Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022

II. Đọc thầm và hoàn thành bài tập

TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM

Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!

Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ…

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì?

A. Dùng đom đóm làm đèn

B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn

C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê

Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ?

A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay.

B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”.

C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”

pdf 10 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC 2021-2022 1. Kiến thức cần nắm 1.1. Kiến thức về Tiếng Việt, văn học a. Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường, Hạnh phúc b. Ngữ pháp: - Các từ loại: Danh từ, tính từ, động từ, đại từ, quan hệ từ - Các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến - Các bộ phận của câu. 1.2. Đọc: a. Đọc thành tiếng: đọc bài có độ dài khoảng 230 chữ, biết ngắt nghỉ hơi, biết đọc diễn cảm các bài tập đọc từ tuần 10 - tuần 16 và TLCH về nội dung, ý nghĩa của bài. b. Đọc hiểu: đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ, các chi tiết, nhân vật, nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, bước đầu biết liên hệ, vận dụng vào thực tế. 1.3. Viết: a. Chính tả: - Nghe viết một bài chính tả dài khoảng 80 – 90 chữ trong khoảng thời gian 15 phút, biết trình bày sạch đẹp, đúng quy định. b. Tập làm văn: - Tả một người - Tả một cảnh đẹp - Viết 1 lá đơn theo yêu cầu 2. Một số đề thi minh họa Đề 1: A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong bài do giáo viên nêu 1 trong các bài sau: 1. Những con sếu bằng giấy
  2. 2.Cái gì quý nhất 3. Người gác rừng tí hon 4. Thầy thuốc như mẹ hiền II. Đọc thầm và hoàn thành bài tập TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng. Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì? A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ? A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”. C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”. Câu 3: Câu: "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tố" thuộc kiểu câu nào đã học?
  3. A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì? Câu 4: Chủ ngữ trong câu “Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi.” là: A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên B. Những trò nghịch ngợm C. Tuổi thơ qua đi Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm? A. Rất nhớ B. Rất yêu thích C. Cả a và b đều đúng Câu 6: Từ “ nghịch ngợm” thuộc từ loại: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 7: “Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra”. Tìm từ đồng nghĩa với từ “ khoét”. Câu 8: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên. Câu 9: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trời mưa chúng em sẽ nghỉ lao động. Câu 10: Tìm 1 từ đồng nghĩa với hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút. II. Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.
  4. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng * Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm). - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm). - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm. (Đọc quá 1phút đến 2 phút: 0,5điểm; đọc quá 2 phút: 0điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0điểm). II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng: 0,5 điểm. 1. C 2. B 3. C 4. A 5. C 6. B 7. Đục (đâm, thọc, ) 8. Lớn - nhỏ 9. Nếu - thì Câu 10: Từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng (may mắn, toại nguyện, giàu có ) Đặt câu với từ tìm được: Em rất sung sướng khi mình đạt điểm cao trong kì thi vừa qua.
  5. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (5 điểm) Đánh giá cho điểm chính tả: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: - Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài độ dài bài viết khoảng 12 câu. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn miêu tả. + Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. Không liệt kê như văn kể chuyện. Bài mẫu: Gia đình em có bốn thành viên, bao gồm có bố mẹ và hai chị em gái chúng em. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, hai chị em em thì thường chia sẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống, học tập. Với em, chị gái của mình không chỉ là một người chị mẫu mực luôn nhường nhịn, chăm sóc em mà còn là một người bạn tri kỉ, một người mà em luôn yên tâm khi tâm sự những gì đã trải qua trong cuộc sống. Chị của em tên là Vân Anh, chị em năm nay mười lăm tuổi, tuy hai chị em có sự cách biệt về tuổi tác nhưng không vì vậy mà chúng em xa cách, bất đồng. Em và chị gái của mình rất hợp tính nên có thể dễ dàng tâm sự, nói chuyện một cách thoải mái nhất. Mọi người thường nói nhà mà có hai chị em gái thì thường xuyên xảy ra tranh giành, xung đột, chị em thường khắc khẩu, không hợp nhau. Nhưng điều ấy không hề xảy ra trong quan hệ của chị em em, chúng em luôn yêu quý và ý thức được vị trí cũng như trách nhiệm của mình, đối với chị em thì luôn nhường nhịn, chăm sóc cho em. Còn em thì yêu thương, tôn trọng chị của mình. Chị của em vô cùng xuất sắc, không những là một học sinh ưu tú của lớp mà còn là một người cán bộ lớp đầy mẫu mực, chị em tuy học giỏi nhưng không hề tỏ ra kiêu căng, luôn quan tâm giúp đỡ đến bạn bè cũng như những người xung quanh mình. Chị Vân Anh không chỉ là một học sinh ưu tú mà còn là một người con ngoan của gia đình em. Chị luôn lễ phép với bố mẹ, ông bà, chăm sóc, nhường nhịn em. Những công việc nhà đều được chị hoàn thành một cách xuất sắc, chị có thể nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Chị nấu ra rất nhiều những món ăn ngon, trong đó món ăn mà em yêu thích nhất đó chính là món trứng cuộn của chị làm.
