Đề khảo sát chất lượng cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)
I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: (5 điểm)
* HS đọc thầm bài đọc:
SAU TRẬN MƯA RÀO
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát,vừa ấm áp... Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy.
Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.
(Vích-to Huy-gô)
* Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. (M1-0,5đ) Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì?
a. Đôi mắt của em bé.
b. Đôi má của em bé.
c. Mái tóc của em bé.
Câu 2. (M1-0,5đ) Dòng nào nêu đầy đủ những âm thanh trong khu vườn sau trận mưa rào?
a. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve.
b. Tiếng gió hồi hộp dưới lá.
c. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve, tiếng gió hồi hộp dưới lá.
Câu 3.(M2-0,5đ) Hình ảnh “đóa đèn hoa ấy” trong câu văn: “Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy.” chỉ gì?
a. Những tia sáng lập lòe.
b. Những cánh bướm bay chập chờn trong nắng.
c. Đóa hoa kim hương.
Câu 4. (M2-0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. ấm áp, chích chòe, lách cách, chập chờn, hồi hộp
b. ấm áp, nồng nồng, lập lòe, chập chờn, hồi hộp
c. ấm áp, cây cỏ, lách cách, nồng nồng, lập lòe
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_na.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)
- ĐỀ KSCL CUỐI HỌC KÌ I Người coi Người chấm Số báo danh Phòng: (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Điểm: Năm học 2023 – 2024 Bằng chữ: Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: (5 điểm) * HS đọc thầm bài đọc: SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát,vừa ấm áp Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. (Vích-to Huy-gô) * Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. (M1-0,5đ) Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì? a. Đôi mắt của em bé. b. Đôi má của em bé. c. Mái tóc của em bé. Câu 2. (M1-0,5đ) Dòng nào nêu đầy đủ những âm thanh trong khu vườn sau trận mưa rào? a. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve. b. Tiếng gió hồi hộp dưới lá. c. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve, tiếng gió hồi hộp dưới lá. Câu 3.(M2-0,5đ) Hình ảnh “đóa đèn hoa ấy” trong câu văn: “Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy.” chỉ gì? a. Những tia sáng lập lòe. b. Những cánh bướm bay chập chờn trong nắng. c. Đóa hoa kim hương. Câu 4. (M2-0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a. ấm áp, chích chòe, lách cách, chập chờn, hồi hộp b. ấm áp, nồng nồng, lập lòe, chập chờn, hồi hộp c. ấm áp, cây cỏ, lách cách, nồng nồng, lập lòe
- Câu 5. (M3-0,5đ) Em thích nhất câu văn nào trong bài? Vì sao em thích? Viết câu trả lời của em: Câu 6. (M4-0,5đ) Bài văn giúp em cảm nhận được điều gì? Viết câu trả lời của em: Câu 7. (M1-0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ“hạnh phúc”? a) Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên. b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. c) Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc. Câu 8. (M2-0,5đ) Từ “chín” trong hai câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng.” và “Tổ tôi có chín người.” là các từ: a. Đồng âm b. Đồng nghĩa c. Nhiều nghĩa Câu 9.(M3-1đ) Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về quan hệ gia đình. Đặt câu với một thành ngữ, tục ngữ em vừa tìm được. II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Đề bài: Em hãy tả lại mộtngười thân trong gia đình em.
- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Năm học 2023- 2024 I. ĐỌC HIỂU + KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: 5 điểm Câu Đáp án Điểm 1 b 0,5 2 c 0,5 3 c 0,5 4 b 0,5 5 Hs viết câu văn mình thích theo cảm nhận riêng. 0,5 6 HS viết theo cảm nhận riêng. 0,5 VD: Sau trận mưa rào, cảnh vật có một vẻ đẹp thật tươi mát và ấm áp. 7 b 0,5 8 a 0,5 9 - Tìm được thành ngữ đúng yêu cầu (0,5 điểm) 1,0 - Đặt câu có nội dung phù hợp (0,5 điểm) II. TẬP LÀM VĂN: 5 điểm Điểm thành Mức độ yêu cầu TT phần - HS giới thiệu được một người thân trong GĐ (ông, bà, bố, mẹ, ) Mở bài 1 - Diễn đạt rõ nghĩa, sử dụng từ ngữ phù hợp, các câu có (0,5 điểm) sự liên kết. (HS có thể mở bài theo cách gián tiếp hoặc trực tiếp) * Các nội dung cơ bản trong bài văn: Tả được đặc điểm về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó. Nội + Tả những nét nổi bật về vóc dáng, trang phục, khuôn 2 dung mặt, mái tóc, đôi mắt, (3đ) + Tả hoạt động: Lời nói , cử chỉ , thói quen, cách cư xử Thân với người khác. bài (4điểm) Kĩ - Trình bày được bài văn theo cấu trúc bài văn tả người, năng miêu tả theo trình tự nhất định, trong bài có sử dụng biện viết pháp nghệ thuật, có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu. văn - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng thể thức. (0,5đ) Cảm - Bài viết có cảm xúc, bày tỏ được tình cảm với người
- xúc, thân của mình một cách tự nhiên. sáng - Bài viết có sự diễn đạt sáng tạo. tạo (0,5đ) Kết bài - Nêu tình cảm đối với người được tả. 3 (0,5điểm) (HS có thể kết bài mở rộng hoặc không mở rộng)