Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 2
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau :
1. Trong học tập, Lý Công Uẩn là người như thế nào ?
a. Học rất nhanh, am hiểu mọi điều nhưng luôn luôn biết nhường nhịn.
b. Học rất giỏi, thông minh, am hiểu hơn người nhưng luôn khiêm tốn.
c. Học rất nhanh, thông minh hơn người nhưng luôn biết nhường nhịn.
d. Học rất giỏi, am hiểu mọi điều nhưng luôn nhường nhịn, khiêm tốn.
2. Do đâu mà Lý Công Uẩn nhanh chóng được vua Lê tin dùng ?
a. Do Lý Công Uẩn rất giỏi về võ, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn.
b. Do Lý Công Uẩn rất giỏi về văn, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn.
c. Do Lý Công Uẩn rất giỏi cả văn võ, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn.
d. Do Lý Công Uẩn giỏi cả văn võ, hiểu đạo lí, luôn biết nhường nhịn.
3. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La cho thấy Lý Công Uẩn là người thế nào ?
a. Là một vị vua biết nhìn xa trông rộng
b. Là một vị vua muốn giao lưu rộng rãi
c. Là một vị vua biết phát triển buôn bán
d. Là một vị vua muốn mở mang bờ cõi
4. Lí do nào khiến vua Lý Công Uẩn đổi tên Đại La thành Thăng Long ?
a. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một con rồng màu vàng bay lên.
b. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một con rồng cưỡi mây bay lên.
c. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một đám mây hình rồng bay lên.
d. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng nhìn thấy đám mây vàng hình con rồng.
File đính kèm:
- de_doc_hieu_tieng_viet_lop_5_de_2.docx
Nội dung text: Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 2
- ĐỀ 2 Lý C«ng UÈn Lý Công Uẩn sinh năm 974, quê ông ở Bắc Ninh. Cha của ông không rõ tên, mẹ là người họ Phạm. Năm lên ba tuổi, ông được nhà sư Lý Khánh Văn nhận về nuôi. Năm lên tám, ông được theo học nhà sư Vạn Hạnh. Lý Công Uẩn học rất giỏi, thông minh, am hiểu hơn người nhưng luôn khiêm tốn. Nhà sư Lý Khánh Văn còn mời thầy dạy võ cho Lý Công Uẩn. Thầy dạy võ phải ngạc nhiên vì Lý Công Uẩn thông thạo rất nhanh các ngón võ do thầy truyền dạy. Thế nhưng, cậu bé luôn giữ thái độ nhường nhịn. Khi bị những đứa trẻ lớn hơn bắt nạt, cậu chỉ chống đỡ rồi bỏ chạy chứ không đánh nhau bao giờ. Lớn lên, nhà sư Vạn Hạnh vào Hoa Lư ( Ninh Bình ) làm Quốc sư, ông được thầy cho đi theo. Là người văn võ đều giỏi, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn, Lý Công Uẩn nhanh chóng được vua Lê tin dùng, giao đến chức Tả Điện tiền chỉ huy sứ * . Năm 1009, vua Lê Ngọa Triều lâm bệnh mất khi con trai còn bé, sư Vạn Hạnh và các quan trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Năm ấy, ông 35 tuổi. Vua Lý Công Uẩn có đầu óc nhìn xa trông rộng. Thấy đất Hoa Lư chật hẹp, khó mở mang và giao lưu với bên ngoài, ông quyết định dời đô về thành Đại La, nơi đã từng là trung tâm chính trị, kinh tế, có vị trí giáp sông Hồng, thuận lợi cho thuyền bè đi lại buôn bán với mọi miền. Truyền thuyết xưa kể rằng : Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn từ Hoa Lư dời đô ra thành Đại La. Thuyền của vua vừa đỗ dưới thành, một đám mây tựa hình rồng đã lừng lững bay lên. Vua nghĩ đó là điềm lành, bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long ( nghĩa là rồng bay lên ). Định đô mới xong, Lý Công Uẩn cho xây cung điện đàng hoàng, ban bố nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, xây dựng chính quyền vững mạnh, có nhiều
