Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 7 (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau:

NGÀY ĐẸP TRỜI

Một ngày mùa hè đẹp trời. Trời nắng và ấm áp. Đối với chúng ta, mỗi ngày đều phải là một ngày tươi đẹp. Thực tế cần phải như vậy. Nhưng chúng ta làm thế nào để ngày của chúng ta là một ngày tươi đẹp? Đó là một câu hỏi rất thú vị và cũng có câu trả lời hay cho câu hỏi đó. Nếu chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp đối với chúng ta. Tôi sẽ lấy một ví dụ và câu chuyện là “Hôm nay là một ngày tươi đẹp”.

Có một người đàn ông mù ngồi trên bậu cửa của một toàn nhà với một chiếc mũ đặt bên cạnh chân. Ông ta để một tấm biển trên đó viết: “Tôi là một người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!”. Tuy nhiên, chỉ có một vài đồng xu trong chiếc mũ của ông ta. Mọt người đàn ông đi qua, ông lấy từ trong túi của mình ra mấy đồng xu và bỏ vào chiếc mũ. Tồi ông bảo người mù thay đổi biển đó đi. Người mù rất ngạc nhiên và hỏi: “Thưa ngày, vậy ngài có thể cho tôi biết ngài muốn viết gì lên tấm biển này không?”. Người đàn ông trả lời: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc là tôi không nhìn thấy điều đó!”. Và ông ấy nói thêm: “Tôi cũng chỉ nói sự thật thôi. Tôi nói điều ông đã nói nhưng bằng cách khác”. Người mù đồng ý. Người đàn ông xóa dòng chữ và viết lại vào tấm biển. Sau khi viết xong, ông đặt tấm biển xuống để ai đi qua cũng có thể nhìn thấy.

Chỉ một lát sau, chiếc mũ của ông ta đã đầy tiền, rất nhiều người đã dừng lại cho người mù tiền. Buổi chiều, ngươi đàn ông đã đề nghị thay đổi biển quay trở lại xem mọi việc thế nào. Người mù nhận ra tiếng bước chân của ông ta và nói lời cảm ơn chân thành: “Tôi vô cùng cảm ơn ông vì ông đã làm cho ngày hôm nay của tôi trở thành một ngày tươi đẹp”.

