- xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa. Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.” Theo Bích II.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu 1. (0,5 điểm) Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào? A. Ác-hen-ti-na B. Tan-da-ni-a C. Mê-xi-cô Câu 2. (0,5 điểm) Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào? A. Sân vận động rộn ràng tiếng hò reo B. Sân vận động còn rất đông khán giả C. Sân vận động hầu như vắng ngắt
  16. Câu 3. (0,5 điểm) Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào? A. Anh là người về đích cuối cùng B. Anh bị đau chân C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu. Câu 4. (0,5 điểm) Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua? A. Vì đó là quy định của cuộc thi, phải hoàn thành bài thi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình. C. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người. Câu 5: (0,5 điểm) Hãy nêu 1 phẩm chất quan trọng của nam, 1 phẩm chất quan trọng của nữ. Câu 6: (0,5 điểm) Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “ trẻ em”. Câu 7: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.” Câu 8: (0,5 điểm) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? “Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn: - Hoa, Lan, tàu hỏa đến!” Câu 9: (0,5 điểm) Phân tích cấu tạo câu ghép sau và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? “Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.” Câu 10: (0,5 điểm) Đặt 1 câu văn có sử dụng biện pháp so sánh nói về trẻ em.
  17. ĐỀ SỐ 4 I. Đọc thầm bài: HƯƠNG LÀNG Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoang nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé ! ( Theo Băng Sơn) II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu 1: (0,5đ) Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu ? A. Do mùi thơm của các nguyên liệu tạo mùi khác nhau. B. Do mùi thơm của cây lá trong làng. C. Do mùi thơm của nước hoa. Câu 2: (0,5đ) Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ? A. Hương lúa, hương cốm, hương rơm rạ. B. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau. C. Hoa sen , hoa bưởi , hoa chanh. Câu 3. (0,5đ) Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất ? A.Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa. B.Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền. C.Vì những mùi thơm đó đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
  18. Câu 4. (0,5đ) Trong câu "Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.", từ đó chỉ cái gì ? A. Đất quê. B. Làn hương quen thuộc của đất quê. C. Làng. Câu 5: (0,5đ) Tìm 2 từ nói lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Câu 6: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu: “Đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.”có tác dụng gì? Câu 7: (0,5đ) Đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu 8: (0,5đ) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta xuống đi ! Bạn còn bố mẹ ” . Câu 9: (0,5đ) Phân tích cấu tạo của câu ghép sau: - Mặt trời từ từ nhô lên, màn sương tan dần.” Câu 10: (0,5đ) Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Từ nào dùng để liên kết? “Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ.”
  19. ĐỀ SỐ 5 I. Đọc thầm bài: Cây gạo ngoài bến sông Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, có một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng nhô ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngang ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống ủ ê. Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông Thương bèn rủ các bạn xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn. Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế. Theo MAI PHƯƠNG II.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây: Khoanh vào trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) Câu 1. (0,5 điểm) Dấu hiệu nào cho biết cây gạo lớn thêm một tuổi? a. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời. b. Cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. c. Tất cả những ý trên. Câu 2.(0,5 điểm) Vì sao cây gạo “buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê”? a. Vì sông cạn nước, thuyền bè không qua lại. b. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không bay về thành đàn. c. Vì có kẻ đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở dưới gốc gạo, rẽ gạo trơ ra. Câu 3. (0,5 điểm) Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo? a. Lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra.
  20. b. Lấy cát đổ đầy gốc gạo, chỗ có hố sâu hoắm. c. Tất cả đều đúng Câu 4. (0,5 điểm) Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?: a. Thể hiện tinh thần đoàn kết. b. Thể hiện sự dũng cảm, đấu tranh với cái xấu. c. Thể hiện yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Câu 5. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu sau: “Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, cây gạo bớt chênh vênh hơn.” Câu 6. (0,5 điểm) “Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi dập dờn đùa với gió.” Hau câu trên được liên kết với nhau bằng cách b) Từ được dùng để liên kết Câu 7. (0,5 điểm) “Nhưng kìa, có một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng nhô ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô.” - Câu ghép trên có bao nhiêu vế câu? - Phân tích cấu tạo các vế câu ghép bằng (/) Câu 8. (0,5 điểm) Tác giả đã sử dụng những biện pháp (so sánh, nhân hóa ) nào để miêu tả cây gạo? Từ so sánh Từ nhân hóa Câu 9. (0,5 điểm) Hãy viết lại 1 câu ca dao, tục ngữ về chủ đề Trẻ em mà em biết Câu 10. (0,5 điểm) Đặt 1 câu ghép nói về việc làm bảo vệ môi trường. HẾT
  21. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN THÀNH PHỐ BÀ RỊA BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 PHẦN TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút ĐỀ 1 Đề bài: Mỗi buổi sáng thức dậy, em thấy ngày mới thật đẹp. Đó là cảnh nơi em ở, cảnh trường học của em, cảnh khu vui chơi, Em hãy viết bài văn tả lại một cảnh đẹp vào buổi sáng. ĐỀ 2 Đề bài: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm của tuổi học trò cùng thầy cô và bạn bè. Em hãy tả ngôi trường em đang học. ĐỀ 3 Đề bài: Em hãy miêu tả về ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt những năm học vừa qua. ĐỀ 4 Đề bài: Bà Rịa Vũng Tàu được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều cảnh đẹp thu hút du khách trong và ngoài nước. Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp tại nơi đây. ĐỀ 5 Đề bài: Trường tiểu học đã gắn bó với tuổi thơ của em. Nơi đây đã cho em nhiều kỉ niệm, nhiều bài học và nhiều ước mơ, hoài bão. Không bao lâu nữa, các em sẽ rời xa mái trường thân yêu này. Hãy tả lại ngôi trường với nhiều kỉ niệm đẹp ấy. HẾT