Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Thiện Kế A

Phần I: Trắc nghiệm (3 đ)

Câu 1: Giá trị của chữ số 7 trong số 32,708 là:

A.7 B. C. D.

Câu 2: Lớp có 20 nam và 30 nữ. Tỉ số phần trăm giữa số nữ và cả lớp là:

A. 60% B.60 % C. 40% D.50%

Câu 3: Một xe đi 6 km trong 1 giờ. Vận tốc của ô tô tính theo m/phút là?

A. 60km/giờ B. 600 m/phút C. 1000m/phút D. 100m/phút

Câu 4: Hình lập phương có cạnh là 4m. Vậy thể tích hình lập phương đó là:

A. 16 m3 B. 64 m3 C.24 m3 D. 25 m

Câu 5: : Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

Câu 6 : Mẹ mua gà và cá hết 121 000 đồng. Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà? Bài toán trên thuộc dạng toán gì?

A. Tổng tỉ B. Tỉ số phần trăm C. Rút về đơn vị D. Hiệu tỉ

docx 9 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Thiện Kế A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_toan_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Thiện Kế A

  1. MÃ ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TOÁN - LỚP 5 (Thời gian: 40 phút) Học sinh làm trực tiếp vào tờ đề Họ và tên: Phách Lớp 5: (cắt theo đường này) GK1: ĐIỂM Phách Bằng số: GK2: Bằng chữ: . Phần I: Trắc nghiệm (3 đ) Câu 1: Giá trị của chữ số 7 trong số 32,708 là: 7 7 7 A.7 B. C. D. 10 100 1000 Câu 2: Lớp có 20 nam và 30 nữ. Tỉ số phần trăm giữa số nữ và cả lớp là: A. 60% B.60 % C. 40% D.50% Câu 3: Một xe đi 6 km trong 1 giờ. Vận tốc của ô tô tính theo m/phút là? A. 60km/giờ B. 600 m/phút C. 1000m/phút D. 100m/phút Câu 4: Hình lập phương có cạnh là 4m. Vậy thể tích hình lập phương đó là: A. 16 m3 B. 64 m3 C.24 m3 D. 25 m Câu 5: : Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 1 1 giờ = 1 giờ 15 phút 1 giờ 12 phút = 1,2 giờ 5 Câu 6 : Mẹ mua gà và cá hết 121 000 đồng. Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà? Bài /0 toán trên thuộc dạng toán gì? ,5đ A. Tổng tỉ B. Tỉ số phần trăm C. Rút về đơn vị D. Hiệu tỉ Phần I: Tự luận (7điểm) Bài 1: (1 điểm). Viết số thích hợp vào chỗ chấm : /1 2 2 3 3 3 đ 5,8 m = 580 dm 5 m 7dm = 5,007m /1 đ Bài 2: (1 điểm) /2 đ a.Tìm x, biết: b. Tính giá trị của biểu thức: 10 - x = 46,8 : 6,5 16,6 × (3,2 – 0,48)
  2. Bài 3: (1 điểm). Đặt tính rồi tính: a. 79,08 + 36,5 b. 75,52 : 5 . 4 Bài 4: (2 điểm). Một mảnh vườn hình thang có tổng số đo hai đáy là 140m, chiều cao bằng /2 5 đ tổng số đo hai đáy. a/ Hỏi diện tích mảnh vườn này là bao nhiêu mét vuông? b/ Người ta sử dụng 30 % diện tích mảnh vườn để trồng rau. Hãy tính phần diện tích còn lại. . Bài 4 (1 điểm). Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ và đến B lúc 11 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc /2 48,5 km/giờ và nghỉ dọc đường 45 phút. Tính quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B. (GV tự thay) đ 1 1 Bài 5 (1 điểm). Tuổi con gái bằng tuổi mẹ; tuổi con trai bằng tuổi mẹ. Tuổi con giá cộng với 4 5 tuổi con trai bằng 27 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi? .