- đóng góp to lớn cho đất nước. Ông mất năm 54 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ nên dân chúng thường gọi là Lý Thái Tổ. ( Theo Truyện kể về các nhân vật trong lịch sử Việt Nam, NXB Giaó dục ) * Tả Điện tiền chỉ huy sứ : chức võ quan chỉ huy quân đội trong kinh thành Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau : 1. Trong học tập, Lý Công Uẩn là người như thế nào ? a. Học rất nhanh, am hiểu mọi điều nhưng luôn luôn biết nhường nhịn. b. Học rất giỏi, thông minh, am hiểu hơn người nhưng luôn khiêm tốn. c. Học rất nhanh, thông minh hơn người nhưng luôn biết nhường nhịn. d. Học rất giỏi, am hiểu mọi điều nhưng luôn nhường nhịn, khiêm tốn. 2. Do đâu mà Lý Công Uẩn nhanh chóng được vua Lê tin dùng ? a. Do Lý Công Uẩn rất giỏi về võ, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn. b. Do Lý Công Uẩn rất giỏi về văn, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn. c. Do Lý Công Uẩn rất giỏi cả văn võ, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn. d. Do Lý Công Uẩn giỏi cả văn võ, hiểu đạo lí, luôn biết nhường nhịn. 3. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La cho thấy Lý Công Uẩn là người thế nào ? a. Là một vị vua biết nhìn xa trông rộng b. Là một vị vua muốn giao lưu rộng rãi c. Là một vị vua biết phát triển buôn bán d. Là một vị vua muốn mở mang bờ cõi 4. Lí do nào khiến vua Lý Công Uẩn đổi tên Đại La thành Thăng Long ? a. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một con rồng màu vàng bay lên. b. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một con rồng cưỡi mây bay lên. c. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một đám mây hình rồng bay lên. d. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng nhìn thấy đám mây vàng hình con rồng.
- 5. Dòng nào dưới đây gồm hai từ đồng nghĩa với từ thông minh ? a. Sáng dạ, sáng tỏ b. tinh anh, sáng dạ c. tinh nhanh, sáng tỏ d. sáng suốt, tinh hoa 6. Câu nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển ? a. Thức ăn phải được nấu chín. b. Miếng thịt luộc chưa chín. c. Nghĩ cho chín rồi hãy nói. d. Cơm trong nồi vừa chín tới. 7. Câu nào dưới đây là từ ghép ? a. Thuyền của vua vừa đỗ dưới thành, một đám mây tựa hình rồng đã lừng lững bay lên. b. Lớn lên, khi nhà sư Vạn Hạnh vào Hoa Lư ( Ninh Bình ) làm Quốc sư, ông được thầy cho đi theo. c. Vua nghĩ đó là điềm lành, bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long ( nghĩa là rồng bay lên ). d. Khi bị những đứa trẻ lớn hơn bắt nạt, cậu chỉ chống đỡ rồi bỏ chạy chứ không đánh nhau bao giờ. 8. Chủ ngữ trong câu ghép “ Cha của ông không rõ tên, mẹ là người họ Phạm. ” là những từ ngữ nào ? a. Cha / mẹ b. Cha của ông / mẹ c. Cha / mẹ là người d. Cha của ông / mẹ là 9. Các vế trong câu ghép “ Thầy dạy võ phải ngạc nhiên vì Lý Công Uẩn thông thạo rất nhanh các ngón võ do thầy truyền dạy. ” được nối với nhau bằng cách nào ? a. Nối bằng 1 quan hệ từ b. Nối bằng 1 cặp quan hệ từ c. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ) 10. Có mấy câu ghép ở đoạn 1 ( “ Lý Công Uẩn nhà sư Vạn Hạnh ” ) ? a. Một câu ( Đó là câu thứ ) b. Hai câu ( Đó là câu thứ , thứ ) c. Ba câu ( Đó là câu thứ , thứ , thứ )
- d. Bốn câu ( Đó là câu thứ , thứ , thứ , thứ ) Đáp án : 1b , 2c , 3a, 4c , 5b , 6c , 7a , 8b , 9a , 10b Chính tả Trong hiệu cắt tóc Hiệu cắt tóc rất đông khách. Mọi người đều phải chờ theo thứ tự. Cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. Tất cả mọi người đều đứng dậy chào : “ Kính chào đồng chí Lê-nin ”. Lê-nin chào mọi người và hỏi : “ Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ ? ”. Không ai muốn vị đứng đầu chính phủ phải mất thời gian chờ đợi nên tất cả cùng nói : “ Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước ạ ! ”. Song Lê-nin vui vẻ nói : “ Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ ! ”. Nói xong, ông kéo ghế ngồi và lấy tờ báo ra xem. ( Theo HỒ LÃNG )