Đề kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học 1 Thị Trấn Mỏ Cày - Đề số 3 (Có đáp án)
Câu 1: (1 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Vật nào sau đây không phải là chất đốt?
A. Than. B. Pin C. Củi. D. Xăng
Câu 2: (1 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu gọi là:
A. Dung dịch. B. Sự chuyển thể.
C. Hỗn hợp. D. Sự biến đổi hóa học.
Câu 3: (1 điểm) Viết chữ Đ vào ô vuông trước ý đúng, chữ S vào ô vuông trước ý sai.
c) Các chất đốt khi cháy sinh ra khí các-bô-níc và nhiều khí khác làm ô nhiễm môi trường.
Câu 4: (2 điểm) Điền các từ/cụm từ sau: đực và cái, trứng, sự thụ tinh, tinh trùng, cơ thể mới vào chỗ chấm (...) cho phù hợp:
- Đa số các loài vật chia thành hai giống:............................ Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra................................. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra......................
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là.......................................
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_lop_5_nam_hoc_2023_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học 1 Thị Trấn Mỏ Cày - Đề số 3 (Có đáp án)
- Trường Tiểu học 1 Thị Trấn Mỏ Cày Thứ ngày tháng năm 2024 4 Lớp: 5 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ & tên HS: Môn: Khoa học Năm học: 2023-2024 Thời gian làm bài: 40 phút (Dành cho HS khuyết tật) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Câu 1: (1 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: Vật nào sau đây không phải là chất đốt? A. Than. B. Pin C. Củi. D. Xăng Câu 2: (1 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu gọi là: A. Dung dịch. B. Sự chuyển thể. C. Hỗn hợp. D. Sự biến đổi hóa học. Câu 3: (1 điểm) Viết chữ Đ vào ô vuông trước ý đúng, chữ S vào ô vuông trước ý sai. a) Than đá, dầu mỏ là các nguồn năng lượng vô tận. Vì vậy con người có thể khai thác chúng ồ ạt mà không sợ cạn kiệt. b) Năng lượng nước chảy làm quay tua-bin của các máy phát điện ở nhà máy thủy điện. c) Các chất đốt khi cháy sinh ra khí các-bô-níc và nhiều khí khác làm ô nhiễm môi trường. d) Để sản xuất ra muối từ nước biển người ta sử dụng phương pháp chưng cất. Câu 4: (2 điểm) Điền các từ/cụm từ sau: đực và cái, trứng, sự thụ tinh, tinh trùng, cơ thể mới vào chỗ chấm ( ) cho phù hợp: - Đa số các loài vật chia thành hai giống: Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra - Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là Câu 5: (2 điểm) Điền các từ sau: của cải, khai thác, cộng đồng, tự nhiên vào chỗ chấm ( ) cho phù hợp: Tài nguyên thiên nhiên là những có sẵn trong môi trường Con người , sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và
- Câu 6: (1 điểm) Đánh dấu X cột dưới đây cho phù hợp. Các hiện tượng Biến đổi lí học Biến đổi hóa học Cho vôi sống vào nước Xi măng trộn với cát Xi măng trộn với cát và nước Xé giấy thành những mảnh vụn Câu 7: (2 điểm) Em hãy nêu một số việc nên làm để bảo đảm an toàn, tránh tai nạn do điện gây ra?
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: KHOA HỌC– LỚP 5/4 NĂM HỌC 2023 – 2024 Câu 1: Khoanh vào B; Câu 2: khoanh vào C; Câu 3: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm a b c d Câu 3 S Đ Đ S Câu 4. (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Thứ tự điền là: đực và cái, tinh trùng, trứng, sự thụ tinh. Câu 5. (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Thứ tự điền là: của cải, tự nhiên, khai thác, cộng đồng. Câu 6. (1 điểm) Các hiện tượng Biến đổi lí học Biến đổi hóa học Cho vôi sống vào nước x Xi măng trộn với cát x Xi măng trộn với cát và nước x Xé giấy thành những mảnh vụn X Câu 7. HS nêu đúng hai ý trở lên được 2 điểm, đúng 1 ý được 1 điểm. Một số việc nên làm để bảo đảm an toàn, tránh tai nạn do điện gây ra? - Không phơi quần áo trên dây điện. - Không trú mưa dưới trạm điện. - Không chơi thả diều dưới đường dây điện. * Lưu ý: Nếu học sinh trình bày dơ, tẩy xóa nhiều, sai chính tả, toàn bài trừ 1 điểm