Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 6 (Có đáp án)
1. Đọc thành tiếng
- Giáo viên ghi tên các bài tập đọc tuần từ tuần 19 đến 34 vào phiếu để HS bốc thăm - đọc đoạn văn ( bài văn, bài thơ) trong SGK.
- Giáo viên hỏi câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc tương ứng với nội dung mà học sinh đọc.
2. Đọc hiểu
Tết làng
Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội. Mấy cây đào ngoài đền đã phất phơ những bông hoa màu hồng mỏng tang. Cây mận bố trồng kỉ niệm ngày tôi ra đời, hoa đã trắng muốt.
Lúa đã cấy kín đồng. Nước đã cấy đủ, ruộng nào cũng lấp lánh như gương. Lúa mới cấy, lá cây mạ bị cắt ngọn, còn cứng trưa có lá mềm vẫy gió. Trời trong, nhìn rõ ràng làng bên có những ngọn cau nhô hẳn lên. Mấy cái cầu ao bằng tre hoặc bằng thanh tà vẹt cũ lúc nào cũng đông. Người đãi đỗ. Người rửa lá dong. Người giặt chiếu. Có người còn làm lòng lợn khiến đàn cá rô non nhảy đớp mồi loạn xạ.Từ đầu đến cuối làng, tiếng gọi nhau í ới. Lợn kêu eng éc. Ai cũng vội. Hình như cái tết đang đuổi phía sau lưng.
Đọc thầm đoạn văn, dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Dấu hiệu nào cho biết Tết sắp đến, Xuân đã về ?
A. Cây đào, cây mận ra hoa. A. Lúa đã cấy kín cả đồng. 2. Các câu văn sau thuộc mẫu câu kể nào?
- Người đãi đỗ. Người rửa lá dong. Người giặt chiếu. Có người làm lòng lợn khiến đàn rô non nhảy đớp mồi loạn xạ.
A . Ai làm gì? B. Ai thế nào?
3, Không khí trong làng vào những ngày sắp tết như thế nào?
A. Làng tấp nập vui như hội .
B. Làng tập trung vào cấy.
4. Trong 2 câu sau, câu nào có từ “đầu ”mang nghĩa chuyển. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đó?
A. Đầu chú mèo tròn vo như trái bóng cao su.
B.Hai bên đầu cầu là hai cây phượng nở hoa đỏ rực.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 6 (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT VĨNH BẢỎ Đề khảo sát chất lượng học kì II TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP HÒA Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Điểm: Bằng chữ: . I.KIỂM TRA ĐỌC. 1. Đọc thành tiếng - Giáo viên ghi tên các bài tập đọc tuần từ tuần 19 đến 34 vào phiếu để HS bốc thăm - đọc đoạn văn ( bài văn, bài thơ) trong SGK. - Giáo viên hỏi câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc tương ứng với nội dung mà học sinh đọc. 2. Đọc hiểu Tết làng Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội. Mấy cây đào ngoài đền đã phất phơ những bông hoa màu hồng mỏng tang. Cây mận bố trồng kỉ niệm ngày tôi ra đời, hoa đã trắng muốt. Lúa đã cấy kín đồng. Nước đã cấy đủ, ruộng nào cũng lấp lánh như gương. Lúa mới cấy, lá cây mạ bị cắt ngọn, còn cứng trưa có lá mềm vẫy gió. Trời trong, nhìn rõ ràng làng bên có những ngọn cau nhô hẳn lên. Mấy cái cầu ao bằng tre hoặc bằng thanh tà vẹt cũ lúc nào cũng đông. Người đãi đỗ. Người rửa lá dong. Người giặt chiếu. Có người còn làm lòng lợn khiến đàn cá rô non nhảy đớp mồi loạn xạ.Từ đầu đến cuối làng, tiếng gọi nhau í ới. Lợn kêu eng éc. Ai cũng vội. Hình như cái tết đang đuổi phía sau lưng. Đọc thầm đoạn văn, dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng: 1. Dấu hiệu nào cho biết Tết sắp đến, Xuân đã về ? A. Cây đào, cây mận ra hoa. A. Lúa đã cấy kín cả đồng. 2. Các câu văn sau thuộc mẫu câu kể nào? - Người đãi đỗ. Người rửa lá dong. Người giặt chiếu. Có người làm lòng lợn khiến đàn rô non nhảy đớp mồi loạn xạ. A . Ai làm gì? B. Ai thế nào? 3, Không khí trong làng vào những ngày sắp tết như thế nào? A. Làng tấp nập vui như hội . B. Làng tập trung vào cấy.