  3. MÃ ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TOÁN - LỚP 5 (Thời gian: 40 phút) Học sinh làm trực tiếp vào tờ đề Họ và tên: Phách Lớp 5: GK1: ĐIỂM Bằng số: Phách GK2: Bằng chữ: . Phần I: Trắc nghiệm (3 đ) Câu 1: Giá trị của chữ số 7 trong số 32,078 là: 7 7 7 A.7 B. C. D. 10 100 1000 Câu 2: Lớp có 30 nam và 20 nữ. Tỉ số phần trăm giữa số nam và cả lớp là: A. 150% B.66,66% C. 60% D.0,6 Câu 3: Một xe ô tô đi 60km trong 1 giờ. Vận tốc của ô tô tính theo m/phút là? A. 60km/giờ B. 600 m/phút C. 1000m/phút D. 100m/phút Câu 4: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình lập phương đó là: A. 150 m3 B. 125 m3 C. 100 m3 D. 25 m3 Câu 5: : Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 1 1 giờ = 1 giờ 12 phút 1 giờ 7,2 phút > 1,12 giờ 5 Câu 6 : Mẹ mua gà và cá hết 165 000 đồng. Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà? Bài /0 toán trên thuộc dạng toán gì? ,5đ A. Tổng tỉ B. Tỉ số phần trăm C. Rút về đơn vị D. Hiệu tỉ Phần I: Tự luận (7điểm) Bài 1: (1 điểm). Viết số thích hợp vào chỗ chấm : /1 3 3 2 2 2 đ 5,8 m = dm 5 m 27dm = m /1 đ Bài 2: (1 điểm) /2 đ a.Tìm x, biết: b. Tính giá trị của biểu thức: 10 - x = 53,3 : 6,5 16,6 × (2,4 – 0,48)
  4. Bài 3: (1 điểm). Đặt tính rồi tính: a. 3,09 - 0,53 b. 52,8 × 6,3 4 Bài 4: (2 điểm). Một mảnh vườn hình thang có tổng số đo hai đáy là 140m, chiều cao bằng /2 7 đ tổng số đo hai đáy. a/ Hỏi diện tích mảnh vườn này là bao nhiêu mét vuông? b/ Người ta sử dụng 30 % diện tích mảnh vườn để trồng rau. Hãy tính phần diện tích còn lại. . Bài 4 (1 điểm). Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ và đến B lúc 11 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc /2 48km/giờ và nghỉ dọc đường 15 phút. Tính quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B. (GV tự thay) đ . 1 1 Bài 5 (1 điểm). Tuổi con gái bằng tuổi mẹ; tuổi con trai bằng tuổi mẹ. Tuổi con giá cộng với 4 5 tuổi con trai bằng 27 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi? .
  5. MÃ ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Thời gian: 40 phút) Học sinh làm trực tiếp vào tờ đề Họ và tên: Phách Lớp 5: GK1: ĐIỂM Bằng số: Phách GK2: Bằng chữ: . Đọc đoạn văn sau, trả lời. (7 đ) CHỊ HÀ Tôi còn nhớ rõ chị Hà có dáng người thanh mảnh, nước da trắng, tóc mai dài vắt cong lên như một dấu hỏi lộn ngược, trên má có vài nốt tàn nhang. Chị đến trong đoàn thanh niên xung kích của huyện, giúp hợp tác xã chúng tôi chống úng ở một cánh đồng định cấy giống lúa mới. Tôi ở trong đám thiếu nhi quàng khăn đỏ ra đón. Chị âu yếm vuốt má tôi, đặt tay lên vai tôi (hồi ấy tôi bé loắt choắt, không cao ngổng như