Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường TH–THCS Thanh Minh (Có đáp án)

A. Đọc hiểu (4 điểm) - Thời gian làm bài 25 phút

Đọc thầm bài văn sau

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy lúc thì như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ , và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vòa trong nhà , in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.

Ôi, khung cửa sổ nhỏ ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “ Ngày xửa, ngày xưa…”

Theo Nguyễn Quỳnh

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Viết vào giấy kiểm tra chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: (0,5 điểm) Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ?

a, Một bức tranh giàu màu sắc. b, Một trang sách hay. c, Cả 2 ý trên

Câu 2: (0,5 điểm) Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh âm thanh nào ?

A. Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.

B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, nhưng cành cây vật vã trong gió.

C. Nắng như đổ lửa, trâu năm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi.

Câu 3. (0,5 điểm) Hà thích làm điều gì bên cửa sổ ?

A. Ngắm nhìn bầu trời không chán.

B. Ngửi hương thơm của trái cây.

C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích

Câu 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trẻ em?

A. thanh niên B. trẻ thơ C. tuổi xuân

Câu 5. (0,5 điểm) Cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu văn sau là:

“…..nhà xa…..Nam luôn đến lớp đúng giờ.”

A. Tuy…nhưng B. Nhờ…..mà C. Do …..nên

docx 8 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường TH–THCS Thanh Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường TH–THCS Thanh Minh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH-THCS THANH MINH NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn Tiếng Việt - Lớp 5 ĐỀ CHÍNH THỨC (Phần đọc) Mã đề số 01 (Có 02 trang) ĐỀ BÀI A. Đọc hiểu (4 điểm) - Thời gian làm bài 25 phút Đọc thầm bài văn sau BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy lúc thì như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ , và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vòa trong nhà , in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Ôi, khung cửa sổ nhỏ ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “ Ngày xửa, ngày xưa ” Theo Nguyễn Quỳnh PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Viết vào giấy kiểm tra chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1: (0,5 điểm) Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ? a, Một bức tranh giàu màu sắc. b, Một trang sách hay. c, Cả 2 ý trên Câu 2: (0,5 điểm) Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh âm thanh nào ?
  2. A. Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, nhưng cành cây vật vã trong gió. C. Nắng như đổ lửa, trâu năm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi. Câu 3. (0,5 điểm) Hà thích làm điều gì bên cửa sổ ? A. Ngắm nhìn bầu trời không chán. B. Ngửi hương thơm của trái cây. C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích Câu 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trẻ em? A. thanh niên B. trẻ thơ C. tuổi xuân Câu 5. (0,5 điểm) Cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu văn sau là: “ nhà xa Nam luôn đến lớp đúng giờ.” A. Tuy nhưng B. Nhờ mà C. Do nên Câu 6: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu B. Ngăn cách trạng ngữ với cụm chủ vị. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. PHẦN 2: TỰ LUẬN (1 điểm) - Trình bày vào giấy kiểm tra Câu1. (0,5 điểm) Em có suy nghĩ gì về bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Ngoài kia, biển lung linh, xanh biếc, chao lượn dưới ánh mặt trời những chú chim hải âu. B. Đọc thành tiếng (1 điểm) Bốc thăm và đọc nội dung bài theo phiếu
  3. PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH-THCS THANH MINH NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn Tiếng Việt - Lớp 5 ĐỀ CHÍNH THỨC (Phần đọc) Mã đề số 02 (Có 02 trang) ĐỀ BÀI A. Đọc hiểu (4 điểm) - Thời gian làm bài 25 phút Đọc thầm bài văn sau ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một ản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng . Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ . Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. ( Vi Hồng - Hồ Thủy Giang) PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Viết vào giấy kiểm tra chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1: (0,5 điểm) Con đường vào bản có những cảnh đẹp gì ? A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám. B. Con thác, núi, rừng vầu, rừng trám, lợn gà. C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà. Câu 2: (0,5 điểm) Trong câu “Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.”, hoa nước là loại hoa gì ? A. Một loại hoa mọc ở dưới nước.
