Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Văn Tiến

Phần 1. Đọc thầm bài sau:

Hoa sữa

Hoa sữa thơm về đêm.

Dáng hoa li ti lăn tăn. Sắc hoa dìu dịu như tên hoa. Hương hoa say ngây ngất. Ai có dịp đi giữa hai hàng cây hoa sữa, sẽ có cảm giác như mình đang lội giữa dòng sông thơm trôi êm ả.

Quyện lấy không khí, hương hoa lúc đậm lúc thoang thoảng như rớt từ trên cành cao xuống, như trôi không trung rồi hòa tan trong bóng đêm. Cảm giác ấy chỉ thấy được trong khung cảnh yên tĩnh, chỉ có mình với hoa.

Em bâng khuâng – hoa sữa ban ngày đi đâu ấy nhỉ?

Hoa sữa thì thầm: “Mình vẫn ở trên cành cùng vòm lá. Mình vẫn tỏa hương. Nhưng vì lúc ồn ào náo nhiệt trên đường, hàng cây đã xua đẩy hương hoa của mình bay lên khắp nắng và gió, không làm cho hương hoa thơm lan tỏa, êm trôi được”.

Không ai nhìn thấy hương hoa. Nhưng nghe hương hoa đi đến rất nhẹ.

Có phải hoa sữa không thích nô đùa?

Khi nô đùa thì không nghe rõ âm thanh, tiếng động, mắt không nhìn rõ những màu sắc, hình ảnh, quang cảnh xung quanh và ngay bên cạnh.

(Theo Phong Thu)

Dựa vào bài đọc trên em hãy viết vào tờ giấy thi chữ cái (A, B, C ) trước câu trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:

Câu 1. Mùi thơm của hoa sữa rõ nhất vào lúc nào?

A- Buổi sáng B- Buổi trưa C- Buổi tối

Câu 2. Dòng nào dưới đây không trực tiếp mô tả hương hoa sữa?

A- Hai hàng cây hoa sữa tạo ra một dòng sông thơm trôi êm ả.

B- Cảm giác về hương thơm chỉ có được trong khung cảnh yên tĩnh, chỉ có mình với hoa.

C- Hương hoa lúc đậm lúc thoang thoảng như ai đó rót từ trên cao xuống.

doc 4 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Văn Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Văn Tiến

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Thời gian làm bài: 40 phút ( không kể thời gian giao đề) Phần 1. Đọc thầm bài sau: Hoa sữa Hoa sữa thơm về đêm. Dáng hoa li ti lăn tăn. Sắc hoa dìu dịu như tên hoa. Hương hoa say ngây ngất. Ai có dịp đi giữa hai hàng cây hoa sữa, sẽ có cảm giác như mình đang lội giữa dòng sông thơm trôi êm ả. Quyện lấy không khí, hương hoa lúc đậm lúc thoang thoảng như rớt từ trên cành cao xuống, như trôi không trung rồi hòa tan trong bóng đêm. Cảm giác ấy chỉ thấy được trong khung cảnh yên tĩnh, chỉ có mình với hoa. Em bâng khuâng – hoa sữa ban ngày đi đâu ấy nhỉ? Hoa sữa thì thầm: “Mình vẫn ở trên cành cùng vòm lá. Mình vẫn tỏa hương. Nhưng vì lúc ồn ào náo nhiệt trên đường, hàng cây đã xua đẩy hương hoa của mình bay lên khắp nắng và gió, không làm cho hương hoa thơm lan tỏa, êm trôi được”. Không ai nhìn thấy hương hoa. Nhưng nghe hương hoa đi đến rất nhẹ. Có phải hoa sữa không thích nô đùa? Khi nô đùa thì không nghe rõ âm thanh, tiếng động, mắt không nhìn rõ những màu sắc, hình ảnh, quang cảnh xung quanh và ngay bên cạnh. (Theo Phong Thu) Dựa vào bài đọc trên em hãy viết vào tờ giấy thi chữ cái (A, B, C ) trước câu trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây: Câu 1. Mùi thơm của hoa sữa rõ nhất vào lúc nào? A- Buổi sáng B- Buổi trưa C- Buổi tối Câu 2. Dòng nào dưới đây không trực tiếp mô tả hương hoa sữa? A- Hai hàng cây hoa sữa tạo ra một dòng sông thơm trôi êm ả. B- Cảm giác về hương thơm chỉ có được trong khung cảnh yên tĩnh, chỉ có mình với hoa. C- Hương hoa lúc đậm lúc thoang thoảng như ai đó rót từ trên cao xuống. Câu 3. Vì sao ban ngày không thấy mùi hương hoa sữa? A- Vì ban ngày mọi người đi làm không ai để ý đến mùi hương. B- Vì hoa sữa chỉ tỏa hương vào ban đêm, ban ngày hoa tàn không có hương. C- Vì sự ồn ào, náo nhiệt của ban ngày đã xua đẩy hương hoa bay đi. Câu 4. Câu văn cuối bài nhằm nói lên điều gì? A- Vô tâm thì không thể cảm nhận được những vẻ đẹp xung quanh ta. B- Mùi hương hoa sữa không dành cho những ai thích nô đùa ồn ào náo nhiệt. C- Khi nô đùa thì sẽ làm cho người khác không nghe rõ âm thanh, tiếng động. Câu 5. Dấu phẩy trong câu văn sau được sử dụng với tác dụng gì? "Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng".
  2. A. ngăn cách các bộ phận cùng chức năng trong câu B. ngăn cách các vế trong câu ghép. C. ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 6. Từ nào sau đây mang tiếng "truyền" có nghĩa là "trao lại cho người khác"? A. truyền hình. B. truyền nghề C. truyền nhiễm Câu 7. Hai câu “Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ B. Bằng cách thay thế từ ngữ C. Bằng cả hai cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ Phần 2. Tự luận: Câu 8. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây: a) Hôm nay, tất cả học sinh khối năm làm bài khảo sát môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh. b) Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. c. Tác dụng của dấu phẩy trong 2 câu trên: a. b. Câu 9. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các từ in đậm của đoạn văn dưới đây: Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. Câu 10. Chết đuối bám cọc, bụi bám đầy quần áo, bé bám mẹ Từ bám trong 3 ví dụ trên là từ gì ( đồng nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa, trái nghĩa)?
  3. Câu 11. Mùa xuân xinh đẹp đã về. Hãy viết một đoạn văn (10 - 12 câu) tả cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân.