Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 4 (Có đáp án)
2 Đọc hiểu (7 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cây rơm
Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.
Cây rơm giống như một túp lều không cửa nhưng với tuổi thỏ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.
Cây rơm giống như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.
Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.
Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.
Câu 1: Những chi tiết nào cho biết cây rơm rất đẹp?
A, Cây rơm đã cao và tròn nóc
B, Cây rơm giống như một túp lều không cửa
C, Cây rơm giống như mật cây nấm khổng lồ
D, Cả 3 ý trên
Câu 2: Bài đọc có mấy hình ảnh so sánh?
A, 1
B, 2
C, 3
Câu 3: Hình ảnh: “Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.” Có từ ngữ nào thể hiện phép nhân hóa?
A, Cây rơm
B, Dâng
C, Thịt mình
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 4 (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT VĨNH BẢỎ Đề khảo sát chất lượng học kì II TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP HÒA Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Điểm: Bằng chữ: . I.KIỂM TRA ĐỌC. 1: Đọc to (3 Điểm) - Đọc 5-7 bài thơ đễ nhớ ở HKI tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần học từ tuần 28 đến tuần 35 - Hình thức mỗi HS lên bốc thăm câu hỏi đọc một đoạn, hay bài HTL và trả lời 1 câu hổi theo nội dung bài học . - Trả lời 1 câu hỏi có nội dung đọc đúng : 1 điểm 2 Đọc hiểu (7 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Cây rơm Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra. Cây rơm giống như một túp lều không cửa nhưng với tuổi thỏ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đ ống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. Cây rơm giống như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà. Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của r ơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn. Câu 1: Những chi tiết nào cho biết cây rơm rất đẹp? A, Cây rơm đã cao và tròn nóc B, Cây rơm giống như một túp lều không cửa C, Cây rơm giống như mật cây nấm khổng lồ D, Cả 3 ý trên Câu 2: Bài đọc có mấy hình ảnh so sánh? A, 1
- B, 2 C, 3 Câu 3: Hình ảnh: “Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.” Có từ ngữ nào thể hiện phép nhân hóa? A, Cây rơm B, Dâng C, Thịt mình Câu 4: Cây rơm có những tác dụng nào ? A, Thức ăn cho trâu bò B, Để đun bếp C, Làm cảnh D, Cả A và B Câu 5: Câu văn nào là câu ghép? A, Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra. B, Cây rơm giống như một cây nấm khổng lồ không chân. C, Cây rơm giống như một túp lều không cửa nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào. Câu 6: a,Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ :dâng b, Đặt câu với một từ đồng nghĩa với từ “dâng” Câu 7: Cụm từ “ Vậy mà” trong câu có tác dụng gì ? II.KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả:
- - Bài tập: (1điểm) Câu 1. Khoanh vào chữ cái những từ viết sai chính tả A, chống vắng B chống đối C, dao dịch D, con dao Câu 2: Điền phụ âm thích hợp điền chỗ trống: ểnh mẹ bú dì. , ấu chàng hổ ai. 2. Tập làm văn (7 điểm) Đề bài: Em hãy tả lại một cây ăn quả đang mùa quả chín.
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KSCLCUỐI HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt 5 I ĐỌC (6 điểm) 1.Đọc to: Đọc rành mạch tương đối điênc cảm các văn bản, bước đầu đọc có biểu cảm đoạn văn đoạn thơ cho phù hợp ( 2điểm) Trả lời được đúng câu hỏi theo nội dung của từng bài cho 1 điểm. Tùy từng mức độ GV trừ điểm. 2 Đọc hiểu (7 điểm) Mỗi câu đúng cho 1 điểm Câu 1: 1điểm Đáp án D Câu 2: 1 điểm Đáp án B Câu 3: 1điểm Đáp án B Câu 4:1 điểm Đ áp án A,B Câu 5 :1 điểm Đáp án: C Câu 6 :1 điểm a, Đáp án: hiến, tặng b, 0,5điểm : Chị em hiến máu nhân đạo. Câu 7 :1 điểm - nối đoạn II VIẾT 1. Chính tả: Viết chính tả (2 điểm) Bài viết: Một vụ đắm tàu (TV tập 2 Trang 109) Đoạn viết: Từ “ T ừ đầu bệnh lao” Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.25đ - Bài tập(1điểm) Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm Câu 1, a,c (0,5đ) Câu 2, (0,5 điểm) Phụ âm cần điền : s ,x (0,5đ) 2. Tập làm văn(7 đ, ) - Mỗi bài văn viết đảm bảo đúng yêu cầu thể loại, có bố cục rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu sau cho (5 điểm) + Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả là cây gì? Để lại ấn tượng và tình cảm(1đ) + Thân bài: (6 điểm )
- Tả hình dáng cây, đặc điểm cây Tả những bộ phận riêng.,chú trọng bộ phận quả, màu sắc mùi vị Tả hoạt đông ngoại cảnh, con người, đối với cây + Kết bài: (1 đ )Nêu được cảm nghĩ và tình cảm của em đối với cây đó Tùy vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho theo các mức đ iểm sau: 7- 6,5- 6- 5,5- 5- 4.5- 4- 3.5- 3- 2.5- 2- 1.5- 1.