Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 14 (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm đoạn văn sau.

Câu 1. Đám trẻ mục đồng thả diều ở đâu?

A. trên bãi thả B. ngoài đồng C. sân bóng D. sườn đê

Câu 2. Chi tiết nào trong bài miêu tả niềm vui thích được thả diều của bọn trẻ một cách mạnh mẽ nhất?

A. Chúng tôi hò hét nhau thả diều thi B. Chúng tôi vui sướng đến phát dại
C. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng D. Bay đi diều ơi! Bay đi!

Câu 3. Điều gì “cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn các bạn nhỏ?

A. khát vọng B. niềm tin C. ngọn lửa D. mơ ước

Câu 4. Để gợi tả tuổi thiếu niên đẹp đẽ, tác giả đã dùng từ nào?

A. tuổi thần tiên B. tuổi ngọc ngà

C. tuổi măng non D. tuổi ấu thơ

docx 10 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 14 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 14 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 14 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm đoạn văn sau. Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Theo Tạ Duy Anh Câu 1. Đám trẻ mục đồng thả diều ở đâu? A. trên bãi thả B. ngoài đồng C. sân bóng D. sườn đê Câu 2. Chi tiết nào trong bài miêu tả niềm vui thích được thả diều của bọn trẻ một cách mạnh mẽ nhất? A. Chúng tôi hò hét nhau thả diều thi B. Chúng tôi vui sướng đến phát dại C. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng D. Bay đi diều ơi! Bay đi! Câu 3. Điều gì “cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn” các bạn nhỏ? A. khát vọng B. niềm tin C. ngọn lửa D. mơ ước Câu 4. Để gợi tả tuổi thiếu niên đẹp đẽ, tác giả đã dùng từ nào? A. tuổi thần tiên B. tuổi ngọc ngà C. tuổi măng non D. tuổi ấu thơ Câu 5. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn: “Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều.” Câu 6. Trong các từ sau, từ ghép là: A. đẹp đẽ B. xinh xinh C. ngoan ngoãn D. nhi đồng
  2. Câu 7. Trong các từ sau, từ đơn là: A. học B. xinh xinh C. chăm ngoan D. nhi đồng Câu 8. Trong các từ sau, từ láy là: A. mong ngóng B. thanh lịch C. dịu dàng D. bờ bãi Câu 9. Trong các từ sau, từ nào là danh từ? A. xa xôi B. đông đúc C. trang trại D. trắng muốt Câu 10: Câu: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” có đại từ là: Câu 11. Từ đồng nghĩa với từ “chăm chỉ” là: Câu 12. Từ “đi” trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển? A. Lan đi ngoài sân. B. Bố em đi bộ. C. Tôi đi con mã. D. Em bé đang tập đi. Câu 13. Từ “chạy” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Máy chạy rất tốt. B. Hàng bán rất chạy. C. Anh ấy chạy việc. D. Bình chạy thi với Hùng. Câu 14. Từ nào chứa tiếng “công” có nghĩa là “không thiên vị”? A. công dân B. công cộng C. công chúng D. công tâm Câu 15. Thành ngữ, tục ngữ nói về nỗi vất vả của người nông dân là: A. Tóc bạc da mồi B. Mưa thuận, gió hòa C. Trên kính dưới nhường D. Một nắng hai sương Câu 16. Câu “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.” thuộc mẫu câu: A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? Câu 17. Trong các câu dưới đây, câu ghép là: A. Vì đau chân, Hồng đến muộn. B. Lan và Huệ đều học giỏi. C. Lan học giỏi, Huệ cũng học giỏi. D. Lan vừa học giỏi vừa hát hay.
  3. Câu 18. Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu: “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.” Câu 19. Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu: “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.” Câu 20. Vị ngữ trong câu: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.” là: Câu 21. Câu: “Về trưa, mây tan và mưa tạnh dần.” có chủ ngữ là: Câu 22. Từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: “Vì trời mưa .đường lầy lội.” là: A. thì B. nhưng C. nên D. mà còn Câu 23. Cặp từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: “Mưa to, gió thổi mạnh.” là: A. vừa đã B. chưa đã C. mới đã D. càng càng Câu 24. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? Người kia cũng rưng rưng nước mắt: - Tấm vải là của con. Câu 25. Viết đoạn mở bài cho bài văn tả cảnh con sông quê hương có bạn viết: “Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa tôi đến trường. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng
