Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 6
3. Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào ?
a. nhanh nhẹn, tỏ ra giỏi giang, khôn khéo hơn người.
b. thông minh, nhớ và vận dụng được kiến thức đã học.
c. dũng cảm, dám làm những việc chỉ dành cho con trai.
d. thông minh, dũng cảm vượt qua khó khăn trở ngại.
4. Qua hai nhân vật trong câu chuyện ( Hùng, Lan ), em hiểu được thế nào là thông minh ?
a. Biết sử dụng thành thạo máy vi tính hơn rất nhiều người khác.
b. Tiếp thu được nhiều kiến thức mới lạ, biết sử dụng máy vi tính.
c. Nhanh nhẹn và khéo léo trong cách nói năng, cư xử với người khác.
d. Nhanh trí và khôn khéo trong cách đối phó với tình huống xảy ra.
5. Từ bê trong câu “ Lan liền chạy đi tìm sợi dây thừng và bê ra một chiếc ghế cao. ” có thể thay bằng từ nào dưới đây ?
a. khiêng b. vác c. khuân d. xách
6. Từ nhà trong kết hợp nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển ?
a. Nhà vắng vẻ b. Con nhà nghèo
c. Về nhà mới d. Nhà trên phố
7. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
a. Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi.
b. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm.
c. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là “ nhà quê ”.
d. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.
File đính kèm:
- de_doc_hieu_tieng_viet_lop_5_de_6.docx
Nội dung text: Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 6
- ĐỀ 6 AI THÔNG MINH HƠN Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vi tính. Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói “ cái này đẹp quá ” , “ cái kia đẹp thế ”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là “ nhà quê ”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời. Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy đi tìm sợi dây thừng và bê ra một chiếc ghế cao. Trèo lên ghế, Lan ném mạnh sợi dây thừng lên chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì. Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ : “ Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước ! ”. Mẹ xoa đầu Hùng khen : “ Con trai mẹ giỏi quá ! Nhưng, cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới ? ”. Hùng gãi đầu, ấp úng : “ Mẹ mẹ hỏi cái Lan ấy ”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng : “ Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé !”.
- Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “ dạ ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “ cái Lan ” như trước. ( Theo TRẦN THỊ MAI PHƯỚC ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau: 1. Giữa Lan và Hùng có quan hệ họ hàng với nhau thế nào ? a. Mẹ của Lan là chị ruột mẹ của Hùng. b. Mẹ của Lan là em ruột mẹ của Hùng. c. Mẹ của Lan là em họ mẹ của Hùng. d. Mẹ của Lan là chị họ mẹ của Hùng. 2. Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì ?
- a. Để tận mắt nhìn thấy Hùng sử dụng máy vi tính. b. Để được Hùng hướng dẫn sử dụng máy vi tính. c. Để tận mắt nhìn thấy những điều nghe được về Hùng. d. Để được nhìn thấy nhiều thứ mới lạ và đẹp mắt. 3. Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào ? a. nhanh nhẹn, tỏ ra giỏi giang, khôn khéo hơn người. b. thông minh, nhớ và vận dụng được kiến thức đã học. c. dũng cảm, dám làm những việc chỉ dành cho con trai. d. thông minh, dũng cảm vượt qua khó khăn trở ngại. 4. Qua hai nhân vật trong câu chuyện ( Hùng, Lan ), em hiểu được thế nào là thông minh ? a. Biết sử dụng thành thạo máy vi tính hơn rất nhiều người khác. b. Tiếp thu được nhiều kiến thức mới lạ, biết sử dụng máy vi tính. c. Nhanh nhẹn và khéo léo trong cách nói năng, cư xử với người khác. d. Nhanh trí và khôn khéo trong cách đối phó với tình huống xảy ra. 5. Từ bê trong câu “ Lan liền chạy đi tìm sợi dây thừng và bê ra một chiếc ghế cao. ” có thể thay bằng từ nào dưới đây ? a. khiêng b. vác c. khuân d. xách 6. Từ nhà trong kết hợp nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển ? a. Nhà vắng vẻ b. Con nhà nghèo c. Về nhà mới d. Nhà trên phố 7. Câu nào dưới đây là câu ghép ? a. Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. b. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. c. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là “ nhà quê ”. d. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời. 8. Các vế trong câu ghép “ Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước ! ” được nối với nhau bằng cách nào ? a. Nối bằng một quan hệ từ. b. Nối bằng một cặp quan hệ từ. c. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối )
- 9. Dấu phẩy trong câu “ Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì. ” có tác dụng gì ? a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 10. Ba câu ở đoạn cuối bài ( “ Hùng hiểu như trước. ” ) được liên kết với nhau bằng cách nào ? a. Lặp từ ngữ b. Thay thế từ ngữ c. Dùng từ ngữ nối d. Cả ba cách trên Đáp án : 1a , 2c , 3b , 4d , 5c , 6b , 7d , 8b , 9c , 10d Chính tả Tiếng gà trưa Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ : “ Cục, cục tác cục ta ” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái tơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng
- Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. ( XUÂN QUỲNH )