Đề khảo sát chất lượng tháng 12 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2
Phần I. Kiểm tra đọc hiểu +LTVC
HƯƠNG LÀNG
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !
(Theo Băng Sơn)
Viết vào giấy kiểm tra đáp án đúng :
Câu 1. Trong bài đọc, tác giả thấy điều gì trong làng?
a. Những vườn hoa rự rỡ trong ánh bình minh.
b. Những người nông dân vác cuốc, dắt trâu ra đường.
c. Những làn hương quen thuộc của dất quê.
d. Những đồng lúa xanh mát.
Câu 2. Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu?
a. Do mùi thơm của nguyên liệu tạo mùi khác nhau.
b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
c. Do mùi thơm của nước hoa.
d. Do mùi thơm của những vườn hoa.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_thang_12_mon_tieng_viet_toan_lop_5_na.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng tháng 12 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2
- PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 12 TRƯỜNG TH TAM HỒNG 2 NĂM HỌC: 2023-2024 Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT-LỚP 5 Lớp: Thời gian: 40 phút Đề thi gồm 2 trang ( Học sinh làm bài vào tờ giấy thi) Phần I. Kiểm tra đọc hiểu +LTVC HƯƠNG LÀNG Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé ! (Theo Băng Sơn) Viết vào giấy kiểm tra đáp án đúng : Câu 1. Trong bài đọc, tác giả thấy điều gì trong làng? a. Những vườn hoa rự rỡ trong ánh bình minh. b. Những người nông dân vác cuốc, dắt trâu ra đường. c. Những làn hương quen thuộc của dất quê. d. Những đồng lúa xanh mát. Câu 2. Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu? a. Do mùi thơm của nguyên liệu tạo mùi khác nhau. b. Do mùi thơm của cây lá trong làng. c. Do mùi thơm của nước hoa. d. Do mùi thơm của những vườn hoa. Câu 3. Trong câu: " Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất". Từ đó chỉ cái gì ?
- a. Đất quê b. Những bông lúa c. Làng d. Làng hương quen thuộc của đất quê Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm "mộc mạc chân chất" ? a. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa. b. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền. c. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê. d. Vì những mùi thơm đó gắn bó với tuổi thơ của tác giải. Câu 5. Những hương thơm nào giống hương thơm từ cơm gạo mới a. Hoa thiên lí, hương cốm, hương lúa b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau c. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh d. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ Câu 6. Chủ ngữ trong câu: " Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng." Là a. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt b. Hương từ đây cứ c. Hương từ đây d. Hương Câu 7. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. Tính từ c. Động từ d. Đại từ Câu 8. Từ đánh trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? a. Các bạn không nên đánh nhau b. Khi nào cô ấy sang mẹ phải đánh tiếng để con biết nhé c. Bác nông dân đánh trâu ra d. Sáng nào bố cũng đánh thức em dậy tập thể đồng. dục. Câu 9. Cặp từ trái nghĩa nào đưới đây được dùng để chỉ trạng thái? a. vạm vỡ - gầy gò b. thật thà- gian sảo c. hèn nhát- dũng cảm d. sung sướng - đa khổ Câu 10. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm? a. bàn bạc / bàn cãi b. bàn chân / bàn tay c. bàn tay / bàn học d. bàn chân / bàn công việc II. Tự luận Câu 1. Trong câu văn: " Trên cái đất phập phều và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với cơn thịnh nộ của trời." a. Tìm các quan hệ từ có trong câu. b. Đặt câu với 1 trong các quan hệ từ em tìm được ở phần a. Câu 2. Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ: xuân a. Mùa đầu tiên của một năm. b. Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ. Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ( nếu có) trong câu văn sau. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Câu 4. Hãy viết đoạn khoảng 10 đến 15 dòng tả một người mà em yêu quý.
- PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 12 TRƯỜNG TH TAM HỒNG 2 NĂM HỌC: 2023-2024 Họ và tên: Môn: TOÁN-LỚP 5 Lớp: Thời gian: 40 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoạc ghi đáp số vào chỗ chấm Câu 1: Trong các số thập phân dưới đây, chữ số 5 của số thập phân nào chỉ hàng phần trăm: A. 523,41 B. 432,15 C. 135,42 D. 353,21 Câu 2:a) Số thập phân gồm: chín đơn vị, sáu mươi tám phần trăm viết là: A. 9,68 B. 9,86 C. 9,068 D. 9,680 b) Số 25,365 đọc là A. Hai năm phẩy ba sáu năm C. Hai mươi lăm phẩy ba trăm sáu mươi lăm B. Hai mươi lăm phẩy ba trăm sáu mươi D. Hai lăm phẩy ba sáu lăm lăm Câu 3. Giá trị của biểu thức 2,03 + 4,5 × 0,2 là: A. 1,036 B. 11,03 C. 2,93 D.92,03 Câu 4. Số dư trong phép chia 12,3 : 2,3( Thương lấy đến hai chữ số phần thập phân) là A. 18 B. 1,8 C. 0,18 D. 0,018 Câu 5. Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: 35 m26 dm2 = m2 A. 35,06 B. 35,6 C. 356 D. 3,56 Câu 6. a) Khối lớp 5 có 60 học sinh trong đó có 24 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả khối A. 20% B. 40% C. 30% D. 50% b) Một người bỏ ra 800 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó lãi được 20%. Số tiền lãi là: A. 100 000 đồng B. 40 000 đồng C. 160 000 đồng D. 960 000 đồng Câu 7. Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng bằng nửa chiều dài. Diện tích khu vườn là: A. 18km2 B. 18 ha C. 18dam2 D. 180m2 Câu 8: Theo quy luật của các nhóm số sau: 1 (2) 50; 2 (2) 25; 5 (10 ) 2 Hãy điền số thích hợp thay cho dấu ? trong nhóm: 10 ( ? ) 10. Trả lời: số thích hợp thay cho dấu ? là . Phần II. Tự luận (7 điểm) 1. Đặt tính rồi tính a) 17,56 + 347,3 b) 516,4 - 350,68 c) 25,04 × 3,5 d) 483 : 4,2
- Câu 2: Một vận động viên xe đạp đi trong 2,5 giờ được 80km. Hỏi cứ đi như thế trong 4 giờ vận động viên đó đi được bao nhiêu ki lô mét. 5 Câu 3. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 36m, chiều rộng bằng chiều 6 dài. Người ta dành 15% diện tích mảnh đất đó để làm nhà. a) Tính diện tích mảnh đất. b) Tính diện tích phần đất làm nhà. Câu 4. a. Tìm x biết: b) Tính nhanh x : 0,25 + x × 11 = 60 2,3 : 0,2 + 2,3 : 0,5 + 2,3 × 3