hai, ba năm nay). Trông chị tươi tắn. Chị cười nói nhiều, chắc tính chị vốn sôi nổi. Mỗi khi chị cười mấy nốt tàn nhang lặn đi trên gò má đỏ ửng. Chị vừa chuyện trò với các bạn vừa giữ tôi ngồi bên. Không hiểu sao, tôi cứ chú ý đến cái vòng tóc mai uốn cong như dấu hỏi lộn ngược, cứ như thể trong đó có một điều bí ẩn hoặc kì lạ. Theo BÙI HIỂN Câu 1: (0,5 đ) Nội dung miêu tả của đoạn văn trên là gì? a. Chỉ tả ngoại hình chị Hà b. Chỉ tả hoạt động chị Hà c. Chỉ tả tính cách chị Hà d. Tả xen kẽ ngoại hình và hoạt động của chị Hà Câu 2: (0,5 đ) Nêu những đặc điểm ngoại hình của chị Hà được lặp đi, lặp lại? a.Đôi gò má đỏ ửng và những nốt tàn nhang b.Những nốt tàn nhang và vòng tóc mai uốn cong c. Gò má cao thanh tú d. Những nốt tàn nhang và gò má ửng hồng. Câu 3:(0,5 đ) Đặc điểm ngoại hình nào của chị Hà gây ấn tượng với tác giả? a. Những nốt tàn nhang lặn đi mỗi khi chị cười; b. Vòng tóc mai uốn cong như dấu hỏi lộn ngược; c. Vẻ tươi tắn d. Sự dịu dàng Câu 4: Chị Hà nhân vật trong đoạn văn là ai? (0,5 đ) a. Một chiến sĩ trong đoàn văn công; b. Một cô thanh niên xung phong c. Một nữ thanh niên xung kích; d. Một nữ y tá cứu thương
  6. Câu 5: (0,5 đ) Tác giả gặp chị trong hoàn cảnh nào? a. Trong buổi lễ xuất quân chống úng; b. Buổi đón đoàn thanh niên xung kích c. Buổi tiễn đưa thanh niên ra trận; d. Một buổi sinh hoạt đội. Câu 6: (1 đ) Qua việc chị Hà đến giúp dân chống úng em có suy nghĩ gì về việc làm của chị. Hãy ghi thật ngắn gọn. Câu 7: (0,5 đ) Dòng nào dưới đây toàn từ láy trong bài? a. Loắt choắt, tươi tắn, thon thả. b. Loắt choắt, thon thả, tươi tắn c. Sôi nổi; tươi tắn; loắt choắt d. Thanh mảnh, loắt choắt, thon thả. Câu 8:(0,5 đ) Dấu phảy trong câu: “Chị âu yếm vuốt má tôi, đặt tay lên vai tôi (hồi ấy tôi bé loắt choắt, không cao ngổng như hai, ba năm nay.)” có tác dụng gì? a. Tách TN vời CN và VN b. Tách vế câu ghép c. Tách CN với VN d. Tách các bộ phận cùng chứ năng. Câu 9: (0,5 đ) Từ lặn trong hai câu “Mỗi khi chị cười mấy nốt tàn nhang lặn đi trên gò má đỏ ửng” và “Chị bơi lặn rất giỏi”là? a. Hai từ nhiều nghĩa b. Hai từ đồng âm c. Hai từ đồng nghĩa d. Hai từ trái nghĩa. Câu 10 : (1đ) Hãy chuyển câu sau “Chị âu yếm vuốt má tôi, đặt tay lên vai tôi. ” thành câu ghép có cặp QHT sau đó xác định CN, VN cho câu vừa đặt.
  7. MÃ ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Thời gian: 40 phút) Học sinh làm trực tiếp vào tờ đề Họ và tên: Phách Lớp 5 : GK1: ĐIỂM Phách Bằng số: GK2: Bằng chữ: . Đọc đoạn văn sau, trả lời. (7 đ) BÁC THỢ RÈN Bác thợ rèn cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay ám khói lửa lò và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ to, xanh, trong ngời như ánh thép. Quai hàm của bác bạnh rung lên với những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy