Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vĩnh Tường (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU: ( 7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

Mưa xuân

Mưa xuân cũng thật khác đời. Những giọt mưa cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt sương chút đỉnh. Sương rơi lưa thưa, có khi như vô hình. Chỉ sáng ra mới thấy long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. Còn mưa xuân thì hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường…

Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất. Bởi mùa xuân đem theo ngọn gió đông về thay cho gió bấc buốt lạnh của mùa đông. Gió đông là chồng lúa chiêm. Cánh đồng như bừng tỉnh. Từ những dảnh mạ đanh khô, có khi tướp táp, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, một màu xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn. Và trên những cây xoan, cây bàng ngủ đông, những cành khô bỗng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc.

Ngô Văn Phú

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm bài tập theo yêu cầu:

Câu 1: Từ ngữ nào được tác giả dùng để miêu tả vẻ đẹp của nhưng giọt sương xuân? (0.75đ)

A. Rơi lưa thưa có khi như vô hình, long lanh, lấp lánh trên đầu ngọn cỏ .

B. Hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời.

C. Cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt mưa chút đỉnh,

D. Thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường…

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy mưa xuân cũng thật khác đời? ( 0.75đ)

  1. Long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ.
  2. Giọt mưa cực nhỏ, hạt nối hạt, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc.
  3. Giọt mưa cực lớn, long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn.
  4. Mưa lưa thưa, có khi như vô hình.
docx 4 trang Đường Gia Huy 22/05/2024 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vĩnh Tường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vĩnh Tường (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THTT VĨNH TƯỜNG MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Họ và tên: . Năm học 2012-2022 Lớp: 5 ( Thời gian làm bài: 40 phút) Điểm Nhận xét của thầy cô giáo I. ĐỌC HIỂU: ( 7 điểm) Đọc thầm bài văn sau: Mưa xuân Mưa xuân cũng thật khác đời. Những giọt mưa cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt sương chút đỉnh. Sương rơi lưa thưa, có khi như vô hình. Chỉ sáng ra mới thấy long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. Còn mưa xuân thì hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất. Bởi mùa xuân đem theo ngọn gió đông về thay cho gió bấc buốt lạnh của mùa đông. Gió đông là chồng lúa chiêm. Cánh đồng như bừng tỉnh. Từ những dảnh mạ đanh khô, có khi tướp táp, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, một màu xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn. Và trên những cây xoan, cây bàng ngủ đông, những cành khô bỗng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc. Ngô Văn Phú Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm bài tập theo yêu cầu: Câu 1: Từ ngữ nào được tác giả dùng để miêu tả vẻ đẹp của nhưng giọt sương xuân? (0.75đ) A. Rơi lưa thưa có khi như vô hình, long lanh, lấp lánh trên đầu ngọn cỏ . B. Hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời. C. Cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt mưa chút đỉnh, D. Thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy mưa xuân cũng thật khác đời? ( 0.75đ) A. Long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ. B. Giọt mưa cực nhỏ, hạt nối hạt, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc. C. Giọt mưa cực lớn, long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. D. Mưa lưa thưa, có khi như vô hình. Câu 3: Những hình ảnh nào có trong bài miêu tả sức sống của cây cối dưới mưa xuân? (0,75đ) A. Cánh đồng như bừng tỉnh, nảy những búp xuân trong như ngọc. B. Mưa xuân đem theo ngọn gió đông về thay cho gió bấc buốt lạnh của mùa đông. C. Cánh đồng như bừng tỉnh, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, xanh non, mỡ màng; những cây xoan, cây bàng bỗng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc. D. Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất. Câu 4:Dòng nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “long lanh”?(0.5đ) A. lung lay,lấp lánh, lóng lánh B. Nhấp nháy, lung linh, lấp lánh
  2. C. lóng lánh, lung linh, lấp lánh D. lung linh, lấp lánh, rung rinh Câu 5 : Bộ phận chủ ngữ trong câu “Từ những dảnh mạ đanh khô, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, một màu xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn.” Là. (0,75đ) A. những dảnh mạ đanh khô B. lúa xuân C. lúa xuân bỗng xanh ngần lên D. một màu xanh non Câu 6: Câu “Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất.”. Có mấy danh từ?( 0.5đ) A. 2 danh từ, là: B. 3 danh từ, là: C. 4 danh từ, là: D. 5 danh từ, là: Câu 7: Từ “xuân” trong hai câu thơ “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là: ( 0.5đ) A. Từ đồng âm C. Từ trái nghĩa B. Từ đồng nghĩa D. Từ nhiều nghĩa Câu 8: Trong câu: “Còn mưa xuân thì hạt hạt nối nhau, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá” có mấy quan hệ từ: ( 0.5đ) A. Một quan hệ từ ( Đó là ). B. Hai quan hệ từ ( Đó là ). C. Ba quan hệ từ ( Đó là ). D. Bốn quan hệ từ ( Đó là ). Câu 9: Trong bài văn trên em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?(1 đ) ‘ ‘ Câu 10: Viết một câu có trạng ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu. Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ đó. (1điểm) ‘ ‘
  3. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯƠNG BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THTT VĨNH TƯỜNG MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Họ và tên: . NĂM HỌC: 2021 – 2022 Lớp: 5 ( Thời gian làm bài: 40 phút) Điểm Nhận xét của thầy cô giáo II. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3điểm) - Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học (Từ tuần 11 đến tuần 17) đọc đúng, đọc hay, tốc độ khoảng 100 tiếng/phút. (Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc). - Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu. III. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) A. Chính tả nghe - viết (2 điểm, 15 – 20 phút ) : Bài "Tranh làng Hồ" (TV5 - Tập 2 / Tr.88). Viết đoạn: "Kĩ thuật tranh làng Hồ màu sắc của dân tộc trong hội họa”. B. Tập làm văn (8 điểm, 30 - 35 phút): Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy tả hình dáng và tính tình một người thân trong gia đình em. Đề 2: Em hãy tả một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN: Tiếng Việt 5 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Câu 1: (0,75) A. Câu 2: (0,75) B. Câu 3: (0,75) C. Câu 4: (0,5đ) C. lóng lánh, lung linh, lóng lánh Câu 5: (0,75) B. lúa xuân Câu 6: (0,5đ) D. 5 danh từ, là: mưa xuân, sự ấm áp, trời, sự đằm thắm, đất Câu 7: (0,5đ) D .Từ nhiều nghĩa Câu 8: (0,5đ) B. Hai quan hệ từ ( Đó là : còn, thì.). Câu 9: (1,0đ) HS nêu được hình ảnh đẹp và giải thích được vì sao? ( 1 điểm) Chỉ nêu mà không giải tích hợp lí cho 0,5 điểm Câu 10: (1,0đ) HS đặt được câu đúng yêu vầu và gạch chân đúng bộ phận trạng ngữ ( 1 điểm) nếu chỉ đặt đúng câu có TN chỉ phương tiện mà không gạch trừ 0,25 điểm B/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm ) A- Chính tả: ( 2 điểm ): - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. * Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp, trừ 0,25 điểm toàn bài. B. Tập làm văn (8đ ): - Điểm thành phần được chia như sau: + Mở bài: 1 điểm. + Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ). + Kết bài: 1 điểm. + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm.