Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

I.Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) :

1. Hình thức kiểm tra : HS bắt thăm phiếu ( do GV chuản bị) để chọn bài đọc.

2.Nội dung kiểm tra : HS đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ khoảng 80 đến 90 tiếng trong các bài tập đọc dã học từ tuần 1 đến tuần 17, sau đó trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm ) :

TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ

Tối hôm đó, Su-e cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà.

Cùng lúc đó, cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền!

Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng bèn hỏi:

- Này cô bé, cháu có muốn ăn một tô không?

- Nhưng… nhưng cháu không mang theo tiền… – cô thẹn thùng trả lời.

- Ðược rồi, bác sẽ đãi cháu – người bán nói – Vào đây, bác nấu cho cháu một tô mì.

Mấy phút sau ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Su-e lại bật khóc.

- Có chuyện gì vậy? – ông ta hỏi

- Không có gì. Tại cháu cảm động quá! – Su-e vừa nói vừa lấy tay quệt nước mắt.

- Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn mẹ cháu, sau khi cự cãi có mấy câu đã đuổi cháu ra khỏi nhà.– cô bé thút thít kể.

Nghe Su-e nói, ông chủ quán thở dài:

- Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, bác mới chỉ đãi cháu một tô mì mà cháu cảm động như vậy. Còn mẹ cháu đã nuôi cháu từ khi cháu còn nhỏ xíu, sao cháu không biết ơn mà lại cãi lời mẹ nữa?

Su-e giật mình khi nghe điều đó.

“Tại sao mình lại không nghĩ ra nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ mình đã nuôi mình hàng bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Mà chỉ vì chuyện nhỏ mình lại cự cãi với mẹ.”

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1. Vì sao Su-e ra khỏi nhà vào buổi tối?

A. Cô bé cãi nhau với mẹ

B. Cô vẫn thường đi ra ngoài vào buổi tối.

C. Cô đi ăn mì tối

D. Cô đi chơi đêm Giáng sinh

Câu 2. Lúc ra khỏi nhà, Su-e chuẩn bị những gì?

A. ít tiền lẻ B. mang ít đồ C. một tô mì D. không mang gì

doc 4 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Năm học: 2022 – 2023 ( Thời gian làm bài : 80 phút đối với phần đọc thầm và phần B) Họ và tên: .Lớp 5 . Giáo viên chấm Điểm Nhận xét (Kí và ghi họ và tên ) . PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC I.Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) : 1. Hình thức kiểm tra : HS bắt thăm phiếu ( do GV chuản bị) để chọn bài đọc. 2.Nội dung kiểm tra : HS đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ khoảng 80 đến 90 tiếng trong các bài tập đọc dã học từ tuần 1 đến tuần 17, sau đó trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm ) : TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ Tối hôm đó, Su-e cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà. Cùng lúc đó, cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền! Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng bèn hỏi: - Này cô bé, cháu có muốn ăn một tô không? - Nhưng nhưng cháu không mang theo tiền – cô thẹn thùng trả lời. - Ðược rồi, bác sẽ đãi cháu – người bán nói – Vào đây, bác nấu cho cháu một tô mì. Mấy phút sau ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Su-e lại bật khóc. - Có chuyện gì vậy? – ông ta hỏi - Không có gì. Tại cháu cảm động quá! – Su-e vừa nói vừa lấy tay quệt nước mắt. - Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn mẹ cháu, sau khi cự cãi có mấy câu đã đuổi cháu ra khỏi nhà.– cô bé thút thít kể. Nghe Su-e nói, ông chủ quán thở dài:
  2. - Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, bác mới chỉ đãi cháu một tô mì mà cháu cảm động như vậy. Còn mẹ cháu đã nuôi cháu từ khi cháu còn nhỏ xíu, sao cháu không biết ơn mà lại cãi lời mẹ nữa? Su-e giật mình khi nghe điều đó. “Tại sao mình lại không nghĩ ra nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ mình đã nuôi mình hàng bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Mà chỉ vì chuyện nhỏ mình lại cự cãi với mẹ.” (Theo Quà tặng cuộc sống) Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1. Vì sao Su-e ra khỏi nhà vào buổi tối? A. Cô bé cãi nhau với mẹ B. Cô vẫn thường đi ra ngoài vào buổi tối. C. Cô đi ăn mì tối D. Cô đi chơi đêm Giáng sinh Câu 2. Lúc ra khỏi nhà, Su-e chuẩn bị những gì? A. ít tiền lẻ B. mang ít đồ C. một tô mì D. không mang gì Câu 3: Chi tiết nào cho thấy bác chủ quán rất chú ý quan tâm đến Su-e? A. biết rõ hoàn cảnh của Su-e B. quan sát khi Su-e đến và khi cô ăn C. biết quan tâm, động viên khi cô ăn D. biết Su-e không có tiền mà vẫn cho ăn Câu 4. Khi ăn mì, Su-e cảm động vì điều gì? A. Vì sự ân cần của chủ quán B. Vì lần đầu được ăn món mì ngon C. Vì thương cảnh ngộ của mình D. Vì tình cảm của gia đình Câu5: Câu chuyện muốn khuyên em điều gì? Câu 6: Nếu em là bạn nhỏ trong câu chuyện trên, em sẽ nói gì với mẹ của mình? Câu 7: Su-e nhận ra điều gì khi đó?
  3. A. Bác chủ quán rất lạnh lùng trong khi mẹ lại rất ân cần B. Sự giúp đỡ chân thành chỉ đến khi mình biết nghe lời. C. Mình chưa bao giờ biết quan tâm đến mẹ dù chỉ là hành động nhỏ D. Mẹ cô rất tàn nhẫn trong khi bác chủ quán ân cần Câu 8: Từ “tay” 2 câu sau đây có quan hệ như thế nào về nghĩa? - Bác chủ quán có tay nghề tốt. - Su-e đưa tay quệt nước mắt. A. Từ đồng nghĩa B. Từ nhiều nghĩa C. Từ trái nghĩa D. Từ đồng âm Câu 9: Từ “của” trong câu nào dưới đây là quan hệ từ? A. Của đau con xót. B. Nhà của bạn đẹp thật. C. Của chồng công vợ. D. Nhà bạn ấy lắm của nhỉ. Câu 10: Đặt câu với cặp quan hệ từ: Chẳng những .mà PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả nghe – viết: (4 điểm) (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Bài "Bà tôi" (TV5 - Tập 1 / Tr.122). 2. Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút) Hãy tả một người mà em yêu quý. Bài làm
  4. Đáp án TV Phần A: đọc thầm Câu 1 2 3 4 7 8 9 Khoanh đúng A D B A C B B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm Câu 5: (1 điểm) Hs nêu Đừng vì chút việc nhỏ mà quên sự yêu thương lớn lao của gia đình. Câu 6: (1 điểm) Hs nêu em sẽ trở về nhà và xin lỗi mẹ. Em . Câu 10: (1 điểm) HS đặt câu. Phần B: kiểm tra viết 1. Chính tả. (nghe-viết) (15 phút) - 4 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 2 điểm. - Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai kích cỡ, kiểu chữ, trình bày bẩn trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn.- 6 điểm. - Bài văn đủ bố cục, phần thân bài tả được những đặc điểm ngoại hình nổi bật về ngoại hình và hoạt động của một người mà em yêu quý kết hợp với tình cảm của mình đối với người đó. - GV đọc bài làm của HS xem đủ các ý để liệu cho điểm.