SƯU TẦM

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

  1. Đầu tiên, người đàn ông mù viết gì trên tấm biển?
  2. Tôi không có tiền, xin hãy cho tôi ít đồng lẻ.
  3. Tôi gặp khó khăn, hãy giúp đỡ tôi!
  4. Hãy cho tôi ít đồng tiền lẻ.
  5. Tôi là người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!
  6. Người đàn ông đề nghị viết lại trên tấm biển như thế nào?
  7. Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc tôi không nhìn thấy điều đó!
  8. Hôm nay là một ngày đẹp trời, các bạn thật là may mắn!
  9. Hãy giúp tôi để ngày hôm nay của các bạn trở nên đẹp hơn!
  10. Chào ngày mới, hãy giúp tôi trong ngày đẹp trời.
docx 8 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 7 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: NGÀY ĐẸP TRỜI Một ngày mùa hè đẹp trời. Trời nắng và ấm áp. Đối với chúng ta, mỗi ngày đều phải là một ngày tươi đẹp. Thực tế cần phải như vậy. Nhưng chúng ta làm thế nào để ngày của chúng ta là một ngày tươi đẹp? Đó là một câu hỏi rất thú vị và cũng có câu trả lời hay cho câu hỏi đó. Nếu chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp đối với chúng ta. Tôi sẽ lấy một ví dụ và câu chuyện là “Hôm nay là một ngày tươi đẹp”. Có một người đàn ông mù ngồi trên bậu cửa của một toàn nhà với một chiếc mũ đặt bên cạnh chân. Ông ta để một tấm biển trên đó viết: “Tôi là một người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!”. Tuy nhiên, chỉ có một vài đồng xu trong chiếc mũ của ông ta. Mọt người đàn ông đi qua, ông lấy từ trong túi của mình ra mấy đồng xu và bỏ vào chiếc mũ. Tồi ông bảo người mù thay đổi biển đó đi. Người mù rất ngạc nhiên và hỏi: “Thưa ngày, vậy ngài có thể cho tôi biết ngài muốn viết gì lên tấm biển này không?”. Người đàn ông trả lời: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc là tôi không nhìn thấy điều đó!”. Và ông ấy nói thêm: “Tôi cũng chỉ nói sự thật thôi. Tôi nói điều ông đã nói nhưng bằng cách khác”. Người mù đồng ý. Người đàn ông xóa dòng chữ và viết lại vào tấm biển. Sau khi viết xong, ông đặt tấm biển xuống để ai đi qua cũng có thể nhìn thấy. Chỉ một lát sau, chiếc mũ của ông ta đã đầy tiền, rất nhiều người đã dừng lại cho người mù tiền. Buổi chiều, ngươi đàn ông đã đề nghị thay đổi biển quay trở lại xem mọi việc thế nào. Người mù nhận ra tiếng bước chân của ông ta và nói lời cảm ơn chân thành: “Tôi vô cùng cảm ơn ông vì ông đã làm cho ngày hôm nay của tôi trở thành một ngày tươi đẹp”. SƯU TẦM Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Đầu tiên, người đàn ông mù viết gì trên tấm biển? A. Tôi không có tiền, xin hãy cho tôi ít đồng lẻ. B. Tôi gặp khó khăn, hãy giúp đỡ tôi!
  2. C. Hãy cho tôi ít đồng tiền lẻ. D. Tôi là người mù, xin hãy giúp đỡ tôi! 2. Người đàn ông đề nghị viết lại trên tấm biển như thế nào? A. Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc tôi không nhìn thấy điều đó! B. Hôm nay là một ngày đẹp trời, các bạn thật là may mắn! C. Hãy giúp tôi để ngày hôm nay của các bạn trở nên đẹp hơn! D. Chào ngày mới, hãy giúp tôi trong ngày đẹp trời. 3. Kết quả của việc viết lại trên tấm biển ra sao? A. Một vài người ghé lại nhìn chiếc biển và không cho người đàn ông mù tiền B. Mũ của người đàn ông mù chỉ có ít tiền. C. Người đàn ông mù chỉ nhận được rất ít tiền nhưng cảm thấy vui vì có người quan tâm. D. Mũ của người đàn ông mù đầy tiền và ông ta cảm thấy ngày hôm ấy thật là tươi đẹp. 4. Theo em, ý nghĩa câu chuyện là gì? 5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: a) Chăm sóc bà mẹ và là nhiệm vụ của toàn xã hội. b) Toàn là một kĩ sư vừa mới ra trường. c) Tính tình nó còn quá. d) Bác ấy đã năm mươi tuổi rồi, chứ còn gì nữa mà kén chọn. (trẻ con, trẻ em, trẻ măng, trẻ trung) 6. Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có câu trả lời: Cả nhà em ai cũng yêu thích hoa hồng. Mỗi khi hoa nở, mọi người thấy vui hơn. Thật sung sướng khi ngăm sự rụt rè, e lệ rất đáng yêu của nó. Ban đầu, hoa chỉ hơi he hé để mọi người cúi xuống ngắm nhìn rồi sau đó, từng cánh từng cánh bung nở. Thế là thế nào cũng có một vài chú ong sà ngay xuống. Chúng lượn qua lượn lại, bay vè vè trên nụ hoa vừa nở rồi bất thần đậu luôn vào trong đó. Cả lũ thi nhau thưởng thức phấn hoa và không quên dính đầy vào chân đem về tổ. Ngắm hoa nở, ngắm ong bay, ai cũng thấy lòng bình yên lạ lùng.
