Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 7

1. Cô bé trong câu chuyện say mê với điều gì ?

a. Dán diều               b. Thả diều             c. Ngắm diều             d. Nghe sao diều

2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều ?

a. Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt.

b. Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người.

c. Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người.

d. Bị dây diều của một em nhỏ vướng vào mặt.

3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều ?

a. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và xé tan.

b. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé.

c. Giằng mạnh chiếc diều và đánh cậu bé khóc.

d. Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ cậu bé.

4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào ?

a. Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ về.

b. Bối rối ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về đến nhà.

c. Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm.

d. Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm.

5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa ?

a. Cần dũng cảm, sẵn sàng nhận lỗi trước người khác.

b. Cần yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác.

c. Cần độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác.

d. Cần say mê, hào hứng khi xem các em nhỏ chơi diều.

docx 5 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 4680
Bạn đang xem tài liệu "Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_doc_hieu_tieng_viet_lop_5_de_7.docx

Nội dung text: Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 7

  1. KỈ NIỆM MÙA HÈ Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc – chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió. Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo , trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “ bụp ”, mắt tôi tối sầm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận : - Em xin lỗi. Chị chị có sao không ? Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt : - Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này ! Diều này ! – Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc. Bỗng tôi nghe có tiếng con gái : - Này, bạn ! Thì ra là một “ đứa ” con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng : - Gì ? - Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế. Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé : - Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về. Tôi ân hận nghĩ : - Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa. ( Theo NGUYỄN THỊ LIÊN ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
  2. 1. Cô bé trong câu chuyện say mê với điều gì ? a. Dán diều b. Thả diều c. Ngắm diều d. Nghe sao diều 2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều ? a. Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt. b. Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người. c. Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người. d. Bị dây diều của một em nhỏ vướng vào mặt. 3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều ? a. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và xé tan. b. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé. c. Giằng mạnh chiếc diều và đánh cậu bé khóc. d. Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ cậu bé. 4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào ? a. Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ về. b. Bối rối ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về đến nhà. c. Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm. d. Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm. 5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa ? a. Cần dũng cảm, sẵn sàng nhận lỗi trước người khác. b. Cần yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác. c. Cần độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác. d. Cần say mê, hào hứng khi xem các em nhỏ chơi diều. 6. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ say mê ? a. mê say, say đắm, mải miết b. mê say, say đắm, mải mê c. mê say, mê mệt, mải miết d. mê say, mê mệt, mệt mỏi 7. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm ? a. mắt tối sầm / mắt lưới b. chạy thi / chạy chợ c. đánh trống / đánh nhau d. tôi và anh / vôi mới tôi 8. Truyện “ Kỉ niệm mùa hè ” đã sử dụng những dấu câu nào ?
  3. a. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, dấu ba chấm ( chấm lửng ) b. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, dấu ba chấm ( chấm lửng ) c. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang, dấu ba chấm ( chấm lửng ) d. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang, dấu ba chấm ( chấm lửng ) 9. Dấu phẩy có tác dụng gì trong câu “ Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió. ” ? a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu d. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ; ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép 10. Chủ ngữ của 2 vế trong câu ghép “ Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. ” là những từ ngữ nào ? a. tôi tha thẩn / tay c. tôi tha thẩn / tay chúng giật dây b. tôi / tay chúng d. tôi tha thẩn xem / tay chúng giật dây Đáp án : 1c , 2a , 3b , 4d , 5c , 6b , 7d , 8b , 9c , 10b
  4. Chính tả Thả thuyền Sau trận mưa rào, ngoài sân có tiếng ríu rít của bọn trẻ đang xúm lại chơi thả thuyền. Những chiếc thuyền bằng giấy đủ màu được lần lượt thả xuống dòng nước. Chiếc nào cũng tròng trành, nghiêng ngửa một lúc rồi mới lướt đi băng băng. Bọn trẻ thích thú đuổi theo những chiếc thuyền, vừa chạy vừa reo hò, tranh cãi nhau xem thuyền của đứa nào trôi nhanh nhất. Chiếc thuyền trở thành niềm hi vọng của mỗi chủ nhân nhỏ tuổi. Dường như chúng đang trở trên mình cả một thời bé dại. ( Theo HÀ THỊ BÌNH THANH )