Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2

I. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”

- Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?

Hoàng Phương

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống.
Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên?
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.

B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng , cũ và bẩn.

Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?

A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.

docx 5 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2

  1. Điểm Nhận xét PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Đ NĂM HỌC 2020 - 2021 iể Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 m Thời gian làm bài: 40 phút Họ và tên: Lớp: 5 Trường Tiểu học Tam Hồng 2 I. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới. ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe? Hoàng Phương Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống. Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng , cũ và bẩn. Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? A. Suy nghĩ và khóc một mình. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi. Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
  2. B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát. B. Cụ già tốt bụng. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”. Câu 5. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây chứa từ trái nghĩa ? A. Ở hiền gặp lành. B. Cao chạy xa bay. C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. D. Chết trong còn hơn sống đục. Câu 6. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Lặp từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ C Thay thế và lặp từ ngữ D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. Câu 7. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? Câu 8. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” Dấu phẩy câu trên có tác dụng gì? . Câu 9: Dấu hai chấm trong bài có tác dụng gì? II. Tự luận Câu 10. Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? - Bát chè này nhiều đường (1) nên rất ngọt. - Các chú công an đang sửa chữa đường (2) dây điện thoại. - Ngoài đường (1), mọi người đã đi lại nhộn nhịp. . Câu 11. Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu. a) Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng . b) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
  3. c) Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá. Câu 12. Em hãy viết đoạn văn tả một người mà em yêu quý nhất.
  4. Điểm Nhận xét ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM Đ Năm học 2022 - 2023 iể Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 m Thời gian làm bài: 40 phút Họ và tên: Lớp: 5A Trường Tiểu học Tam Hồng 2 PHẦN I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8): Câu 1: Từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là từ nào A. Nơi sinh B. Đất đai C. Giang sơn D. Nhà cửa Câu 2: Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm chỉ có từ láy: A. mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm. B. mồ mả, máu mủ, mơ mộng. C. mờ mịt, may mắn, mênh mông. D. Xinh xinh, nho nhỏ, thướt tha. Câu 3: Từ “đi” trong câu tục ngữ nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. B. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. C. Sai một li, đi một dặm. Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Mùa xuân, chim én trở về. B. Vì chăm học, em đã đạt danh hiệu học sinh giỏi. C. Hồ nước thủy điện rộng như biển. D. Nước chảy, đá mòn. Câu 5: Từ “hoạt bát” trong câu “Lan không những học giỏi mà còn rất nhanh nhẹn hoạt bát” thuộc từ loại gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ Câu 6: Những từ “giá” trong các cụm từ “làm giá đỗ”, “giá xăng dầu” là loại từ nào? A. Từ đồng âm B. Từ đồng nghĩa C. Từ nhiều nghĩa D. Từ trái nghĩa. Câu 7: Dấu câu nào dùng để kết thúc câu “Thành phố mình đẹp quá ( )” A. Dấu chấm than B. Dấu hỏi C. Dấu chấm D. Dấu hai chấm. Câu 8: Hai câu văn “Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quảng Yên (Thanh Hóa). Cô gái ấy xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ.” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Dùng từ ngữ nối.