Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không ?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ !
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt bên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá !”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ !
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH
(Văn Phác ghi)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6
Câu 1: (0,5điểm) TNKQMĐ1.
Công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng là công việc gì?
A. Rải truyền đơn.
B. Làm liên lạc.
C. Đi tuyên truyền.
D. Đi bán cá.
Câu 2: (0,5điểm) TNKQMĐ1.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên chị Út thấy trong người thế nào?
A. Chị thấy tự hào, vui sướng.
B. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm.
C. Chị thấy sợ hãi, lo lắng.
D. Chị thấy rất bình thường.
Câu 3: (0,5điểm) TNKQMĐ1.
Câu "Út có dám rải truyền đơn không?" thuộc lại câu gì?
A. Câu hỏi.
B. Câu cảm.
C. Câu cầu khiến.
D. Câu ghép.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)
- UBND HUYỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, kĩ Số câu, năng số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết Số câu 2 2 1 1 4 2 có ý nghĩa trong bài đọc. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong các văn bản. Câu số 1,2 4,5 7 10 - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi Số tiết trong bài bằng suy 1 1 1 1 2 2 luận trực tiếp hoặc rút điểm ra thông tin từ bài đọc. 2. Kiến thức Tiếng Việt: Số câu 1 1 2 2 2 - Nhận biết các câu; xác định bộ phận trạng ngữ, cụm chủ ngữ, vị Câu số 3 6 8.9 ngữ; các dấu câu. - Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ vật. Số 0.5 0.5 2,0 1 2 điểm Số câu 3 3 3 1 6 4 Tổng Số 1,5 1,5 3,0 1,0 3,0 4,0 điểm
- UBND HUYỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Thời gian: 70 phút A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không ? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt bên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá !” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh ! Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH (Văn Phác ghi) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6 Câu 1: (0,5điểm) TNKQMĐ1. Công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng là công việc gì? A. Rải truyền đơn. C. Đi tuyên truyền. B. Làm liên lạc. D. Đi bán cá.
- Câu 2: (0,5điểm) TNKQMĐ1. Nhận công việc vinh dự đầu tiên chị Út thấy trong người thế nào? A. Chị thấy tự hào, vui sướng. C. Chị thấy sợ hãi, lo lắng. B. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm. D. Chị thấy rất bình thường. Câu 3: (0,5điểm) TNKQMĐ1. Câu "Út có dám rải truyền đơn không?" thuộc lại câu gì? A. Câu hỏi. C. Câu cầu khiến. B. Câu cảm. D. Câu ghép. Câu 4: 0,5điểm) TNKQMĐ2. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn? A. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn để dưới rổ cá vừa đi vừa rải. B. Một tay bê rổ cá, một tay cẩm bó chuyền đơn vừa đi vừa rải. C. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần vừa đi vừa rải. D. Tay bê rổ truyền đơn vừa đi vừa rải theo hai bên đường. Câu 5: (0,5điểm) TNKQMĐ2. Theo em vì sao chị Út muốn được thoát li? A. Chị muốn thoát li vì không muốn ở nhà làm những công việc vất vả mà chẳng đủ ăn. B. Vì Chị căm thù giặc và bè lũ tay sai bán nước, hại dân bóc lột và giết hại dân lành. C. Vì ước mơ của Chị muốn chở thành một chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch. D. Vì Chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng. Câu 6: (0,5điểm) TNKQMĐ2. Dấu phẩy trong câu “ Tối ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn ” có tác dụng gì ? A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. B. Ngăn cách các cụm từ cùng làm vị ngữ. C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ. D. Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ. Câu 7: (1điểm ) TLMĐ3 Nội dung chính của văn bản trên nói lên điều gì? Ghi lại nội dung đó. Câu 8: (1điểm ) TLMĐ3. Tìm và ghi lại thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong câu sau: "Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba" Thành phần trạng ngữ: Thành phần chủ ngữ: Câu 9: (1điểm ) TLMĐ3 Đặt một câu trái nghĩa với từ "hoàn thành" Câu 10: (1điểm ) TLMĐ4
- Qua nội dung bài văn "Công việc đầu tiên" em rút ra được bài học gì cho bản thân mình trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ta? B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn: (10 điểm) I. Chính tả (nghe - viết), (4điểm) Hộp thư mật Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại. Hữu Mai II. Tập làm văn (6 điểm) Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất.
