Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 11 (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau:

CON ĐƯỜNG

Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!

Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.

Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.

Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.

Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!

Hà Thu

Câu 1. Nhân vật xưng “Tôi” trong bài là ai ?

  1. Một bác đi tập thể dục buổi sáng
  2. Một con đường
  3. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh
  4. Một bạn học sinh nhỏ

Câu 2: Bài văn viết theo trình tự thời gian nào ?

  1. Từ chiều à tối
  2. Từ sáng à đến đêm khuya
  3. Từ sáng à đến tối
  4. Từ sáng à đến chiều
docx 7 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 11 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 11 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! Hà Thu Câu 1. Nhân vật xưng “Tôi” trong bài là ai ? A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng B. Một con đường C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh D. Một bạn học sinh nhỏ Câu 2: Bài văn viết theo trình tự thời gian nào ? A. Từ chiều tối B. Từ sáng đến đêm khuya
  2. C. Từ sáng đến tối D. Từ sáng đến chiều Câu 3: Khi nào con đường thấy mình như trẻ lại ? A. Có nhiều xe cộ chạy trên đường B. Nghe bước chân của các bác tập thể dục. C. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ. D. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. Câu 4: Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu ? A. Buổi sáng B. Buổi chiều C. Buổi tối D. Về khuya Câu 5: Trong đoạn cuối bài có mấy câu ghép ? A. 1 câu B. 2 câu C. 3 câu D. 4 câu Câu 6: Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? “Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi”. A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối . D. Lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối. Câu 7: Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu : Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Câu 8: Em hãy đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu.
  3. Câu 9: Em hãy đặt một câu với từ “chân” mang nghĩa chuyển ? Câu 10: Em hãy viết lại câu văn sau cho hay hơn bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả gợi cảm, các hình ảnh so sánh . “ Đêm khuya, các anh chị công nhân dọn dẹp, quét rác” B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Con đường (Viết đoạn: Từ đầu đến tình cảm biết bao.)
  4. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một đêm trăng đẹp ở quê em. Bài làm
  5. ĐỀ 11 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B B D A A D Câu 7. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ / gọi nhau, những bước chân / vui đầy no ấm, TN CN VN CN đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. VN Câu 8: Đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu đảm bảo đúng cấu trúc, dùng từ ngữ hợp lí Câu 9: Đặt câu đúng từ mang nghĩa chuyển ( chân trời, chân bàn, chân tường ) Câu 10: Viết lại câu văn có hình ảnh so sánh hoặc có dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Bài văn tham khảo: A! Trăng lên, trăng lên rồi Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực. Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh. Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ. Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây, hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát À! Hôm nay trông cô hồng nhung
  6. thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để hứng hạt sương đêm. Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một. Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này