Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đinh Thị Nghiên (Có đáp án)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở học kì II, SGK Tiếng Việt lớp 5 (GV chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)

+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

II. Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài sau và làm bài tập:

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:

– Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.

Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.

Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy, vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.

Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.

Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói:

– Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.

Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.

Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết "viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.

Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:

– Bây giờ con có muốn học nhạc không?

– Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.

Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:

– Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.

Theo HEC-TO MA-LÔ

(Hà Mai Anh dịch)

Câu 1. (M1- 0,5đ) Lớp học trên đường có gì đặc biệt? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

A. Thầy giáo và học sinh là hai ông cháu.

B. Học sinh có quyền tự do phát biểu ý kiến.

C. Lớp học có rất nhiều học sinh .

D. Học trò là một cậu bé và một con chó.

Câu 2. (M1- 0,5đ) Công việc chính của người thầy giáo trong câu chuyện trên là gì? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

A. Chăm trẻ B. Diễn xiếc C. Dạy học D. Múa rối

Câu 3. (M1- 0,5đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm.

…… A. Chú chó Ca-pi viết tên mình bằng cách chỉ vào từng chữ trong bảng chữ cái.

…… B. Trong câu chuyện trên, sách là những miếng gỗ khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.

docx 12 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đinh Thị Nghiên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đinh Thị Nghiên (Có đáp án)