giống như nhịp thở phì phò của ống bễ. Tôi được ngắm bác thợ rèn lần đầu vào một buổi chiều thu. Bác đang rèn một cái lưỡi cày. Áo sơ mi phanh ra để lộ một bộ ngực lực lưỡng mà mỗi hơi thở làm lằn lên những chiếc sườn của cái lồng ngực như bằng sắt ấy. Bác ngửa người ra sau lấy đà rồi giáng búa xuống. Và cứ thế, luôn luôn như thế không lúc nào dừng, thân hình bác lắc lư, uyển chuyển dưới sức thúc đẩy mãnh liệt của các cơ bắp. Bác quay những vòng tròn đều đặn, mang theo vô số tia lửa và để ánh chớp lại trên đe. Theo Ê –MIN DÔ-LA Câu 1: (0,5 đ) Nội dung miêu tả của đoạn 1 trên là gì? a. Chỉ tả ngoại hình bác thợ rèn b. Chỉ tả hoạt động bác thợ rèn c. Chỉ tả tính cách bác thợ rèn d. Tả ngoại hình và hoạt động bác thợ rèn. Câu 2: (0,5 đ) Nêu những đặc điểm ngoại hình bác thợ rèn có những điểm gì đặc biệt ? a. Chỉ có dáng vóc cao lớn, đôi vai cuồn cuộn b. Chỉ có đôi ánh mắt như ánh thép, tiếng thở rền vang. c. Cả vóng dáng, đôi vai, đôi mắt, quai hàm, tiếng thở. d. Tất cả phương án trên
  8. Câu 3:(0,5 đ) Bác thợ rèn đang làm việc gì? a. Bác đang rèn một lưỡi cày b. Đang ngửa người ra sau lấy đà, giáng búa xuống; c. Bác lắc lư người d. Bác quay những vòng tròn đều đặn Câu 4: (0,5 đ) Tác giả gặp bác thợ rèn trong thời gian nào? a. Trong buổi tổng kết năm học; b. Buổi lễ khai giang năm học c. Một chiều thu; d. Một chiều xuân Câu 5: (1 đ) Qua việc bác thợ rèn hăng say làm việc em có suy nghĩ gì về việc làm của bác. Hay ghi thật ngắn gọn suy nghĩ ấy. Câu 6: (0,5đ) Khuôn mặt bác thợ rèn có gì đặc biệt? a. Khuôn mặt vuông vức b. Đôi mắt trẻ to, xanh c. Quai hàm bạnh d. Tất cả các phương án trên. Câu 7: (0,5 đ) Dòng nào dưới đây ghi đúng từ láy trong bài? a. vuông vức, lực lưỡng, phì phì b. vuông vức, lực lưỡng, luôn luôn c. lực lưỡng, luôn luôn, đều đều d. phì phò, đều đặn, thỉnh thoảng Câu 8: (0,5 đ) Dấu phảy trong câu: “Bác thợ rèn cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay ám khói lửa lò và bụi búa sắt.” có tác dụng gì? a. Tách TN vời CN và VN b. Tách vế câu ghép c. Tách CN với VN d. Tách các bộ phận cùng chứ năng. Câu 9: (0,5 đ) Từ lọt trong hai câu “Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức” và “Cái đinh rơi lọt xuống chân tường”là? a. Hai từ nhiều nghĩa b. Hai từ đồng âm c. Hai từ đồng nghĩa d. Hai từ trái nghĩa. Câu 10 : (1đ) Hãy chuyển câu “Bác thợ rèn khỏe, vui tính ” thành câu ghép có cặp QHT sau đó xác định CN, VN cho câu vừa đặt.
  9. PHẦN CHUNG II. Tập làm văn (3 đ) Đề 1. Em hãy tả lại một người bạn mới quen. Đề 2. Mùa hè năm nay rất đặc biệt. Sân trường đầy ắp tiếng trẻ thơ. Mùa hè năm nay em phải chia tay mái trường. Em tả lại ngôi trường của em với một người bạn mới quen và nói lên những kỉ niệm của em dành cho ngôi trường đó. Đề số 3: Em hãy tả phùn cơ mưa cuối đông.