  3. a) Các từ , , thay thế cho từ b) Các từ , , . Thay thế cho từ ngữ 7. Điền dấu gạch ngang vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a) Sài Gòn hòn ngọc của Viễn Đông vẫn đang hàng ngày thay da đổi thịt. b) Bé Na cô con gái út của chú tôi có đôi má giống như hai quả cà chua. c) “Đừng la cà con nhé, nhớ về đúng hẹn!” Bố dặn với theo khi tôi ra khỏi nhà. d) Bé hỏi: Chích bông ơi, chích bông làm gì thế? Chim trả lời: Chúng em đi bắt sâu. Câu 8: Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? A. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. B. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. C. Những tia nắng mặt trời nhảy nhót trên cành cây, ngọn cỏ Câu 9: Từ “gồng ” thuộc từ loại nào (danh từ, động từ hay tính từ)? Câu 10: Nếu em là người trông thấy người đàn ông mù, em sẽ viết lên bảng điều gì
  4. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Ngày đẹp trời (Viết đoạn: Từ đầu đến một ngày tươi đẹp.)
  5. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an, chú dân phòng, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng, ) Bài làm
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ 7 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): 1.D 2.a 3.D 4. HS tự nêu ý nghĩa của câu chuyện theo ý cá nhân Ví dụ: Trong câu chuyện, cả hai tấm biển đều nói cho mọi người biết rằng người đàn ông bị mù. Nhưng tấm biển thứ nhất chỉ nói người đàn ông bị mù. Tấm biển thứ hai còn nói cho mọi người biết rằng họ thật may mắn bởi được nhìn thấy ngày tươi đẹp, vì thế lời đề nghị giúp đỡ có hiệu quả hơn. Câu chuyện muốn nói với chúng ta nếu chúng ta có thái độ tích cực khi bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp. Khi gặp khó khăn, nếu chúng ta có một cái nhìn lạc quan thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. 5. trẻ em/ trẻ măng/ trẻ con/ trẻ trung 6. a) Các từ hoa, nó, hoa thay thế cho từ hoa hồng. b) Các từ chúng, cả lũ thay thế cho từ ngữ một vài chú ong. 7. a) Sài Gòn – hòn ngọc của Viễn Đông – vẫn đang hàng ngày thay da đổi thịt. b) Bé Na – cô con gái út của chú tôi – có đôi má giống như hai quả cà chua. c) “Đừng la cà con nhé, nhớ về đúng hẹn!” – Bố dặn với theo khi tôi ra khỏi nhà. d) Bé hỏi: - Chích bông ơi, chích bông làm gì thế? Chim trả lời: - Chúng em đi bắt sâu. 8. Câu đơn: A, C; Câu ghép: B 9. Động từ 10. Hs nêu ý kiến bản thân B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Tham khảo:
  7. Trên đường từ nhà đến trường em phải đi qua một ngã tư đông đúc người qua lại. Sáng nào cũng vậy cứ đi qua ngã tư ấy em lại nhìn thấy một chú công an đứng điều khiển giao thông. Từ ngày có sự xuất hiện của chú, nút giao thông ở đây không bao giờ bị tắc, điều đó làm mọi người rất vui mừng. Mọi người nói rằng đó là chú Tuấn công an giao thông, năm nay chú 31 tuổi. Vóc người chú to lớn, vạm vỡ; bắp tay, bắp chân rắn chắc. Chú có khuôn mặt chữ điền với làn da nâu bóng bánh mật. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, chấn đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi. Có lần đi học ngang qua, em đã chứng kiến chú bắt lỗi người vi phạm giao thông. Sau khi bắt lỗi người vi phạm, chú nhẹ nhàng khuyên bảo ba người đừng vi phạm luật giao thông lần nữa và giở sổ ghi biên bản. Gương mặt chú nghiêm khắc nhưng hứa trước sự khoan hồng. Sau đó, chú lại tiếp tục công việc của mình. Trên con đường nắng chiếu rực rỡ, xe cộ đi lại trật tự nên chú rất hài lòng. Bỗng thấy một người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chú liền huýt còi và chặn chiếc xe. Chiếc xe vẫn cứ ngang nhiên đi thẳng. Chú phải gọi cả mấy chú cảnh sát ở gần đấy bắt chiếc xe lại. Chàng trai điều khiển xe tỏ ra rất hối hận, liền nộp phạt và xin lỗi chú. Vẫn nụ cười tươi phô hàm răng trắng bóng, chú nhắc nhở chàng trai phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình. Mọi người trong phố đều rất quý chú vì chú xử phạt công minh và công bằng với mọi người. Vì trong giờ chú đang làm nhiệm vụ nên em không có thời gian để nói chuyện với chú, nhưng qua những cử chỉ và hành động của chú mà em quan sát được, em chắc chắn chú là một người công an tốt. Em rất nhiều quý chú Tuấn và hi vọng sau này mình cũng sẽ trở thành một người công an tốt, đem lại sự yên bình cho xã hội.