  1. Phòng GD & ĐT Cư Mgar Trường TH Bế Văn Đàn MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 5- CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 CHÍNH THỨC Các mức độ nhận thức TỔNG Tên các nội Mức 4 dung, chủ đề, Mức 1 Mức 2 Mức 3 VD nâng mạch kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao thức. TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 3 1 1 1 4 2 Đọc, Số 2.5 1.5 0.5 1.0 1.0 1.5 hiểu điểm văn Câu bản số 1,2,3 4 5 6 Số câu 2 1 1 1 3 2 Kiến Số 1.5 1.5 1.0 0.5 0.5 1.0 thức điểm Tiếng Câu Việt 7,8 10 9 11 số Số 7 4 5 1 2 1 1 1 câu Tổng Số 4.0 3.0 2.5 0.5 1.5 0.5 1.0 1.0 điểm Duyệt của Ban chỉ đạo ra đề Người ra đề Đinh Thị Nghiên
  2. Phòng GD & ĐT Cư Mgar ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Trường TH Bế Văn Đàn Năm học: 2021- 2022 Môn: Tiếng Việt – Kiểm tra đọc hiểu -Khối: 5 CHÍNH THỨC Thời gian: 40 phút I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) + HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở học kì II, SGK Tiếng Việt lớp 5 (GV chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. II. Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài sau và làm bài tập: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo: – Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng. Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được. Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy, vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên. Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên. Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói: – Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi. Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi. Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết "viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái. Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: – Bây giờ con có muốn học nhạc không? – Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi: – Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. Theo HEC-TO MA-LÔ (Hà Mai Anh dịch)
  3. Câu 1. (M1- 0,5đ) Lớp học trên đường có gì đặc biệt? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Thầy giáo và học sinh là hai ông cháu. B. Học sinh có quyền tự do phát biểu ý kiến. C. Lớp học có rất nhiều học sinh . D. Học trò là một cậu bé và một con chó. Câu 2. (M1- 0,5đ) Công việc chính của người thầy giáo trong câu chuyện trên là gì? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Chăm trẻ B. Diễn xiếc C. Dạy học D. Múa rối Câu 3. (M1- 0,5đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm. A. Chú chó Ca-pi viết tên mình bằng cách chỉ vào từng chữ trong bảng chữ cái. B. Trong câu chuyện trên, sách là những miếng gỗ khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. Câu 4. (M1- 0,5đ) Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? Em hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm: Câu 5. (M2- 1đ) Đánh dấu nhân (x) vào ô vuông trước những chi tiết cho thấy Rê- mi là một cậu bé rất hiếu học. A. Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng. B. Lúc nào trong túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu Rê - mi đã thuộc tất cả các chữ cái. C. Sau khi nghe cụ Vi- ta- li nhận xét: “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi” thì cậu không sao nhãng phút nào nên chỉ ít lâu sau đã đọc được . D. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên. Câu 6. (M4- 1đ) Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? III. Kiến thức văn, Tiếng Việt (3 điểm): Câu 7. (M1- 0,5đ) Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. B. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. C. Từ hôm đó, trong túi tôi lúc nào cũng chứa đầy những miếng gỗ dẹp. D. Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Câu 8. (M1- 0,5đ) Các vế trong câu ghép: “Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.” được nối với nhau bằng cách nào? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái
  4. đặt trước câu trả lời đúng. A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) B. Nối bằng một cặp quan hệ từ C. Nối bằng một quan hệ từ D. Nối bằng một cặp từ hô ứng Câu 9. (M2- 0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng một lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi làm xiếc.”có tác dụng gì? Em hãy viết vào chỗ chấm. Câu 10. (M2- 0,5đ) Trạng ngữ trong câu: “Ít lâu sau, tôi đọc được” thuộc loại trạng ngữ nào? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Trạng ngữ chỉ mục đích. B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. D. Trạng ngữ chỉ thời gian. Câu 11: (M3- 1đ) Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ rồi phân tích cấu tạo câu ghép đó. Hết Duyệt của Ban chỉ đạo ra đề Người ra đề Đinh Thị Nghiên
  5. Phòng GD & ĐT Cư Mgar Trường TH Bế Văn Đàn HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM CHÍNH THỨC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2021-2022 I/. Đọc thành tiếng : (3 điểm) Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau: 1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) 2. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm ) 3. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) 4. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm ) * Lưu ý : Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. II. Đọc hiểu (4 điểm). Câu 1: (0,5 điểm) Đáp án D Câu 2: (0,5 điểm) Đáp án: B Câu 3: (0,5 điểm) Đáp án: S – Đ (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 4: (0,5 điểm) Đáp án: Rê-mi học chữ trên đường, hai thầy trò cùng đi hát rong kiếm sống. Câu 5. (1 điểm) Đánh dấu nhân (x) vào ô vuông trước những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học. A. Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng. x B. Lúc nào trong túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu Rê - mi đã thuộc tất cả các chữ cái. x C. Sau khi nghe cụ Vi- ta- li nhận xét: “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi” thì cậux không sao nhãng phút nào nên chỉ ít lâu sau đã đọc được . D. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên. Câu 6: (1 điểm) HS tự viết theo ý của mình VD: Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ là Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành. Trẻ em dù ở hoàn cảnh nào cũng phải chịu khó học hành. Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. III. Kiến thức văn, Tiếng Việt (3 điểm): Câu 7: (0,5 điểm) Đáp án B Câu 8: (0,5 điểm) Đáp án C
