Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 14 (Có đáp án)
2. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Rau khúc
Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn.
Rau khúc vừa dai lại vừa dẻo. Khúc nếp đưa lên miệng nhai chẳng khác gì kẹo cao su bây giờ. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Món trứ danh nhất, quái lạ nhất từ rau khúc là bánh khúc. Như bất cứ món bánh dân dã nào, nguyên liệu làm bánh khúc chỉ gồm: bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị. Nó khác với tất cả loại bánh khác chính là có thêm rau khúc. Rau khúc giã nhuyễn với bột gạo làm vỏ bánh, màu xanh nhạt, dẻo, dai…
Vào mùa bánh khúc nhà nào cũng như có cỗ đám. Người đốt lò, người xay bột, người giã khúc… Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục… rộn rã khắp làng. Người ta mời đổi nhau để thưởng thức tài nghệ của nhau.
Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ y nguyên trong kí ức cái háo hức, cái sống động của những đêm làng giã khúc. Hồi hộp và mong mỏi nhất là lúc mẻ bánh đầu toả hương thơm. Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhưng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài. Mỗi chiếc bánh được dính bởi những hạt xôi nếp căng mọng.
Bạn có thể lấy làm khó hiểu trước sự gắn bó bền chặt của con người nông dân với cuộc sống quá đơn sơ của họ. Còn tôi thì không. Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong hoài niệm.
( Tạ Duy Anh )
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Rau khúc thường có vào thời gian nào?
A. Tết Nguyên đán. B. Sau Tết Nguyên đán. C. Vào mùa đông.
Câu 2: Nguyên liệu làm bánh khúc gồm những gì?
A.Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị, gạo nếp
- Bột gạo, đỗ xanh, lá chuối cùng với gia vị, gạo nếp
- Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị, rau khúc, gạo nếp
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 14 (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT VĨNH BẢỎ Đề khảo sát chất lượng học kì II TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP HÒA Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Điểm: Bằng chữ: . I.KIỂM TRA ĐỌC. 1. Đọc to: Đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở lớp 5 từ tuần 27 đến tuần 34 đầu bằng hình thức bốc thăm ( hs bốc bài nào đọc bài đó ) và trả lời 01 câu hỏi trong nội dung đoạn vừa đọc. 2. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Rau khúc Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Rau khúc vừa dai lại vừa dẻo. Khúc nếp đưa lên miệng nhai chẳng khác gì kẹo cao su bây giờ. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Món trứ danh nhất, quái lạ nhất từ rau khúc là bánh khúc. Như bất cứ món bánh dân dã nào, nguyên liệu làm bánh khúc chỉ gồm: bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị. Nó khác với tất cả loại bánh khác chính là có thêm rau khúc. Rau khúc giã nhuyễn với bột gạo làm vỏ bánh, màu xanh nhạt, dẻo, dai Vào mùa bánh khúc nhà nào cũng như có cỗ đám. Người đốt lò, người xay bột, người giã khúc Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục rộn rã khắp làng. Người ta mời đổi nhau để thưởng thức tài nghệ của nhau. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ y nguyên trong kí ức cái háo hức, cái sống động của những đêm làng giã khúc. Hồi hộp và mong mỏi nhất là lúc mẻ bánh đầu toả hương thơm. Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhưng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài. Mỗi chiếc bánh được dính bởi những hạt xôi nếp căng mọng. Bạn có thể lấy làm khó hiểu trước sự gắn bó bền chặt của con người nông dân với cuộc sống quá đơn sơ của họ. Còn tôi thì không. Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong hoài niệm.