  4. thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.” Mở bài như trên thuộc kiểu mở bài nào? . Câu 26. Viết đoạn kết bài cho bài văn tả cánh đồng lúa quê em có bạn viết: “Năm tháng rồi sẽ qua đi. Em ngày càng khôn lớn, tầm hiểu biết cũng rộng hơn. Có thể vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê em không bằng những cảnh đẹp nơi khác, nhưng ở đó đã ghi sâu những kỉ niệm thời thơ ấu của em.” Kết bài như trên thuộc kiểu kết bài nào? . B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Giáo viên đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” cho học sinh chép từ đầu tới “ như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”
  5. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả quang cảnh trường em giờ ra chơi. Bài làm
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ 14 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): 1A 2B 3A 4B 6D 7A 8C 9C 12C 13D 14D 15D 16C 17C 22C 23D 5. Thời nhỏ tác giả rất hay chơi thả diều và diều đã chắp cánh cho ước mơ trẻ thơ của tác giả 11. Cần cù, siêng năng, cần mẫn 18. “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. 19. “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.” 20. vi vu trầm bổng 21. vi vu trầm bổng 24. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 25. Mở bài gián tiếp 26. Mở bài gián tiếp B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Văn tham khảo Tả cảnh sân trường giờ ra chơi - Mẫu 1 Ở mỗi cánh cửa lớp học, các bạn học sinh chen chúc, đùn đẩy nhau để thoát ra ngoài. Giống như các bạn muốn giải phóng bản thân mình sau một giờ học căng thẳng. Gương mặt ai cũng vui tươi, phấn khởi. Nhìn sân trường vào giờ ra chơi giống hệt như một khu chợ buôn bán tấp nập, giống như một đàn chim từ đâu bay về rợp kín sân. Ở mỗi góc sân lại có những hoạt động vui chơi khác nhau. Ở một góc ở dưới cây bàng cuối sân trường, các bạn nam gì hục chơi bi, chơi tiền giấy. Vẻ mặt vừa đăm chiêu, vừa hớn hở khi chơi. Các bạn chơi đến nỗi bẩn hết cả tay.
  7. Nhìn về phía có gốc phượng già, các bạn nữ đang chăm chú chơi đánh chuyền. Từng bộ chuyền đều và thẳng tắp dàn trải lên chân. Bàn tay khéo léo và đôi mắt của các bạn nữ khiến cho trò chơi dân gian này trở nên bình dị và gần gũi biết bao. Xa xa thấp thoáng những bạn chơi nhảy dây. Có nhiều bạn chơi trò này rất giỏi, chơi đến vòng cổ tay vẫn có thể nhảy được. Rất nhiều bạn con trai rượt đuổi nhau trên sân trường và tiếng cười cứ thể vỡ òa ra, giòn tan nghe rất vui tan. Một số bạn khác chăm chỉ mang cả sách vở ra gốc cây ngồi đọc rất chăm chú. Thi thoảng các bạn nam lại nghịch ngợm, khiến các bạn ấy không thể học được. Có lẽ không một góc nào trên sân trường không đông vui, nhộn nhịp khi giờ ra chơi đến. Vì đó là thời gian để các bạn giải lao, lấy tinh thần để có thể bước vào một tiết học bổ ích hơn. Mỗi người đều có một dáng vẻ, một trò chơi yêu thích khác nhau nhưng đều khiến cho không khí sân trường sôi động, rộn ràng hơn. m luôn thích những giờ ra chơi vui vẻ như thế này. Và em cũng sẽ nhớ mãi những phút giây này, dù mai đây rời xa mái trường. Tả cảnh sân trường giờ ra chơi - Mẫu 2 Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. Chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp. Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu thật hay. Hùng tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng. Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Hùng đá mạnh quả cầu qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây.
  8. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân trường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. chưa phân được thắng bại thì bỗng "tùng, tùng, tùng", trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng em nhanh chóng xếp hàng tập thể dục rồi vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc. Các bạn còn hẹn nhau: "Mai chơi tiếp nhé!" Không khí yên tĩnh trở lại trên sân trường. Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng nó thật bổ ích, luôn giúp chúng em thoải mái để vào học tốt hơn. Tả cảnh sân trường giờ ra chơi - Mẫu 3 Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt. Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó. Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo.
  9. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú. Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau. Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch. Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.