Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 15 (Có đáp án)
Câu 1. Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu?
A. Đi công tác. B. Đi qua suối.
C. Đi thăm quan chiến khu. D. Đi chỉ huy chiến dịch.
Câu 2. Chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
A. Anh chiến sĩ bị lạc đường.
B. Anh chiến sĩ mắc phải dây bị ngã.
C. Anh chiến sĩ bị nước xô ngã.
D. Anh chiến sĩ sẩy chân ngã bởi một hòn đá bị kênh.
Câu 3. Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
A. Bác nhắc nhở anh chiến sĩ lần sau đi phải cẩn thận.
B. Bác bảo anh chiến sĩ không nên đi qua suối.
C. Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người đi sau không bị vấp ngã nữa.
D. Bác giục anh chiến sĩ đi nhanh kẻo muộn.
Câu 4. Chi tiết Bác hỏi chiến sĩ cảnh vệ “Chú ngã có đau không?” thể hiện:
A. Sự quan tâm của Bác tới anh chiến sĩ.
B. Nhắc nhở anh chiến sĩ cẩn thận hơn khi qua suối.
C. Bác muốn biết nguyên nhân vì sao anh chiến sĩ bị ngã.
D. Bác muốn phê bình anh chiến sĩ.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 15 (Có đáp án)
- ĐỀ 15 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. Qua suối Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ phải đi qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang tới bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã. Bác dừng lại đợi đồng chí cảnh vệ đi tới, ân cần hỏi: - Chú ngã có đau không? Anh chiến sĩ vội đáp: - Thưa Bác, không sao đâu ạ! Bác bảo: - Thế thì tốt. Nhưng tại sao chú bị ngã? - Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ. - Ta nên kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa. Đồng chí cảnh vệ liền quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, hai Bác cháu mới tiếp tục lên đường. Theo Những ngày được gần Bác Câu 1. Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu? A. Đi công tác. B. Đi qua suối. C. Đi thăm quan chiến khu. D. Đi chỉ huy chiến dịch. Câu 2. Chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ? A. Anh chiến sĩ bị lạc đường. B. Anh chiến sĩ mắc phải dây bị ngã. C. Anh chiến sĩ bị nước xô ngã. D. Anh chiến sĩ sẩy chân ngã bởi một hòn đá bị kênh. Câu 3. Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì? A. Bác nhắc nhở anh chiến sĩ lần sau đi phải cẩn thận. B. Bác bảo anh chiến sĩ không nên đi qua suối. C. Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người đi sau không bị vấp ngã nữa. D. Bác giục anh chiến sĩ đi nhanh kẻo muộn. Câu 4. Chi tiết Bác hỏi chiến sĩ cảnh vệ “Chú ngã có đau không?” thể hiện: A. Sự quan tâm của Bác tới anh chiến sĩ.
- B. Nhắc nhở anh chiến sĩ cẩn thận hơn khi qua suối. C. Bác muốn biết nguyên nhân vì sao anh chiến sĩ bị ngã. D. Bác muốn phê bình anh chiến sĩ. Câu 5. Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ? A. Bác luôn quan tâm, săn sóc đến mọi người, làm việc gì cũng nghĩ tới người khác. B. Bác muốn nhắc nhở mọi người cẩn thận hơn trong mỗi bước đi. C. Kể lại một chuyến đi công tác của Bác Hồ. D. Bác Hồ rất nghiêm khắc với các chiến sĩ cảnh vệ. Hoàn thành các bài tập sau (từ câu 6 đến câu 26) bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 6. Từ đơn trong các từ sau là: A. bàn ghế B. xoài cát C. trăng D. quạt trần Câu 7. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp? A. nương ngô B. bánh rán C. cỏ xước D. nhà cửa Câu 8. Từ nào sau đây không phải từ láy? A. dẻo dai B. lao xao C. lung linh D. thấp thoáng Câu 9. Tìm danh từ trong các từ dưới đây. A. chăm chỉ B. đứng C. mây D. xanh lơ Câu 10. Câu: “Chúng tôi muốn rung chuông vàng .” có: A. 1 động từ B. 2 động từ C. 3 động từ D. Không có động từ Câu 11. Từ nào trái nghĩa với “rộng”? A. mênh mông B. hẹp C. bao la D. dài Câu 12. Từ “mắt” trong câu nào mang nghĩa gốc? A. Quả na mở mắt. B. Quả dứa này nhiều mắt quá! C. Mắt lưới dày quá! D. Mắt em bé rất đẹp. Câu 13. Từ “đầu” trong câu nào mang nghĩa chuyển? A. Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. B. Nhà em ở đầu làng. C. Chiếc mũ này vừa với đầu em. D. Trên đầu chú gà trống là chiếc mào đỏ thắm.
