Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 9 (Có đáp án)
II. Đọc thầm và làm bài tập :
Chồi biếc
Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở chào mùa xuân.
Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới chui từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hàng ngày được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đó chuyển sang màu xanh non. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ để đến tháng ba, khi nắng non chan hoà khắp đó đây, lá cây đó chuyển sang màu xanh nhạt; và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kỳ sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đó nảy ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung... rồi kết quả. Đến lúc này, lá cây chịu sự nghiệt ngã của thiên nhiên, trải qua nắng lửa, mưa dông, cứng cáp, dạn dày để che chở cho những chùm quả non mới lớn.
Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, màu vàng, màu còn úa đỏ trên mặt lá đó phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau.
Khoanh tròn chữ cái trước ý cho câu trả lời đúng nhất :
Câu 1 .Những từ ngữ nào đó được dùng để tả sức sống ,niềm vui của cây cối khi mùa xuân đến ?
- giăng giăng thả bụi ,ngủ đẫy giấc
- bừng tỉnh, hớn hở đón chào mùa xuân
- ngủ đẫy giấc, nhú chồi biếc
Câu 2. Những từ ngữ ,hình ảnh nào miêu tả cây cối trong mưa xuân ?
- nhiều chồi biếc
- ngủ một giấc đẫy
c) giăng giăng thả bụi êm đềm
- hớn hở đón chào mùa xuân
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 9 (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT VĨNH BẢỎ Đề khảo sát chất lượng học kì II TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP HÒA Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Điểm: Bằng chữ: . I.KIỂM TRA ĐỌC. I . Đọc thành tiếng : 6 điểm - Học sinh đọc một đoạn trong SGK TV4, TV5 (do gv chọn các bài đó học >. - Trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc II. Đọc thầm và làm bài tập : Chồi biếc Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở chào mùa xuân. Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới chui từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hàng ngày được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đó chuyển sang màu xanh non. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ để đến tháng ba, khi nắng non chan hoà khắp đó đây, lá cây đó chuyển sang màu xanh nhạt; và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kỳ sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đó nảy ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung rồi kết quả. Đến lúc này, lá cây chịu sự nghiệt ngã của thiên nhiên, trải qua nắng lửa, mưa dông, cứng cáp, dạn dày để che chở cho những chùm quả non mới lớn. Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, màu vàng, màu còn úa đỏ trên mặt lá đó phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau. Khoanh tròn chữ cái trước ý cho câu trả lời đúng nhất : Câu 1 .Những từ ngữ nào đó được dùng để tả sức sống ,niềm vui của cây cối khi mùa xuân đến ?
- a) giăng giăng thả bụi ,ngủ đẫy giấc b) bừng tỉnh, hớn hở đón chào mùa xuân c) ngủ đẫy giấc, nhú chồi biếc Câu 2. Những từ ngữ ,hình ảnh nào miêu tả cây cối trong mưa xuân ? a) nhiều chồi biếc b) ngủ một giấc đẫy c) giăng giăng thả bụi êm đềm d) hớn hở đón chào mùa xuân Cõu 3. Khi mới nứt nanh, chồi cây có màu như thế nào ? a) có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng b) giống bàn tay em bé ,vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ c) cứng cáp, dạn dày che chở cho những chùm quả non mới lớn d) những lá non mới chui từ lòng mẹ yếu ớt, mềm mại, non tơ, ngơ ngác Câu 4. Bài văn tả cảnh gì ? a) Tả chồi biếc vào mùa xuân. b) Tả sự phát triển của chồi cây suốt bốn mùa . c) Tả lá cây ở thời kì sung sức nhất . Câu 5.Chủ ngữ trong câu: “Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở chào mùa xuân.” là : a) Những hạt mưa đủ để cho cây cối b) Những hạt mưa . Câu 6: Câu:“Từ những nách lá đó nảy ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung rồi kết quả.” Có sử dụng nghệ thuật nào ? a) nhân hoá b) so sánh Câu 7 : Câu : “Từ những nách lỏ đó nảy ra những chựm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung rồi kết quả.” Có mấy tính từ ? a) 1 tính từ b) 2 tính từ c) 3 tính từ II.KIỂM TRA VIẾT 1.Chính tả: ( 2đ)
- 2. Bài tập (1đ ) Bài 1 (0,5đ) .Khoanh vào chữ cái trước dũng cỏc từ đều viết đúng chính tả . A . Xem xiếc, lực sĩ, xút bóng, sấm sét, chiêng trống, đèn pin, bàng hoàng . B . Đường lối, lập lòe, bập bùng, sung túc, nao núng, xum xuê, cái kẻng, rước đèn . C . Lưu loát, ngoằn ngoèo, khấp khểnh, trục trặc, tham lam, rêu rao, loanh quanh Bài 2 (0,5đ). Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau : - ứt ẻ ân chim . - Lên thác uống ềnh . - Cá mè ột ứa . - Lá ụng về cội . 2/ Tập làm văn: ( 7 đ) Quê hương em có nhiều cảnh đẹp . Hãy tả dòng sông quê em vào buổi sáng
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng : (3 điểm ) - GV gọi từng HS lên bảng bắt thăm bài đọc theo phiếu GV đó chuẩn bị . - Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát, bước đầu diễn cảm, đảm bảo tốc độ (2điểm) - Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung cho 1 điểm 2. Đọc hiểu: (7 điểm ) Đúng mỗi câu được 1 điểm Câu1. B Câu 5. B Câu 2. D Câu 6. B Câu 3. A Câu 7. C Câu 4. A II.KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (nghe- viết): (3 điểm) * Giáo viên đọc cho hs viết trong 15 phút Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ ( Tiếng việt 5 trang 102 ) ( Viết từ đầu đến nhọn hoắt. ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn. (2 điểm) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh, viết hoa không đúng quy định trừ 0,2 điểm; các lỗi trùng nhau trừ điểm 1 lần). 2 Bài tập: (1 điểm) Bài 1. Đáp án : C Bài 2
- - Nứt nẻ chân chim . - Lên thác xuống ghềnh . - Cá mè một lứa . - Lá rụng về cội . 3 Tập làm văn (7 đ) - Viết được bài văn tả dòng sông đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo yêu cầu đó học . - Viết câu có hình ảnh; đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch. - lời lẽ trong đoạn văn giản gị biết dùng từ đặt câu chuẩn xác biết sử dụng một số hỡnh ảnh so sánh khi miêu tả. * Tùy theo mức độ đạt được để cho điểm : 0,5 - 1 - 1,5 - 2 - 2,5 - 3 - 3,5 - 4 - 4,5 - 5 - 6 - 6,5 - 7