  4. B. Nước suối tung bọt trắng xóa xòe cánh như cánh hoa. C. Một loại hoa ưa nước. Câu 3. (0,5 điểm) Câu văn “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng ” ý nói gì ? A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá. B. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá. C. Đàn cá biết vẽ hoa, vẽ lá. Câu 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ dũng cảm? A. gan dạ B. gan lì C. lì lợm Câu 5. (0,5 điểm) Cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu văn sau là: “ bạn Mai phát biểu ý kiến cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.” A. Giá thì B. Nếu thì C. Hễ thì Câu 6: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “Những chùm hoa thảo quả đỏ con chót, như chứa lửa, chứa nắng.” A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu B. Ngăn cách trạng ngữ với cụm chủ vị. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. PHẦN 2: TỰ LUẬN (1 điểm) - Trình bày vào giấy kiểm tra Câu 1. (0,5 điểm) Bài văn tả cảnh gì ? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Những buổi bình minh, núp sau sườn núi mặt trời còn bẽn lẽn, phong cảnh nhuộm nhiều màu sắc đẹp. B. Đọc thành tiếng (1 điểm) Bốc thăm và đọc nội dung bài theo phiếu
  5. PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH-THCS THANH MINH NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn Tiếng Việt - Lớp 5 ĐỀ CHÍNH THỨC (Phần đọc) Mã đề số 03 (Có 02 trang) ĐỀ BÀI A. Đọc hiểu (4 điểm) - Thời gian làm bài 25 phút Đọc thầm bài văn sau HƯƠNG LÀNG Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoang nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé ! ( Theo Băng Sơn) PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Viết vào giấy kiểm tra chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1: (0,5 điểm) Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu ? A. Do mùi thơm của các nguyên liệu tạo mùi khác nhau. B. Do mùi thơm của cây lá trong làng. C. Do mùi thơm của nước hoa. Câu 2: (0,5 điểm) Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?
  6. A. Hương lúa, hương cốm, hương rơm rạ. B. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau. C. Hoa sen , hoa bưởi , hoa chanh. Câu 3. (0,5 điểm Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất ? A.Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa. B.Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền. C.Vì những mùi thơm đó đó là những làn hương quen thuộc của đất quê. Câu 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình? A. yên tĩnh B. bình yên C. bình dị Câu 5. (0,5 điểm) Cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu văn sau là: “ chăm chỉ học tập Lan đạt kết quả cao nhất lớp.” A. Nhờ nên B. Tuy nhưng C. Mặc dù .nhưng Câu 6: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “Mặt trời từ từ nhô lên, màn sương tan dần.” A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu B. Ngăn cách trạng ngữ với cụm chủ vị. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. PHẦN 2: TỰ LUẬN (1 điểm) - Trình bày vào giấy kiểm tra Câu1. (0,5 điểm) Câu chuyện trên nói về điều gì? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Trên mặt nước, tấp nập các loại thuyền, mặt sông như hẹp hơn. B. Đọc thành tiếng (1 điểm) Bốc thăm và đọc nội dung bài theo phiếu
  7. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÃ ĐỀ 1: Phần trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án C A C B A A Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Phần tự luận Câu 1: (0,5 điểm) Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà là một bức tranh đa dạng nhiều màu sắc, ở đó bé Hà khám phá rất nhiều điều mới lạ. Câu 2: (0,5 điểm) Trạng ngữ Vế 1 Vế 2 Chủ ngữ: biển Chủ ngữ: những chú chim hải âu. Ngoài kia Vị ngữ: lung linh, xanh biếc Vị ngữ: chao lượn dưới ánh mặt trời MÃ ĐỀ 2: Phần trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án C B A A C A Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Phần tự luận Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn tả cảnh vật trên con đường vào bản ở vùng núi phía Bắc. Câu 2: (0,5 điểm) Trạng ngữ Vế 1 Vế 2 Chủ ngữ: mặt trời Những buổi Chủ ngữ: phong cảnh Vị ngữ: còn bẽn lẽn núp sau bình minh Vị ngữ: nhuộm nhiều màu sắc đẹp sườn núi MÃ ĐỀ 3: Phần trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án B A C B A C Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Phần tự luận
  8. Câu 1: (0,5 điểm) Câu chuyện trên cho ta biết những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất từ cây lá, rơm rạ tạo nên cái đặc biệt của hương làng. Câu 2: (0,5 điểm) Trạng ngữ Vế 1 Vế 2 Chủ ngữ: các loại thuyền Chủ ngữ: mặt sông Trên mặt nước Vị ngữ: tấp nập Vị ngữ: như hẹp hơn