- 4. Trong 2 câu sau, câu nào có từ “đầu ”mang nghĩa chuyển. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đó? A. Đầu chú mèo tròn vo như trái bóng cao su. B.Hai bên đầu cầu là hai cây phượng nở hoa đỏ rực. 5. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: - Trong giờ ra chơi, chúng em nô đùa vui vẻ. . 6.Tìm 3 từ ngữ chỉ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt nam . 7. Đặt một câu ghép có dùng dấu phẩy ngăn cách các vế câu . II.KIỂM TRA VIẾT 1, Chính tả 2, Bài tập:
- a, Chọn đáp án đúng A. Hi- rô- si- ma B. Xa xa cô C. Na- ga- xa- ki. b, Điền ch hay ch vào chỗ chấm: uyền thuyết uyền thống uyền cành 2. Tập làm văn: ( 7 điểm ) Đề bài: Hãy tả một bạn học của em.
- Đáp án và biểu điểm I. Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm )
- - Đọc to rõ ràng trôi chảy, biết nhấn giọng vào các từ ngữ cần diễn tả trong bài.đúng tốc độ. ( 2đ) - Trả lời được 1 câu hỏi : 1 điểm. Tuỳ các mức độ khác giáo viên cho điểm phù hợp. 2. Đọc hiểu: ( 7 điểm) 1.A. ( 1đ ) 2.A . Ai làm gì? ( 0,5 đ ) 3, A. ( 0,5 đ ) 4 B, ( 0,5 ) 5. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: ( 0,5 đ ) - Trong giờ ra chơi, chúng em / nô đùa vui vẻ. CN VN 7. 3 từ ngữ chỉ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt nam : nhân hậu, đảm đang, chăm chỉ. ( 0,5 đ ) 8. Đặt một câu có dùng dấu phẩy ngăn cách các vế câu ( 0,5 đ ) VD - Bạn An viết văn rất hay, Bạn Hoa giải toán rất nhanh. II. Kiểm tra viết 1. Chính tả( 2 điểm ) Quê hương Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò. Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng vàng óng, nắng chiếu sáng loà cửa biển . - Sai 1 lỗi trừ 0, 1 đ. Nếu lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm. 2, Bài tập: ( 1đ ) a, Chọn đáp án đúng: ( 0,5 đ ) A. Hi- rô- si- ma C. Na- ga- xa- ki. b, Điền ch hay ch vào chỗ chấm: ( 0,5 đ ) truyền thuyết truyền thống chuyền cành III. Tập làm văn ( 7 đ) 1. Mở bài ( 1đ ) Giới thiệu người bạn được tả. 2. Thân bài (5 đ ) a. Tả hình dáng ( 2,5 đ) b Tả tính tình ( thông qua hoạt động ) ( 2,5 đ ) 3. Kết bài ( 1 đ ) Nêu cảm nghĩ của em đối với người bạn đã tả. - Tuỳ mức độ bài viết giáo viên trừ điểm từ 0,25; 0,5; 0, 75; 1 đ
- * Chú ý : Khi chấm bài giáo viên cần căn cứ vào nội dung mà học sinh làm trong bài kiểm tra để chấm điểm cho chính xác, tránh áp đặt hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào đáp án.