Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phú Xuân (Có đáp án)

Đọc thầm bài văn

Mẹ hãnh diện vì con

Từ khi Lộc trở thành sinh viên năm nhất của một trường đại học cũng là lúc bệnh của mẹ ngày một nặng hơn. Để kéo dài thêm sự sống, bác sĩ cho biết mẹ Lộc phải được ghép gan. Nghe vậy, Lộc đã dũng cảm xin được hiến gan mình để kéo dài thêm sự sống cho mẹ. Trước khi vào phòng cách ly để chuẩn bị cho ca phẫu thuật ghép gan, chị gái Lộc chỉ biết động viên em. Chị Ngọc ghé gần Lộc hỏi nhỏ:

- Em có sợ đau không?

Lộc gật đầu, mỉm cười nói:

- Chị đừng lo, thương mẹ là sẽ vượt qua hết chị à!

Để có được ca ghép gan thành công như ngày hôm nay, mẹ Lộc đã dằn vặt rất nhiều trước khi đi đến quyết định cuối cùng là nhận gan từ con trai. Mẹ Lộc nói: “Mẹ đã cho các con được gì đâu! Cũng chưa biết sẽ sống thêm được bao lâu nữa nên không nỡ lấy đi một phần cơ thể của con như vậy”.

Hôm qua là một ngày mới, ngày mà ông Hà giải tỏa được tất cả những hồi hộp, lo lắng. Hạnh phúc đã lan tỏa đến nhiều người khi biết vợ và con trai ông đã vượt qua chặng đường khó khăn và nguy hiểm. Gặp con sau phẫu thuật, ông Hà kể về nụ cười rạng rỡ hiện rõ trên gương mặt của con: “Mẹ con sao rồi ba?” là câu hỏi đầu tiên của con trai ông sau khi tỉnh lại.

Việc làm của Lộc là việc làm bình thường mà bất kì người con nào khi rơi vào hoàn cảnh đó cũng sẽ làm như thế. Xã hội không thiếu những người con khỏe mạnh nhưng lại đối xử không tốt với cha mẹ mình. Thế nên, việc hiến gan của Lộc thật đáng quý. Việc làm ấy xuất phát từ tình yêu thương, biết sẻ chia sự đau đớn cũng như giành lại cuộc sống cho mẹ mình.

Theo Báo Tuổi trẻ

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất ở các câu 1, 2, 3, 4, 8, 9 và hoàn thành tiếp các câu còn lại:

Câu 1: (0,5 điểm) Nghe bác sĩ nói về bệnh tình của mẹ, anh Lộc đã làm gì?

A. Anh lưỡng lự mãi cuối cùng mới quyết định hiến gan cho mẹ.

B. Anh không ngần ngại gì và xin được phép hiến gan cho mẹ.

C. Anh chẳng quan tâm gì đến bệnh tình của mẹ mình.

D. Anh lo lắng, ở bên cạnh ngày đêm chăm sóc mẹ.

Câu 2: (0,5 điểm) Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, tâm trạng mẹ anh Lộc thế nào?

A. Không hài lòng về quyết định của con trai mình.

B. Vui mừng vì con trai đã hiến gan cho mình để kéo dài sự sống.

C. Hãnh diện vì sự dũng cảm của con trai mình.

D. Cảm thấy dằn vặt nhưng lại hãnh diện về con trai mình.

Câu 3: (0,5 điểm) Gặp con sau phẫu thuật, ông Hà đã kể điều gì?