  6. Những lát trứng cuộn vàng ươm, được chị rán một cách khéo léo, hương vị thơm ngon không kém món ăn do mẹ em làm là bao. Em có một người chị tuyệt vời, đó là người luôn chăm sóc, quan tâm tận tình, cũng là một người bạn mà em tin tưởng khi chia sẻ những buồn vui của cuộc sống. Chị luôn lắng nghe với thái độ chân thành và cho em những lời khuyên thật bổ ích. Đề 2: A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 4 điểm, trả lời câu hỏi 01 điểm). II. Đọc thầm (5 điểm) CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống.
  7. C. Bốn tuổi trở xuống. Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi. B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi. C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi. Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ. B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi. C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi. Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối. B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ. C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình. Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất. B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng. C. Không nên bán đi sự kính trọng. Câu 6: Từ trái nghĩa với “trung thực” là: A. Thẳng thắn B. Gian dối C. Trung hiếu D. Thực lòng Câu 7. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy? A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn. C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn.
  8. Câu 8. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là: A. Tôi B. Ông C. Tôi và ông Câu 9. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là: A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống B. Trong veo, trong vắt, trong xanh C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành Câu 10. Trong câu “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la” có mấy quan hệ từ ? A. Có một quan hệ từ (Đó là từ: ) B. Có hai quan hệ từ ( Đó là từ: và từ : ) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút. II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người bạn học của em. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng (5 điểm) + Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 110 tiếng/ phút. (4 điểm) - Đọc sai 2,3 tiếng, nghỉ hơi không đúng 2,3 chỗ, chưa thật đạt về tốc độ (3 điểm) - Đọc sai 4,5 tiếng, nghỉ hơi không đúng 4,5 chỗ, tốc độ đọc không đảm bảo theo yêu cầu (2 điểm) - Đọc còn phải đánh vần, ấp úng (1 điểm) + Phần trả lời câu hỏi của Giáo viên (1 điểm) II. Đọc hiểu (5 điểm)
  9. - Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho (0,5 điểm ). Đáp án đúng: 1. B 2. A 3. B 4. C 5. A 6. B 7. C 8. C 9. A Câu 10. - Học sinh khoanh vào ý B và ghi quan hệ từ là của và với B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (5 điểm) 1. Chính tả: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, đúng mẫu chữ (5 điểm) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai về phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (5 điểm) * Nội dung: (4,5 điểm) - Mở bài: Giới thiệu được người thân mình định tả. (Là ai? Quan hệ với mình như thế nào (0,5đ) - Thân bài: + Tả bao quát về hình dáng, các bộ phận cơ thể phù hợp với người mình tả, có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh cho hay sinh động. (2đ) + Tả những việc làm của người bạn qua đó thể hiện được tính cách và các phẩm chất của người được tả. (1,5đ )
  10. - Kết luận: Nêu tình cảm của em với người bạn đó. (0,5 điểm) * Hình thức: (0,5 điểm) - Bài viết đủ 3 phần, chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 4 lỗi chính tả. (0,5đ) Bài mẫu: Những năm tháng tuổi thơ được học dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều bạn tốt. Bạn nào cùng dễ thương và đáng mến nhưng em thích rất là bạn Thuỳ Dung. Thuỳ Dung năm nay tròn mười tuổi, bằng tuổi em. Dáng người bạn nhỏ nhắn, đi đứng nhanh nhẹn. Bạn có khuôn mặt tròn trĩnh trông rất dễ thương. Đôi mắt bồ câu đen láy sáng long lanh. Đôi mắt ấy biết buồn, cười, biết thông cảm với bạn bè xung quanh. Đôi môi đỏ như son luôn nở nụ cười tươi như hoa. Mái tóc của Thuỳ Dung đen nhánh và dài như suối xõa xuống bờ vai tròn trịa trông thật đáng yêu. Hằng ngày, Thuỳ Dung đến trường với bộ đồng phục quen thuộc váy xanh, áo trắng. Chiếc khăn quàng đỏ trên vai như cánh bướm. Thuỳ Dung nói năng rất nhỏ nhẹ, tính tình hiền lành, chan hoà với mọi người, luôn giúp đỡ những bạn học yếu. Có điều gì bạn bè không hiểu, Dung đều tận tình giúp đỡ. Trong giờ học Dung thường phát biểu ý kiến xây dựng bài. Bài làm của Dung luôn đạt điểm cao. Ở trường, Dung là một học sinh giỏi, về nhà, Dung là một người con ngoan Dung giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, hướng dẫn cho em học. Có lần Dung tâm sự: “Cha mẹ phải làm việc vất vả để cho mình ăn học, mình phải học giỏi và ngoan ngoãn để cha mẹ vui lòng”. Thuỳ Dung đã đế lại trong lòng bạn bè nhiều ấn tượng tốt đẹp. Bạn là tấm gương tốt cho các bạn noi theo. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt đế xứng đáng là bạn thân của Thuỳ Dung. Sống trên đời ai cũng cần phải có 1 người bạn thân !!!