Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 (Có gợi ý)

1. Tập đọc: Các bài tập đọc từ tuần 19-27 (Đọc và trả lời câu hỏi)
2. Luyện từ và câu
- Câu ghép, cách nối các vế câu ghép trong câu
- Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu
- MRVT: Công dân, An ninh - trật tự, Truyền thống
3. Chính tả: Viết khoảng 100 chữ/15 phút (trong hoặc ngoài sách giáo khoa)
4. Tập làm văn: Tả đồ vật , tả cây cối, Kể chuyện
pdf 9 trang Diễm Hương 15/04/2023 10340
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_5_co_goi_y.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT 1. Tập đọc: Các bài tập đọc từ tuần 19-27 (Đọc và trả lời câu hỏi) 2. Luyện từ và câu - Câu ghép, cách nối các vế câu ghép trong câu - Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ - Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu - MRVT: Công dân, An ninh - trật tự, Truyền thống 3. Chính tả: Viết khoảng 100 chữ/15 phút (trong hoặc ngoài sách giáo khoa) 4. Tập làm văn: Tả đồ vật , tả cây cối, Kể chuyện Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh vào các tiết ôn tập từ tuần 19 đến tuần 26. II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm) 1. Đọc thầm câu chuyện sau NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm
  2. chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn, tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Sưu tầm Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: (0,5 điểm) Cuộc thi chạy hàng năm diễn ra vào thời gian nào? A. Mùa hè B. Mùa đông C. Mùa xuân D. Mùa thu Câu 2: (0,5 điểm) Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. Đi thi chạy. C. Đi diễu hành. B. Đi cổ vũ. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên. Câu 3: (0,5 điểm) Sau cuộc thi chạy, tác giả nghĩ đến ai khi gặp khó khăn? A. Mẹ của tác giả B. Bố của tác giả C. Người chạy cuối cùng D. Giáo viên dạy thể dục của tác giả Câu 4: (0,5 điểm) “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? A. Là một em bé với đôi chân tật nguyền B. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền. C. Là một cụ già yếu ớt cần sự giúp đỡ D. Là một người đàn ông mập mạp Câu 5: (1 điểm) Nội dung chính của câu chuyện là gì? Câu 6: (1 điểm) Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?
  3. Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” A. đơn giản B. đơn điệu C. đơn sơ D. đơn thân Câu 8: (0,5 điểm) Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Đó là một từ nhiều nghĩa. B. Đó là những từ trái nghĩa C. Đó là những từ đồng nghĩa. D. Đó là những từ đồng âm Câu 9: (1 điểm) Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? A. Một vế câu. Nối với nhau bằng cách B. Hai vế câu. Nối với nhau bằng cách C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách D. Bốn vế câu. Nối với nhau bằng cách Câu 10: (1 điểm) Đặt câu ghép thể hiện mối quan hệ a. Nguyên nhân - kết quả b. Tăng tiến:
  4. B. Kiểm tra viết I. Chính tả (2 điểm) Người chạy cuối cùng Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. II. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em!
  5. GỢI Ý CHẤM ĐIỂM BÀI KTĐK GIỮA KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 A. PHẦN ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS, đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm- - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Đọc hiểu (7 điểm) Câu 1: 0,5 điểm: A Câu 2: 0,5 điểm: D Câu 3: 0,5 điểm: C Câu 4: 0,5 điểm: B Câu 5: 1 điểm: Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy Câu 6: 1 điểm: HS trả lời theo ý hiểu VD: Em học được bản thân luôn cần phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Câu 7: 0,5 điểm: A Câu 8: 0,5 điểm: D Câu 9: 1 điểm C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy. Câu 10: 1 điểm:
  6. - 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ nguyên nhân - kết quả - 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến B. PHẦN VIẾT I. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. II. Tập làm văn (8 điểm) Mức điểm TT Điểm thành phần 1,5 1 0,5 0 - Giới thiệu - Giới thiệu - Không có được đồ vật được đồ vật câu giới định tả một định tả. thiệu hoặc cách gián tiếp. không nêu 1 Mở bài (1 điểm) - Chỉ ra được được đồ điểm khác biệt vật định tả. với những đồ vật khác.
  7. - Miêu tả bao - Miêu tả được - Miêu tả - Không quát những đặc đặc điểm bao được đặc biết cách điểm tiêu biểu quát tiêu biểu điểm bao miêu tả. của đồ vật đó của đồ vật đó quát của đồ - Miêu tả được vật đó Nội dung 2a đặc điểm riêng - Không (1,5 điểm) của đồ vật. - Nêu được kỉ nêu được - Nêu được kỉ niệm gắn liền kỉ niệm niệm gắn liền với đồ vật đó. gắn liền với đồ vật đó. với đồ vật đó. Thân - Các chi tiết - Các chi tiết - Các chi - Các chi bài miêu tả được miêu tả được tiết miêu tả tiết miêu tả sắp xếp theo sắp xếp theo được sắp được sắp (4 trình tự hợp lí trình tự khá xếp theo xếp theo điểm) Kĩ năng 2b hợp lí. trình tự trình tự (1,5 điểm) chưa hợp lí chưa hợp - Câu văn giàu - Câu văn có lí hình ảnh có sử hình ảnh. - Câu văn dụng biện pháp chưa có nghệ thuật. hình ảnh. - Thể hiện - Thể hiện - Thể hiện Chưa nêu được tình cảm được tình cảm tình cảm của tình cảm Cảm xúc chân thành của của bản thân bản thân đối đối với đồ 2c bản thân và đối với đồ vật với đồ vật vật đó. (1 điểm) ảnh hưởng của đó. đó còn mờ đồ vật đó đến nhạt, chưa mình. rõ ràng.
  8. - Viết được kết - Viết được - Không có bài mở rộng kết bài với phần kết với cảm xúc cảm xúc bài chân thành, chân thành. ảnh hưởng của 3 Kết bài (1 điểm) đồ vật đó tới bản thân, Trách nhiệm của bản thân với đồ vật đó. - Chữ viết - Chữ viết đúng kiểu, không rõ đúng cỡ, rõ ràng, ràng, có từ 0 không Chữ viết, chính tả 4 đúng cỡ, (0,5 điểm) - 3 lỗi chính tả đúng kiểu, sai từ 4 lỗi chính tả trở lên. Có từ 0-3 Có hơn 4 Dùng từ, đặt câu 5 lỗi dùng từ, lỗi dùng (0,5 điểm) đặt câu từ, đặt câu.
  9. Bài văn đạt 2 Bài văn đạt Bài văn trong 4 yêu cầu 1 trong 4 không đạt sau: yêu cầu đã yêu cầu đã - Có ý độc đáo. nêu. nêu. - Miêu tả có hình ảnh. 6 Sáng tạo (1 điểm) - Cách dùng từ và đặt câu thể hiện được cảm xúc. - Diễn đạt tự nhiên.