Đề khảo sát tháng 4 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Văn Tiến

Đọc thầm và hoàn thành bài tập:

TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM

Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!

Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ…

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì?

A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn

C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê

Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ?

A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay.

B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”.

C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”.

Câu 3: Câu: "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tố" thuộc kiểu câu nào đã học?

A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì?

docx 2 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1960
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát tháng 4 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Văn Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_thang_4_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023_t.docx

Nội dung text: Đề khảo sát tháng 4 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Văn Tiến

  1. PGD & ĐT YÊN LẠC ĐỀ KHẢO SÁT THÁNG 4 TRƯỜNG TH VĂN TIẾN Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên: NĂM HỌC: 2022-2023 Lớp: Điểm Lời phê của cô giáo Đọc thầm và hoàn thành bài tập: TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng. Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì? A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ? A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”. C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”. Câu 3: Câu: "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tố" thuộc kiểu câu nào đã học? A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì? Câu 4: Chủ ngữ trong câu “Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi.” là: A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên B. Những trò nghịch ngợm C. Tuổi thơ qua đi Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm? A. Rất nhớ B. Rất yêu thích C. Cả a và b đều đúng Câu 6: Từ “ nghịch ngợm” thuộc từ loại: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 7: “Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng”. Gạch chân cặp từ trái nghĩa trong câu trên. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 8: a. “Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra”. Tìm từ đồng
  2. nghĩa với từ “ khoét”: b. Tìm 1 từ đồng nghĩa với hạnh phúc: Đặt câu với từ tìm được: Câu 9: a. Cho các từ “Giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, nhân đạo, con nít, nhân từ” xếp vào các nhóm: Tổ quốc Trẻ em Nhân hậu b. Dấu phẩy trong câu “ Anh bắt đầu nói khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” Câu 10: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu: a) Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, tụi nó treo lủng lẳng vào cửa lớp, khi học tối. . b) Tuổi thơ qua đi, tôi vào bộ đội, tôi được ra canh giữ Trường Sa thân yêu. Câu 11: Viết đoạn văn miêu tả hình dáng, tính tình người thầy (cô) đã dạy em.