- ( Tạ Duy Anh ) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Rau khúc thường có vào thời gian nào? A. Tết Nguyên đán. B. Sau Tết Nguyên đán. C. Vào mùa đông. Câu 2: Nguyên liệu làm bánh khúc gồm những gì? A.Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị, gạo nếp A. Bột gạo, đỗ xanh, lá chuối cùng với gia vị, gạo nếp B. Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị, rau khúc, gạo nếp Câu 3: Trong bài văn tác giả tập trung viết về điều gì ? A.Tả cây rau khúc B. Hướng dẫn cách làm bánh khúc. C.Tả chiếc bánh khúc gắn với những kỉ niệm thân thương của một thời làm bánh khúc ở làng quê mình. Câu 4: Vì sao tác giả lại yêu cây rau khúc ? AVì rau khúc là một loại cây có vẻ đẹp đặc biệt. A. Vì rau khúc làm nên bánh khúc – một loại bánh ngon gắn với những kỉ niệm thân thương của quê hương, của những người thân yêu của tác giả. B. Vì rau khúc có rất nhiều công dụng. Câu 5: Trong các câu sau câu nào là câu ghép ? A. Rau khúc vừa dai, vừa dẻo. B. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. C. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu “ Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong hoài niệm.” có tác dụng gì? A.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. A. Đánh dấu phần chú thích trong câu. B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Câu 7: Chủ ngữ trong câu “Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục rộn rã khắp làng. ” là ? A. Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục B.Tiếng thậm thình C. Tiếng thậm thình to nhỏ
- Câu 8: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? “ Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhưng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài. ” A.Lặp các từ ngữ, thay thế từ ngữ. B. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ. C.Thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối. II.KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả ( Giáo viên đọc cho học sinh viết bài trong thời gian 15 phút ) a. Bài viết Cây sồi già Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỷ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy. b. Bài tập 1. Tên riêng nào viết đúng chính tả? A. Li - vơ - pun B. Ma Ri Ô C. Giu Li ét Tai 2. Tìm 2 từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng : 2.Tập làm văn Đề bài: Dòng sông quê em đã để lại cho em nhiều kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. Em hãy tả lại dòng sông ấy. A. Phần viết ( 10 điểm ) I. Chính tả ( 5 điểm ) Bài viết: ( 4 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 4 điểm. - Cách trừ điểm: + Lỗi: sai, lẫn phụ âm đầu, không viết hoa đúng quy định cứ 2 lỗi trừ 0,5 điểm. + Lỗi: vần, thanh; cứ mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
- Bài tập: 1 điểm 1.( 0,4 điểm ) Đáp án đúng A 2. ( 0,6 điểm ): Tìm đúng mỗi từ cho 0,3 điểm II. Tập làm văn: (5 điểm ) 1. Đảm bảo được các yêu cầu sau được 5 điểm: Viết được bài tả dòng sông có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng theo thể loại đã học. Độ dài viết khoảng 17 câu trở lên. * Yêu cầu chung: Viết được bài văn tả dòng sông quê em. Bài viết đúng thể loại văn miêu tả, viết đúng chính tả ,câu văn đúng ngữ pháp. Trong bài viết biết sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh ,biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Bài nhiều chi tiết, tả đúng trọng tâm, đúng thời điểm. Khi miêu tả cần kết hợp tả dòng sông với những tác động bên ngoài làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông và nêu những cảm nghĩ của bản thân với dòng sông ( nếu có ). * Yêu cầu cụ thể : * Mở bài :( 0,75 điểm ) Giới thiệu được dòng sông định tả theo yêu cầu của đề bài * Thân bài : ( 3,5 điểm ) -Tả đặc điểm nổi bật của dòng sông: Dòng sông lớn hay nhỏ, thẳng tắp hay quanh co, uốn khúc ? Nước sông như thế nào? - Cảnh vật hai bên dòng sông: Nhà ở, cây cối , cánh đồng, vườn tược có gì đáng chú ý ( hoặc yêu thích đối với em )? - Cảnh trên dòng sông: Có điểm gì nổi bật ( thuyền, bè đi lại quang cảnh vắng vẻ hay tấp nập? ) , ( gió, chim chóc trên cây, vẻ độc đáo của thiên nhiên ở dòng sông đó như thế nào? ) * Kết bài : ( 0,75 điểm )Nêu được cảm nghĩ của bản thân về dòng sông đó. ( hoặc bày tỏ thái độ của mình đối với dòng sông ) Lưu ý :- Học sinh có thể liên tưởng tới các thời điểm khác của dòng sông để tả. - Bài phải tập trung tả cảnh vật, không thiên về tả người hoặc hoạt động. - Bài làm của học sinh cần phải phân biệt rõdòng sông ở làng quê mình. 2. ( Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức độ :5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 ) B. Phần đọc hiểu ( 10 điểm ) I/ Đọc thành tiếng : (6 điểm ) (đọc bài tập đọc tuần 27 - 34) - GV gọi từng HS lên bảng bắt thăm bài đọc theo phiếu GV đã chuẩn bị . - Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát, bước đầu diễn cảm, đảm bảo tốc độ (5điểm) - Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung cho 1 điểm
- - Học sinh còn ấp úng thì tuỳ mức độ GV trừ điểm II. Bài tập ( 4 điểm ) Câu1. ( 0,5 điểm ). Đáp án A Câu 5. ( 0,5 điểm ). Đáp án B Câu 2. ( 0,5 điểm ). Đáp án A Câu 6. ( 0,5 điểm ). Đáp án B Câu 3. ( 0,5 điểm ). Đáp án C Câu 7. ( 0,5 điểm ). Đáp án A Câu 4. ( 0,5 điểm ). Đáp án B Câu 8. ( 0,5 điểm ) Đáp án B Ghi chú: Điểm trung bình của phần viết và phần đọc hiểu là điểm của môn Tiếng Việt.