Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 5 (Có đáp án)

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?(0,5 đ-M1)

A. 7 bữa tiệc B. 6 bữa tiệc C. 5 bữa tiệc D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?(0,5 đ-M2)

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

docx 7 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 5 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Mừng sinh nhật bà Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả. Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy. Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm. Theo Cù Thị Phương Dung Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?(0,5 đ-M1) A. 7 bữa tiệc B. 6 bữa tiệc C. 5 bữa tiệc D. 4 bữa tiệc Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?(0,5 đ- M2) A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật. B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà. C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà. D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui. Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?(0,5 đ-M1)
  2. A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc. B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật. C. Viết thiếp mời giúp chị em. D. Làm giúp mấy chị em món bún chả. Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui? (0,5 đ-M2) A. Vì hôm đó bà rất vui. B. Vì hôm đó các cháu rất vui. C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui. D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui. Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm? ?(0,5 đ-M2) A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả. B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật. C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui. D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà. Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì? ?(1 đ-M3) Câu 7: “Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà”. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là: (0,5đ-M1) A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Quan hệ từ Câu 8: “Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.” (1đ-M3) Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép? Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn? (0,5 đ-M2) Câu 10: Tìm từ có thể thay thế cho từ in đậm: (1đ-M4) a) Bữa tối, nhà Hương thường ăn cơm muộn. b) Chiếc xe máy này ăn xăng lắm
  3. c) Rễ xoan ăn ra tận bờ ao g) Cô ấy ăn lương cao lắm! B - KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả Nghe - viết (15 phút -2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “từ Thấy Sứ thần Việt Nam đến hết” của bài Trí dũng song toàn - Sách TV5 tập 2, trang 25.Trích: Đường đi SaPa (TV4 - Tập II - trang 102)
  4. II. Tập làm văn (8 điểm): 35 phút Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút) Câu 1 2 3 4 5 7 Đáp án A D B D C B . Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì? Trong cuộc sống, chúng ta cần biết quan tâm đến người già trong gia đình Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. Hoặc Mặc dù ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn? Từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1: bà; chúng tôi Câu 10: Câu 10: Tìm từ có thể thay thế cho từ in đậm: (1đ-M4) a) Bữa tối, nhà Hương thường xơi cơm muộn. b) Chiếc xe máy này tốn xăng lắm. c) Rễ xoan lan ra tận bờ ao. g) Cô ấy hưởng lương cao lắm. B - KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả Nghe - viết (15 phút -2 điểm) II. Tập làm văn (8 điểm): 35 phút Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp. Dàn ý: 1. Mở bài: Giới thiệu về người bạn của em ( Tên, tuổi, em chơi với bạn từ khi nào? ) 2. Thân bài: a. Ngoại hình:
  6. - Dáng người , làn da, khuôn mặt, đôi mắt, tay chân ( Lựa chọn miêu tả những đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất. b. Tính nết, tài năng, hoạt động khi giảng dạy c. Kỉ niệm sâu sắc với thầy cô: - Kể lại kỉ niệm, lưu ý thể hiện cảm xúc trong lời văn 3. Kết bài: * Cảm nghĩ cùa em về người bạn thân. Bài làm tham khảo Từ lớp một đến lớp năm, em được học rất nhiều thầy, cô giáo. Mỗi thầy, cô giáo đều có cách giảng riêng, hấp dẫn học sinh, không ai giống ai. Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Tâm - cô giáo dạy em năm lớp 3. Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Dáng người cô thon thả, cân đối. Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô .Đôi mắt cô tròn, đen láy luôn ánh lên vẻ dịu dàng, ấm áp. Miệng cô cười rất tươi. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt na. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí. Mỗi khi chúng em có bài khó, cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài. Cô muốn cho học sinh phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo sự hấp dẫn. Bạn nào còn đọc sai, cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo. Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em cả. Cô Tâm dạy chúng em bằng tất cả năng lực của mình. Giờ ra chơi, cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng,chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau. Nhìn cô, chúng em càng yêu mến và quý trọng cô. Cô đúng là người mẹ thứ hai của em. Bây giờ,em đã lên lớp năm. Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ, ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi. Em thầm hứa: Em sẽ mãi là học sinh ngoan của cô.