- Câu 14. Từ có chứa tiếng “truyền” có nghĩa là “trao lại cho người khác” (thường thuộc thế hệ sau) là: A. truyền nghề B. truyền bá C. truyền nhiễm D. truyền hình Câu 15. Từ nào chỉ tính cách đặc trưng của các bạn nữ? A.mạnh mẽ B. dịu dàng C. tốt bụng D. chăm chỉ Câu 16. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai làm gì? A. Đàn cá quẫy tung tăng bên mạn thuyền. B. Em là học sinh lớp 5. C. Bầu trời xanh ngắt. D. Hoa phượng đỏ rực một góc trời. Câu 17. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. B. Học xong, tôi thu dọn sách vở rồi đi ngủ. C. Một mảnh lá gẫy cũng dậy mùi thơm. D. Đàn gà con đang kiếm ăn trong vườn. Câu 18. Chủ ngữ trong câu “Cô ấy rất thông minh và duyên dáng.” là: A. cô B. cô ấy rất thông minh C. duyên dáng D. cô ấy Câu 19. Trạng ngữ trong câu “Ngoài sân, các bạn học sinh đang chơi đá cầu.” là: A. ngoài sân B. các bạn C. học sinh D. đá cầu Câu 20. Chủ ngữ trong câu: “Với tinh thần quyết tâm, bạn ấy đã đạt kết quả cao trong học tập.” là: A. với tinh thần quyết tâm B. tinh thần quyết tâm C. bạn ấy D. với tinh thần quyết tâm, bạn ấy Câu 21. Trong câu: “Tuy ông nội tôi tuổi đã cao nhưng ông vẫn tích cực tham gia công tác ở phường.” bộ phận gạch chân giữ chức vụ gì? A. chủ ngữ B. vị ngữ C. trạng ngữ Câu 22. Các vế trong câu ghép sau biểu thị quan hệ gì? Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. A. tăng tiến. B. tương phản C. giả thiết – kết quả D. nguyên nhân – kết quả Câu 23. Cặp từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ngày tắt hẳn, trăng lên rồi.
- A. càng càng B. .mới .đã C. nào đấy D. chưa đã Câu 24. Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có tác dụng gì? Huy hỏi tôi: “Sao bạn có nhiều đồ chơi thế?” A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. B. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu câu hỏi. D. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 25. Một bạn viết mở bài của bài văn tả cây hồng nhung như sau:“Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.”. Đó là kiểu mở bài nào? A. Trực tiếp B. Gián tiếp Câu 26. Một bạn viết kết bài của bài văn tả người mẹ thân yêu của em như sau: “Em thương mẹ lắm! Em sẽ chăm chỉ hơn để mẹ đỡ vất vả và sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ.”. Đó là kiểu kết bài nào? A. Không mở rộng B. Mở rộng B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và chép lại đoạn văn Qua suối (Viết đoạn: Từ đầu đến không sao đâu ạ!)
- II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một cảnh đẹp của quê hương em. Bài làm
- ĐÁP ÁN ĐỀ 15 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): 1A 2D 3C 4A 5A 6C 7D 8A 9C 10B 11B 12D 13B 14A 15B 16A 17A 18D 19A 20C 21B 22B 23D 24D 25A 26B B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một cảnh đẹp của quê hương em. Tả lại một cảnh đẹp của quê hương - Mẫu 1 Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa. Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khổng lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa hướng dương vàng rực nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa
- hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này. Tả lại một cảnh đẹp của quê hương - Mẫu 2 Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng đều có quê hương. Giống như bao người khác, tôi rất yêu quê hương của mình. Tôi yêu những cánh đồng lúa chín vàng, yêu cảnh núi non hùng vĩ, yêu những dòng sông xanh mát, yêu sự chân chất, cần cù, nặng nghĩa tình của người dân quê tôi. Và tôi yêu cả cảnh đẹp đặc biệt nơi quê – những đêm trăng rằm soi sáng muôn nơi. Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp xóm làng. Một chiếc chăn sao hiện lên mờ ảo rồi rõ dần. Chẳng bao lâu, mặt trăng cũng đã nhô lên khỏi dãy núi trùng điệp. Trăng tán tám to, tròn như kết tinh của hàng ngàn hàng vạn ngôi sao trên bầu trời xa. Ánh trăng bàng bạc tinh nghịch xuyên qua các kẽ lá, nhuộm một màu trắng xóa khắp ao hồ, cây cối, con đường. Càng lên cao, trăng càng sáng rõ. Lúc này, nhìn mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc mâm đang bay lơ lửng giữa không trung. Chiếc mâm đặc biệt này đã giúp quê hương tôi chìm trong một thế giới diệu kì. Dòng sông Đáy đang mỉm cười thật tươi khi nó thấy mình như đẹp hơn trong chiếc áo đen đính vầng trăng sáng và hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Sông như muốn ánh trăng chỉ là của riêng mình nên nó liền chộp lấy thứ ánh quà tặng mà chị Hằng ban xuống. Hình như cây cỏ, hoa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng nên chúng xòe những bàn tay đủ kích cỡ để đón ánh sáng kì lạ kia. Mọi vật đều im lặng để ngắm nghía và cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Lũy tre được ánh trăng soi vào cũng đẹp hơn hẳn. Khóm tre từ từ ngân lên khúc nhạc đồng quê. Khúc nhạc ấy mới du dương và êm đềm biết bao! Khúc nhạc rì rào khiến mọi vật nhảy nhót dưới ánh trăng bạc. Thảm lúa vàng dập dờn trước gió, nhấp nhô gợn sóng như từng làn sóng nối đuôi
- nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng kì diệu đến vậy! Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như hòa vào khúc dạ nguyệt ban nãy. Cây lá như được lên những hạt vàng, hạt bạc từ trên trời rơi xuống. Hương lúa quyện với hơi sương khiến cho vùng quê thoảng một mùi thơm nhè nhẹ. Hồi còn bé, cứ đêm trăng là tôi lại ngây ngô hỏi mẹ, sao ông trăng luôn đi theo chúng ta. Mẹ tôi bảo trăng đi theo để soi sáng, và vì chú Cuội trên cung trăng rất nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương và nhớ lũ trẻ quê chú nên lúc nào cũng dõi theo. Cảnh trăng đêm nay thật đẹp! Tôi luôn ngỡ rằng cảnh đêm trăng thanh bình, yên ả ở quê tôi là đẹp nhất. Những đêm trăng như làm tôi yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương hơn. Tả lại một cảnh đẹp của quê hương - Mẫu 3 Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường. Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em. Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp. Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt. Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá dăm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên. Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
- Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.