- UBND HUYỆN . TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt ( 10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) 1. Đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: Đọc to, rõ ràng rành mạch, lưu loát, đọc diễn cảm, không sai lỗi chính tả. Trả lời được câu hỏi liên qua đến nội dung đoạn đọc. Tuỳ theo mức độ đọc để cho điểm các mức: 3 điểm; 2,5điểm; 2điểm; 1,5điểm; 1điểm; 0,5điểm. II . Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1: (0,5điểm) A. Rải truyền đơn Câu 2: (0,5điểm) B. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm. Câu 3: (0,5điểm) A. Câu hỏi. Câu 4: 0,5điểm) A. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn để dưới rổ cá vừa đi vừa rải. Câu 5: (0,5điểm) D. Vì Chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng. Câu 6: (0,5điểm) B. Ngăn cách các cụm từ cùng làm vị ngữ. Câu 7: (1điểm ) Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. Câu 8: (1điểm ) Thành phần trạng ngữ: Về đến nhà, Thành phần chủ ngữ: tôi Câu 9: (1điểm ) Bạn Hiếu chưa hoàn thành công việc thầy giao. Lớp 5A chưa hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Trong giờ thủ công, tổ hai chưa hoàn thành sản phẩm lắp ghép chiếc xe cẩn cẩu. Câu 10: (1điểm ) Là phải cố gắng rèn luyện trong học tập, tham gia nhiệt tình các phong trào và hoạt động tập thể để chở thành một người có ích cho xã hội lớn lên xây dựng nước nhà.
- B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn ( 10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết), (4 điểm), (20 phút) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiều chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: (4 điểm). - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 4 điểm - Mắc từ 6 đến 8 lỗi trừ 0,5 điểm; 9 đến 10 lỗi trừ 1 điển; ( Tùy theo mức độ mắc lỗi của HS để chấm theo các mức 3,5 điểm; 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm: II. Viết bài văn (6 điểm) (30 phút) - Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài đủ các phần ( Mở bài, thân bài, kết bài ). Viết được bài văn ngắn. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả - Chữ viết ro ràng, trình bày sạch sẽ - Đảm bảo các yêu cầu cơ bản trên được: (6 điểm) - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5, 4,5, 4, 3,5, 3; 2,5; 2, 1,5; 1; 0,5.
- HỌC SINH BỐC THĂM VÀ ĐỌC MỘT TRONG CÁC ĐỀ DƯỚI ĐÂY Thăm số 1 Bài: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của một đồn điền nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng, trong đó có đồn điền Chi Nê ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Với lòng nhiệt thành yêu nước ngay từ trước Cách mạng, ông Thiện đã có những trợ giúp to lớn về tài chính cho tổ chức. Năm 1943 thông qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ông gửi ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. Số tiền này làm người giữ tay hòm “chìa khóa” của Đảng không khỏi súc động, bởi lúc bấy giờ, ngân quỹ của Đảng chỉ có 24 đồng. Câu hỏi: Ông Đỗ Đình Thiện đã ủng hộ cho quỹ Đảng bao nhiêu tiền? Thăm số 2 Bài: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN Nhụ nghe bố nói với ông: - Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra. - Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng. - Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy. Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo: - Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như tỏa ra hơi muối. Câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? Thăm số 3 Bài: HỘP THƯ MẬT Hai Long phóng xe về Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bẵng những vật gợi ra hình cữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc hai Long đã đáp lại. Anh dừng xe trước một cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau cây số. Câu hỏi: Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào? Thăm số 4 Bài: NGHĨA THẦY TRÒ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấyhọc trò cũ từ
- xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Câu hỏi: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? Thăm số 5 Bài: MỘT VỤ ĐẮM TÀU Trên chiếc tàu thủy rời cảng Li-vơ-pun hôm áy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cô bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng. Câu hỏi: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta? Thăm số 6 Bài: ÚT VỊNH Tháng trước, trường Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa Câu hỏi: Út Vịnh đã lam gì để thực hiện hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? Thăm số 7 Bài: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh ngỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo: - Ta sẽ khắc trên miễng gỗ một cái chữ. Con sẽ học nhận mặt tững chữ, rồi ghép các chữ ấy thành tiếng. Từ hôm đó, lúc nào túi ông cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà học được. Câu hỏi: Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? Thăm số 8 Bài: PHÂN XỬ TÀI TÌNH Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng. Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:
- - Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình. Câu hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì? Thăm số 9 Bài: PHÂN XỬ TÀI TÌNH - Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm. Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo: - Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa. Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội. Câu hỏi: Quan án đã dùng những biện pháp gì để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? Thăm số 10 Bài: TRANH LÀNG HỒ Từ những ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lẫn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui Câu hỏi: Hãy kể một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?