A. Ông kể về nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của anh Lộc.

B. Ông kể về sự đau đớn, mệt mỏi trên gương mặt của anh Lộc.

C. Ông kể về sự đau đớn và hối tiếc của anh Lộc khi phải hiến gan.

D. Ông kể về niềm vui của mẹ anh Lộc khi được cứu sống.

doc 3 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 1440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phú Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phú Xuân (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA CUỐI NĂM Họ và tên: NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét Đọc thầm bài văn Mẹ hãnh diện vì con Từ khi Lộc trở thành sinh viên năm nhất của một trường đại học cũng là lúc bệnh của mẹ ngày một nặng hơn. Để kéo dài thêm sự sống, bác sĩ cho biết mẹ Lộc phải được ghép gan. Nghe vậy, Lộc đã dũng cảm xin được hiến gan mình để kéo dài thêm sự sống cho mẹ. Trước khi vào phòng cách ly để chuẩn bị cho ca phẫu thuật ghép gan, chị gái Lộc chỉ biết động viên em. Chị Ngọc ghé gần Lộc hỏi nhỏ: - Em có sợ đau không? Lộc gật đầu, mỉm cười nói: - Chị đừng lo, thương mẹ là sẽ vượt qua hết chị à! Để có được ca ghép gan thành công như ngày hôm nay, mẹ Lộc đã dằn vặt rất nhiều trước khi đi đến quyết định cuối cùng là nhận gan từ con trai. Mẹ Lộc nói: “Mẹ đã cho các con được gì đâu! Cũng chưa biết sẽ sống thêm được bao lâu nữa nên không nỡ lấy đi một phần cơ thể của con như vậy”. Hôm qua là một ngày mới, ngày mà ông Hà giải tỏa được tất cả những hồi hộp, lo lắng. Hạnh phúc đã lan tỏa đến nhiều người khi biết vợ và con trai ông đã vượt qua chặng đường khó khăn và nguy hiểm. Gặp con sau phẫu thuật, ông Hà kể về nụ cười rạng rỡ hiện rõ trên gương mặt của con: “Mẹ con sao rồi ba?” là câu hỏi đầu tiên của con trai ông sau khi tỉnh lại. Việc làm của Lộc là việc làm bình thường mà bất kì người con nào khi rơi vào hoàn cảnh đó cũng sẽ làm như thế. Xã hội không thiếu những người con khỏe mạnh nhưng lại đối xử không tốt với cha mẹ mình. Thế nên, việc hiến gan của Lộc thật đáng quý. Việc làm ấy xuất phát từ tình yêu thương, biết sẻ chia sự đau đớn cũng như giành lại cuộc sống cho mẹ mình. Theo Báo Tuổi trẻ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất ở các câu 1, 2, 3, 4, 8, 9 và hoàn thành tiếp các câu còn lại: Câu 1: (0,5 điểm) Nghe bác sĩ nói về bệnh tình của mẹ, anh Lộc đã làm gì? A. Anh lưỡng lự mãi cuối cùng mới quyết định hiến gan cho mẹ. B. Anh không ngần ngại gì và xin được phép hiến gan cho mẹ. C. Anh chẳng quan tâm gì đến bệnh tình của mẹ mình. D. Anh lo lắng, ở bên cạnh ngày đêm chăm sóc mẹ.
  2. Câu 2: (0,5 điểm) Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, tâm trạng mẹ anh Lộc thế nào? A. Không hài lòng về quyết định của con trai mình. B. Vui mừng vì con trai đã hiến gan cho mình để kéo dài sự sống. C. Hãnh diện vì sự dũng cảm của con trai mình. D. Cảm thấy dằn vặt nhưng lại hãnh diện về con trai mình. Câu 3: (0,5 điểm) Gặp con sau phẫu thuật, ông Hà đã kể điều gì? A. Ông kể về nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của anh Lộc. B. Ông kể về sự đau đớn, mệt mỏi trên gương mặt của anh Lộc. C. Ông kể về sự đau đớn và hối tiếc của anh Lộc khi phải hiến gan. D. Ông kể về niềm vui của mẹ anh Lộc khi được cứu sống. Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao anh Lộc lại dũng cảm hiến gan cho mẹ? A. Vì anh muốn chứng tỏ sự dũng cảm của mình. B. Vì anh muốn cho mọi người biết chỉ có anh mới dám làm như thế. C. Vì lòng hiếu thảo, biết chia sẻ nỗi đau, giành lại sự sống cho mẹ. D. Vì anh muốn thể hiện sự dũng cảm và lòng hiếu thảo với mọi người. Câu 5: (0,5 điểm) Nêu cảm nghĩ của em qua việc làm của anh Lộc. Câu 6: (1 điểm) Hãy ghi lời chúc hoặc lời động viên, chia sẻ của em với anh Lộc qua câu chuyện này. Câu 7: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Để kéo dài thêm sự sống, bác sĩ cho biết mẹ Lộc phải được ghép gan” có tác dụng gì? Câu 8: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây là quan hệ từ? A. Từ “và” trong câu: “Bé và cơm rất nhanh”. B. Từ “hay” trong câu: “Cuốn truyện đó rất hay”. C. Từ “như” trong câu: “Cô gái ấy có nụ cười tươi như hoa mới nở”. D. Từ “với” trong câu: “Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới”. Câu 9: (0,5 điểm) Hai câu sau: “Xã hội không thiếu những người con khỏe mạnh nhưng lại đối xử không tốt với cha mẹ mình. Thế nên, việc hiến gan của Lộc thật đáng quý.” được nối với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ. B. Bằng cách thay thế từ ngữ. C. Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ. D. Bằng từ ngữ nối. Câu 10: (1 điểm) Em hãy đặt một câu ghép nói lên tình cảm của em đối với bố mẹ của mình. II. Tập làm văn (4 điểm) Em hãy viết bài văn tả một người bạn mà em yêu quý nhất.
  3. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2021 - 2022 Câu 1: (0,5 điểm) B Câu 2: (0,5 điểm) D Câu 3: (0,5 điểm) A Câu 4: (0,5 điểm) C Câu 5: (0,5 điểm) Học sinh nêu được cảm nghĩ của mình qua việc làm của anh Lộc. Ví dụ: Em thấy anh Lộc là người rất can đảm. Em rất khâm phục việc làm của anh Lộc. * HS có thể trả lời theo cách khác, nếu đúng ý vẫn được 1 điểm. Câu 6: (1 điểm) Học sinh ghi được lời chúc hoặc lời động viên, chia sẻ của mình với anh Lộc qua câu chuyện này. Ví dụ: Em chúc anh Lộc mau hồi phục sức khỏe. Anh Lộc ơi, hãy cố gắng lên chúng em luôn ủng hộ việc làm của anh. * HS có thể trả lời theo cách khác, nếu đúng ý vẫn được 1 điểm. Câu 7: (0,5 điểm) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Câu 8: (0,5 điểm) C Câu 9: (0,5 điểm) D Câu 10: (1 điểm) HS đặt được một câu ghép nói lên tình cảm của mình đối với bố mẹ được 1 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa và cuối câu không có dấu câu trừ 0,25 điểm. Ví dụ: Em rất yêu quý bố mẹ em vì họ đã nuôi nấng, chăm sóc em từ thuở lọt lòng. Câu 11: (4 điểm) Viết được bài văn đạt yêu cầu: Tiêu chí Điểm thành phần 1 Mở bài (0,5 điểm) Ngoại hình Tính cách 2 Thân bài (2 điểm) Cảm xúc 3 Kết bài (0,5 điểm) 4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) (Lưu ý: Sai hình thức bài văn trừ 1,5 điểm) Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5