Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 6 (Có đáp án)
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau:
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
(Theo Ngọc Giao)
Câu 1: Con chim họa mi từ đâu bay đến?
A. Từ phương Bắc.
B. Từ phương Nam.
C. Từ trên rừng.
D. Không rõ từ phương nào.
Câu 2: Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?
A. Trong trẻo, réo rắt.
B. Êm đềm, rộn rã.
C. Lảnh lót, ngân nga.
D. Buồn bã, nỉ non.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 6 (Có đáp án)
- ĐỀ 6 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. (Theo Ngọc Giao) Câu 1: Con chim họa mi từ đâu bay đến? A. Từ phương Bắc. B. Từ phương Nam. C. Từ trên rừng. D. Không rõ từ phương nào. Câu 2: Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào? A. Trong trẻo, réo rắt. B. Êm đềm, rộn rã. C. Lảnh lót, ngân nga. D. Buồn bã, nỉ non. Câu 3: Chú chim họa mi được tác giả ví như ai? A. Nhạc sĩ tài ba.
- B. Nhạc sĩ giang hồ. C. Ca sĩ tài ba. D. Ca sĩ giang hồ. Câu 4: Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi? Câu 5: Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót? A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình. B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy. C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn. D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe. Câu 6: Nội dung chính của bài văn trên là gì? Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch? A. im lặng B. thanh vắng C. âm thầm D. lạnh lẽo Câu 8: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm. B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt. C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp. D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp.
- Câu 9: Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ . B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. C. Liên kết bằng từ ngữ nối. D. Đáp án khác Câu 10: Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn sau: Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Bài "Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh" (TV5 - Tập 2 / Tr.132). Viết đoạn: "Mảng thành phố òa tươi trong nắng sớm"
- II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Hãy tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. Bài làm
- ĐÁP ÁN ĐỀ 6 Phần Câu Đáp án chi tiết Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, lưu loát,diễn cảm một đoạn văn trong bài, đúng tốc độ ( khoảng 120 tiếng/phút). ĐỌC (10đ) Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu : 1 Khoanh vào đáp án B 2 Khoanh vào đáp án B 3 Khoanh vào đáp án B 4 Họa mi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. 5 Khoanh vào đáp án D 6 Miêu tả giọng hót tuyệt vời của chim họa mi 7 Khoanh vào đáp án B 8 Khoanh vào đáp án B 9 Khoanh vào đáp án B 10 VN là: lại hót vang lừng chào nắng sớm. Kiểm tra kỹ năng nghe-viết đúng bài chính 1 tả, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài Chính tả văn, đúng tốc độ viết (khoảng 100 chữ/15 VIẾT phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài. (10đ)
- Kiểm tra kỹ năng viết bài văn tả người có nội dung như đề yêu cầu. Mở bài 2 Nội dung Tập làm Thân bài Kĩ năng văn Cảm xúc Kết bài Chữ viết, chính tả Dùng từ, đặt câu Sáng tạo Gợi ý làm văn: I. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở II. Thân bài: 1. Tả bao quát: - Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương - Mùi lúa chín thơm - Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá 2. Tả chi tiết: a. Khi trời còn tối - Trời mát mẻ, dễ chịu - Bầu trời tôi tối - Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến - Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn - Có vài nhà bật đèn - Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ - Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục b. Khi trời bắt đầu sáng - Bầu trời bắt đầu sang tỏ và xanh hẳn - Hầu như mọi người đều đã dậy
- - Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre - Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều - Những chú chim kêu rả rích c. Khi trời sáng hẳn - Mặt trời lên, trời trong xanh - Nắng bắt đầu gắt - Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường - Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng - Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả - Gió thổi những cơn nhẹ nhàng - Còn vài giọt sương còn đọng trên lá. III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở - Nêu tình cảm với quê hương - Và gắn bó với quê hương như thế nào?