  6. Câu 9: (0,5 điểm) Dấu phấy có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Câu 10. (0,5 điểm) Đáp án D Câu 11: (1điểm) Đặt đúng 1 câu ghép được 0,5 điểm. Phân tích đúng được 0,5 điểm. (Học sinh tự đặt) VD: Tuy trời /mưa to //nhưng chúng em/ vẫn đi học đúng giờ. CN VN CN VN Duyệt của Ban chỉ đạo ra đề Người ra đề Đinh Thị Nghiên
  7. Phòng GD & ĐT Cư Mgar ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Trường TH Bế Văn Đàn Môn: Tiếng Việt - Khối 5 CHÍNH THỨC Năm học 2021 - 2022 Thời gian: 60 phút I. Chính tả: ( Nghe – viết ) ( 4 điểm ) (khoảng 15 – 20 phút) Bài viết: Cô gái của tuơng lai Qua một cuộc thi trên mạng In-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 (tổ chức tại Ốt-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gỡ quốc tế, Lan Anh đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh. Nhìn vào những gì Lan Anh đã làm được hôm nay, có thể tin rằng em chính là một trong những mẫu người của tương lai. Theo HOÀNG DUY II. Tập làm văn: ( 6 điểm ) (khoảng 35 – 40 phút) : Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Em hãy tả một thầy giáo (hoặc cô giáo) đã để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp nhất. Đề 2: Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương mà em thích nhất. HẾT Duyệt của Ban chỉ đạo ra đề Người ra đề Đinh Thị Nghiên
  8. Phòng GD & ĐT Cư Mgar Trường TH Bế Văn Đàn HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM CHÍNH THỨC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2021-2022 PHẦN KIỂM TRA VIẾT 1. Kiểm tra viết chính tả: 4 điểm - Hướng dẫn chấm: - Tốc độ đạt yêu cầu: 0,5 điểm - Chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, sạch, đẹp : 0,5 điểm. - Viết đúng chính tả: 3 điểm (mắc 1 lỗi trừ 0,25 điểm; các lỗi giống nhau trừ một lần) 2.Tập làm văn (6 điểm) - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 2,5 điểm - Kết bài: 1 điểm - Dùng từ, viết câu đúng: 0,5 điểm - Viết đúng chính tả; trình bày sạch sẽ: 0,5 điểm - Sáng tạo: 0,5 điểm. Duyệt của Ban chỉ đạo ra đề Người ra đề Đinh Thị Nghiên
  9. TRƯỜNG TH BẾ VĂN ĐÀN Thứ ngày .tháng 5 năm 2022. Họ và tên : BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Lớp : Môn : Tiếng Việt – Kiểm tra đọc hiểu . Thời gian : 40 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của giáo viên I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) + HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở học kì II, SGK Tiếng Việt lớp 5 (GV chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. II. Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài sau và làm bài tập: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo: – Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng. Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được. Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy, vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên. Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên. Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói: – Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi. Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi. Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết "viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái. Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: – Bây giờ con có muốn học nhạc không?
  10. – Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi: – Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. Theo HEC-TO MA-LÔ (Hà Mai Anh dịch) Câu 1. (0,5đ) Lớp học trên đường có gì đặc biệt? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Thầy giáo và học sinh là hai ông cháu. B. Học sinh có quyền tự do phát biểu ý kiến. C. Lớp học có rất nhiều học sinh . D. Học trò là một cậu bé và một con chó. Câu 2. (0,5đ) Công việc chính của người thầy giáo trong câu chuyện trên là gì? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Chăm trẻ B. Diễn xiếc C. Dạy học D. Múa rối Câu 3. (0,5đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm. A. Chú chó Ca-pi viết tên mình bằng cách chỉ vào từng chữ trong bảng chữ cái. B. Trong câu chuyện trên, sách là những miếng gỗ khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. Câu 4. (0,5đ) Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? Em hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm: Câu 5. (1đ) Đánh dấu nhân (x) vào ô vuông trước những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học. A. Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng. B. Lúc nào trong túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu Rê - mi đã thuộc tất cả các chữ cái. C. Sau khi nghe cụ Vi- ta- li nhận xét: “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi” thì cậu không sao nhãng phút nào nên chỉ ít lâu sau đã đọc được . D. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên. Câu 6. (1đ) Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
  11. III. Kiến thức văn, Tiếng Việt (3 điểm): Câu 7. (0,5đ) Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. B. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. C. Từ hôm đó, trong túi tôi lúc nào cũng chứa đầy những miếng gỗ dẹp. D. Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Câu 8. (0,5đ) Các vế trong câu ghép: “Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.” được nối với nhau bằng cách nào? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) B. Nối bằng một cặp quan hệ từ C. Nối bằng một quan hệ từ D. Nối bằng một cặp từ hô ứng Câu 9. (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng một lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi làm xiếc.”có tác dụng gì? Em hãy viết vào chỗ chấm. . Câu 10. (0,5đ) Trạng ngữ trong câu: “Ít lâu sau, tôi đọc được” thuộc loại trạng ngữ nào? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. A. Trạng ngữ chỉ mục đích. B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. D. Trạng ngữ chỉ thời gian. Câu 11: (1đ) Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ rồi phân tích cấu tạo câu ghép đó. . Hết