Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 4 (Có đáp án)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Hai mẹ con

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm-M1)

Phương thương mẹ quá! Nó quyết định…….......................................................... cách ký tên.

Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm-M2)

A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.

B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.

C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.

D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.

Câu 3: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm-M2)

A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.

B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.

C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.

D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.

docx 8 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 4 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 4 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm) A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm-M1) Phương thương mẹ quá! Nó quyết định cách ký tên. Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm-M2) A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm-M2)
  2. A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 4: Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai? (0,5 điểm-M1) Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai” Thông tin Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Đúng / Sai Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Đúng / Sai Thương người như thể thương thân. Đúng / Sai Thương nhau củ ấu cũng tròn. Đúng / Sai Câu 5: Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (1 điểm-M3) Câu 6: Vào vai Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm-M3): Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa cách ký tên” )? (0,5 điểm- M1) A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 8: Đoạn thứ ba của bài (“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ .thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép? (0,5 điểm-M3) A. 1 câu ghép B. 2 câu ghép C. 3 câu ghép D. 4 câu ghép Câu 9: Xác định các thành phần câu trong câu sau: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường”. (1 điểm-M2) Trạng ngữ: Chủ ngữ: Vị ngữ: Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được. (1 điểm-M4)
  3. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (Nghe – viết): (2 điểm -15ph) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Tà áo dài Việt Nam Viết đoạn: Từ những năm thanh thoát hơn.
  4. II. Tập làm văn: ( 8 điểm – 35ph) Đề: Ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt những năm học qua. Em hãy tả cảnh ngôi trường và nói lên tình cảm của mình trước lúc xa trường.
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ 4 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm) Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm) Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Câu Câu 2 Câu 3 Câu 5 Câu 7 Câu 8 Đáp án A B B D B Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (1 điểm) Khoanh vào "Đúng" hoặc "sai" Thông tin Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Sai Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Sai Thương người như thể thương thân. Đúng Thương nhau củ ấu cũng tròn. Sai Câu 5: Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (1 điểm) Mẹ bảo Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. Câu 6: (1 điểm) Hs tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ. Câu 9: (1 điểm) Trạng ngữ: Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, Chủ ngữ: hai mẹ con Vị ngữ: chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Câu 10: (1 điểm) Gợi ý: Đỡ đần, phụ giúp, Đặt câu: Ở nhà, vào thời gian rảnh, em thường phụ giúp mẹ những việc nhà đơn giản.
  6. B. Kiểm tra Viết II. Tập làm văn: ( 8 điểm – 35ph) Đề: Ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt những năm học qua. Em hãy tả cảnh ngôi trường và nói lên tình cảm của mình trước lúc xa trường. I. Mở bài Giới thiệu chung về ngôi trường: tên trường, địa chỉ II. Thân bài 1. Tả bao quát ngôi trường - Địa điểm của ngôi trường: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp, cũ kĩ - Diện tích: rộng rãi hay nhỏ hẹp - Trường được xây dựng theo hình chữ U, gồm ba tòa nhà. 2. Tả chi tiết ngôi trường - Các dãy nhà: gồm ba tầng, được sơn màu vàng, mái lợp ngói đỏ tươi - Bên trong các lớp học: bảng đen, bàn ghế, các thiết bị khác phục vụ học tập. - Dãy nhà hiệu bộ: hiện đại với phòng nghỉ của giáo viên, phòng họp, phía trước có khu vực sân khấu - Sân trường rộng rãi, được đổ bê tông, các bồn cây thẳng hàng, cây cối xanh tốt. - Đằng sau dãy nhà hiệu bộ còn có khu vực nhà thể chất khá rộng rãi 3. Cảnh sinh hoạt của học sinh trong trường - Sân trường vắng lặng vào mỗi giờ học. - Bên trong các lớp học, học sinh chăm chú nghe giảng, thỉnh thoảng vang lên tiếng đọc bài đồng thanh. - Vào những giờ ra chơi, học sinh chơi đùa nhồn nhịp dưới sân trường III. Kết bài - Cảm nhận của em về ngôi trường. - Em mong muốn điều gì về ngôi trường trong tương lai khi quay trở về thăm? Bài làm tham khảo Vậy là đã năm năm em gắn bó với ngôi trường tiểu học (tên trường). Nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai của em. Vì em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp bên thầy cô và bạn bè.
  7. Em thường nghe thầy cô nói rằng, trường của chúng em đã xây dựng được hai mươi năm rồi. Những nó vẫn còn rất mới và khang trang. Trường nằm tại một khu đất cao ráo, rộng rãi theo hướng về phía ngoài mặt đường quốc lộ. Diện tích cũng khá rộng rãi. Phía bên trong, ba dãy nhà được xây dựng theo kiểu hình chữ U quen thuộc như các ngôi trường khác. Các dãy nhà đều được sơn màu vàng trông rất bắt mắt. Phía trên cùng là những mái ngói đỏ tươi gợi cảm giác ấm cúng. Bên trong lớp học cũng đều được sơn màu vàng. Những ô cửa sổ kính luôn được các bác lao công lau dọn sạch sẽ. Mỗi lớp học đều có những đồ dùng quen thuộc. Một chiếc bảng đen to dành cho thầy cô giáo viết bài giảng. Bàn ghế của giáo viên và của học sinh đều được sắp xếp đúng chỗ, gọn gàng. Phía cuối lớp là chiếc bảng ghi chú “Hoa điểm mười”. Ngoài ra mỗi phòng học còn mới được nhà trường lắp thêm hai chiếc điều hòa. Nhiều phòng học đã có máy chiếu phục vụ việc dạy và học của cô trò. Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Cây cối xanh tốt khiến cho sân trường luôn mát mẻ. Khu vực dãy nhà hiệu bộ là nơi làm việc của các cán bộ, thầy cô trong trường. Phía trước dãy nhà này còn có khu vực sân khấu để tổ chức các buổi lễ trong năm học hay lễ chào cờ hàng tuần. Em rất yêu thích được ngắm nhìn khung cảnh ngôi trường vào lúc giờ ra chơi. Khi đó, tất cả học sinh đều xuống sân trường vui đùa, chạy nhảy trong thật nhộn nhịp. Em rất yêu quý ngôi trường của em. Hy vọng rằng trong tương lai, các em học sinh sẽ biết giữ gìn và bảo vệ để ngôi trường luôn đẹp đẽ như hiện tại.